Động cơ DC giảm tốc có hộp số

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Giới thiệu phần cứng

2.3.5. Động cơ DC giảm tốc có hộp số

a. Động cơ DC [10*]

Giới thiệu

Động cơ DC là động cơ điện hoạt động với dòng điện một chiều. Đầu dây ra của đông cơ thường gồm hai dây (dây nguồn - VCC và dây tiếp đất - GND).

Khi cung cấp năng lượng, động cơ DC sẽ bắt đầu quay, chuyển điện năng thành cơ năng. Hầu hết các động cơ DC sẽ quay với cường độ RPM rất cao ( số vòng quay/

phút). Tốc độ không tải của động cơ DC nếu không giảm tốc có thể đạt từ 1000RPM tới 40.000RPM.

– Cấu tạo: gồm có 3 phần chính stator (phần cảm), rotor (phần ứng), và phần cổ góp - chỉnh lưu.

+ Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu, hay nam châm điện.

+ Rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện một chiều.

+ Bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động quay của rotor là liên tục. Thông thường bộ phận này gồm có một bộ cổ góp và một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp.

− Nguyên lý hoạt động:

Pha 1

Pha 3

Pha 2

Hình 2.20. Nguyên lý hoạt động của động cơ điện một chiều

+ Pha 1: Từ trường của rotor cùng cực với stator, sẽ đẩy nhau tạo ra chuyển động quay của rotor.

+ Pha 2: Rotor tiếp tục quay.

+ Pha 3: Bộ phận chỉnh điện sẽ đổi cực sao cho từ trường giữa stator và rotor cùng dấu, trở lại pha 1.

Nếu trục của một động cơ điện một chiều được kéo bằng 1 lực ngoài, động cơ

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 27

Phân loại

Động cơ điện 1 chiều kích từ độc lập.

Động cơ điện 1 chiều kích từ song song.

Động cơ điện 1 chiều kích từ nối tiếp.

Động cơ điện 1 chiều kích từ hỗn hợp.

Ứng dụng

Bởi có thể dễ dàng điều chỉnh tốc độ và khả năng làm việc trong môi trường quá tải nên động cơ điện một chiều giữ vai trò rất quan trọng trong công nghiệp. Ứng dụng trong các thiết bị cần điều khiển tốc độ quay liên tục trong phạm vi lớn như máy công cụ lớn, máy cán thép, máy kéo sợi,… Ngoài ra, động cơ điện một chiều còn được ứng dụng trong học tập, các mô hình đồ án, các công trình nghiên cứu về điện tử, tự động hóa.

b. Hộp số giảm tốc [11*]

Giới thiệu

Hộp giảm tốc là bộ phận trung gian giữa động cơ và các bộ phận làm việc của máy móc, truyền động bằng ăn khớp trực tiếp và tỉ số truyền không đổi.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hình 2.21. Cấu tạo của hộp số giảm tốc

Hộp giảm tốc có cấu tạo gồm các bánh răng thẳng và nghiêng ăn khớp với nhau theo một tỷ số truyền nhất định, khi có nguồn điện cấp vào, thiết bị này có thể tạo nên vòng quay phù hợp với yêu cầu người sử dụng. Tùy vào điều kiện làm việc và tính toán thì người ta sẽ thiết kế 1 hộp giảm tốc phù hợp với công việc.

đầu số giảm tốc được nối với động cơ ( xích, đai, hoặc nối cứng), còn đầu còn lại của hộp số giảm tốc được nối với tải.

Phân loại

Hộp giảm tốc dựa trên tỉ số truyền chung + Hộp giảm tốc 1 cấp

+ Hộp giảm tốc nhiều cấp

– Loại truyền động trong hộp giảm tốc

+ Hộp giảm tốc bánh răng trụ : khai triển, phân đôi, đồng trục.

+ Hộp giảm tốc bánh răng côn hoặc côn – trụ.

+ Hộp giảm tốc trục vít – bánh răng.

+ Hộp giảm bánh răng – trục vít.

Ứng dụng

Hộp giảm tốc được ứng dụng rất đa dạng cũng như giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất. Ví dụ như trên băng chuyền sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, sản xuất bao bì,… trong khuấy trộn, cán thép, xi mạ, trong các hệ thống cấp liệu lò hơi,… Ứng dụng mà bạn dễ thấy nhất của hộp số giảm tốc chính là ở động cơ của xe máy và đồng hồ.

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)