0
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Vài lưu ý khi xây dựng thương hiệu bán lẻ

Một phần của tài liệu NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC NGƯỠNG CỦA WTO (Trang 32 -35 )

Điều quan trọng trong công tác quảng bá thương hiệu bán lẻ là phải thông tin đúng về hiệu quả mô hình bán lẻ và các đặc điểm của dịch vụ. Song song đó là việc nhanh chóng tạo nên thương hiệu hàng đầu trong loại mô hình bán lẻ mà doanh nghiệp đã chọn.

Không giống như những dịch vụ hay sản phẩm khác, bản thân điểm bán lẻ chính là nơi quảng bá thương hiệu bán lẻ hiệu quả nhất. Việc đầu tư vào một hệ thống nhận diện thương hiệu bán lẻ (bao gồm logo, màu sắc, cách thức và vật liệu trang trí) là rất quan trọng, vì không chỉ đóng vai trò như quảng cáo ngoài trời mà còn gắn liền ngay với hình

ảnh cửa hiệu. Hình ảnh này cũng gắn liền với cách trưng bày hàng hóa bên trong, vốn là những công cụ quảng bá kinh điển của cửa hàng bán lẻ.

Các hình thức khuyến mãi là chiêu thức không thể thiếu, đặc biệt là các tác nghiệp giảm giá theo mùa, thu hút khách đến bằng những mặt hàng đại hạ giá.

Mạng lưới và cuộc chơi của kẻ lớn

Hầu hết các thương hiệu bán lẻ thành công đều có quy mô lớn với mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Hoạch định mạng lưới bán lẻ vì thế là công tác chiến lược của ngành kinh doanh này.Việc hình thành mạng lưới không chỉ hữu ích trong công tác định vị và quảng bá thương hiệu, mà còn giúp thương hiệu có sức mạnh quy mô.

Thông thường, nhà sản xuất hoạch định kênh phân phối, bán lẻ cho các sản phẩm. Họ quyết định các thương hiệu của mình bán ở đâu, chính sách lợi nhuận bán lẻ như thế nào? Tuy nhiên, một khi nhà bán lẻ đã đủ mạnh về quy mô và mạng lưới, thì người bán lẻ lại là người quyết định cuộc chơi. Bạn có thể hình dung như thế nào nếu Wal- Mart đưa ra yêu sách cho một nhà sản xuất mà không được đáp ứng! Rất có thể họ sẽ ưu tiên kinh doanh các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Lúc đó nhà sản xuất này chắn chắn phải “xuống nước” vì không thể đứng nhìn đối thủ của mình được nhà bán lẻ khổng lồ Wal-Mart với mạng lưới toàn cầu ưu ái.

Các nhà kinh doanh bán lẻ vì thế rất hiểu lợi thế quy mô. Nó giúp họ tạo áp lực lên nhà cung ứng nhờ sản lượng bán lẻ khổng lồ, gia tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó, các nhà bán lẻ đơn độc chắc chắn sẽ tìm cách liên kết hoặc phá sản một khi các đại gia tăng áp lực!

Mở rộng và khai thác thương hiệu riêng

Một khi đã tạo dựng được thương hiệu đủ mạnh, nhà bán lẻ hoàn toàn có thể dùng chính thương hiệu của mình để mở rộng sang cung ứng các sản phẩm. Người tiêu dùng khi đó sẽ hoàn toàn yên tâm với các sản phẩm mang thương hiệu của trung tâm mua sắm mà mình tin tưởng. Chẳng hạn Co.op Mart hoàn toàn có thể hợp tác với các nhà cung ứng để yêu cầu cung cấp sản phẩm cốt lõi với chất lượng đảm bảo để đóng gói bằng chính bao bì mang thương hiệu Co.op Mart (trứng gà, gạo, thịt, nước tương…). Chắc chắn những sản phẩm với thương hiệu bảo chứng này sẽ làm đau đầu các nhà sản xuất cạnh tranh! Xu hướng nhãn hiệu riêng phát triển khá mạnh trên thế giới, đặc biệt là của các đại gia bán lẻ châu Âu.

Hiện nay tại Việt Nam, thương hiệu Co.op Mart đã gần như đồng nghĩa với mô hình bán lẻ siêu thị (giống như Honda gần như đồng nghĩa với xe gắn máy trước đây!). Nếu nhanh

chóng phát triển, liên tục duy trì và nâng tầm thương hiệu thì dù cho có sự thâm nhập của các đại gia bán lẻ nước ngoài, Co.op Mart hoàn toàn có thể duy trì vị trí dẫn đầu trong kinh doanh siêu thị trong nước kể cả khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

Theo TBKTSG

Cần học cách làm của G7 Mart

Sau đó, các cơ sở nhỏ nên tính đến việc liên kết, hợp tác lẫn nhau để tạo thành những hệ thống, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành những sức mạnh để có thể cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài, như cách làm vừa qua của G7 Mart và Coop Mart ở TP HCM và các tỉnh miền Nam.

Riêng đối với các hệ thống siêu thị lớn đã hoạt động lâu nay, đã đến lúc phải nâng cao tính chuyên nghiệp của mình và tăng cường mối liên kết với các nhà sản xuất để có thể tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể, các hệ thống siêu thị nên trang bị hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng, bằng séc (tất nhiên các ngân hàng Việt Nam cũng phải hỗ trợ những quy trình này để nâng cao tính cạnh tranh của mình), mở rộng quy mô kinh doanh và chủng loại hàng hóa.

Phương thức thương mại điện tử cũng nên được các hệ thống siêu thị triển khai ngay từ bây giờ. Các tập đoàn phân phối lớn trên thế giới luôn có hệ thống website để cung cấp gần như tất cả các thông tin thương mại liên quan đến hầu hết sản phẩm mà mình đang bán trong các cơ sở.

Có nhiều hệ thống phân phối còn thiết lập luôn cả việc đặt hàng, thanh toán qua mạng và đảm bảo việc chuyên chở hàng hóa đến tận tay người mua. Đến khi các nhà phân phối đó tràn vào Việt Nam (mà chỉ trong vòng 3 năm nữa), với nền tảng công nghệ và trình độ quản lý sẵn có, chắc chắn họ sẽ nhanh chóng thiết lập hệ thống tương tự ở Việt Nam. Do vậy, nếu như các nhà phân phối trong nước không triển khai ngay từ bây giờ thì sẽ trở tay không kịp.

Đặc biệt, các hệ thống siêu thị lớn nên tính đến việc liên kết với các nhà sản xuất trong nước để cho ra đời những sản phẩm đặc trưng mang nhãn hiệu của hệ thống mình. Ví dụ, hệ thống siêu thị City Mark có thể liên kết với các nhà sản xuất nước mắm có chất lượng tốt, được người tiêu dùng tín nhiệm từ trước đến nay để tạo thành sản phẩm nước mắm mang nhãn hiệu “Nước mắm City Mark”.

Tạo được những nhãn hiệu như vậy chẳng những nâng cao khả năng cạnh tranh của chính siêu thị mà còn giúp ích rất nhiều cho những nhà sản xuất trong nước. Sự hợp tác chặt chẽ như vậy cũng chính là điều cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế khi Việt Nam trong chợ toàn cầu WTO.

Theo Th.S Lê Minh Phiếu - Tiền Phong

Một phần của tài liệu NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC NGƯỠNG CỦA WTO (Trang 32 -35 )

×