CHƯƠNG VI THỬ NGHIỆM MÁY CẮT KÍNH
6.2. Hướng dẫn sử dụng máy
Máy cắt kính gồm 2 phần chính: Phần cứng và phần mềm.
Phần cứng gồm 2 phần: Phần cơ khí, phần mạch điều khiển.
Sau khi máy được kê vào xưởng và đảm bảo độ an toàn với máy (độ cân bằng của máy, đảm bảo khoảng không gian làm việc của máy) ta bắt đầu thực hiện các thao tác chạy thử. Truyền chuyển động cho trục X và trục Y để đảm bảo hai bộ truyền này làm việc an toàn. Tiếp theo ta thực hiện truyền chuyển động cho trục C để đảm bảo việc quay đầu dao ổn định, êm. Nếu một trong các trục trên bị kẹt, quay nặng ta cần phải tiến hành tra dầu mỡ vào các vị trí cơ khí có tạo ma sát khi chuyển động.
Mạch điều khiển là mạch vi điện tử đã được phân tích kỹ ở chương trước có kích thước nhỏ gọn tuy nhiên khi làm việc thì chúng lại chịu rung do chuyển động cơ khí truyền sang, chịu nhiệt do phải truyền điện cho động cơ 1 chiều. Do đó mạch phải được bảo quản tại vị trí thoáng mát, không ẩm và phải có hệ thống chống rung. Hệ thống chống rung là các ốc dầu, có tác dụng giảm rung động cưỡng bức.
Phần mềm:
Phần mềm được khởi động và giao tiếp thông qua máy tính. Trên máy tính có xuất hiện giao diện tương đối đơn giản và được hiển thị đầy đủ bằng tiếng Việt.
Do đó, các công tác điều hành sẽ trở nên dễ dàng cho tất cả mọi người. Ta nhập các thông số tọa độ vào các ô nhớ và kích hoạt nút CẮT. Máy sẽ chạy theo quy trình lập sẵn.
Luận văn Thạc sỹ: “Thiết kế chế tạo mô hình Máy cắt kính” GVHD: Lê Thanh Sơn
Thực hiện quá trình cắt kính
Sau khi tấm kính được gá đặt chắc chắn trên máy cắt kính, chúng ta cho máy chạy không bằng cách kích hoạt động cơ chạy tay y trong, chạy tay y ngoài, chạy tay x trái, chạy tay x phải nhằm kiểm nghiệm lại quá trình gá đặt kính trước khi gia công sao cho hình dạng cần cắt phải nằm trong không gian làm việc của máy.
Cúng cần thực hiện chạy không tự động trước theo biên dạng cần cắt xem còn sai xót nào không. Nếu hình tấm kính không đáp ứng được các yêu cầu trên ta cần phải thực hiện lại quá trình gá đặt.
Khi các yêu cầu trên hoàn thành lúc này ta kích hoạt lệnh CẮT, khi đó hệ thống sẽ thực hiện việc cắt kính.
Trong trường hợp máy đang chạy và có sự cố, chúng ta nhanh chóng kích nút NGỪNG KHẨN CẤP, hoặc có thể tắt trực tiếp nguồn điện. Sau khi thực hiện phương án tắt trực tiếp nguồn điện, hệ thống sẽ báo lỗi. Do đó muốn thực hiện cắt kính được tiếp ta cần phải khởi động lại mạch, khởi động lại máy tính và phần mềm.
6.3. Kiểm tra, bảo dƣỡng và bảo trì.
Phần cơ khí được thiết kế và chế tạo như đã phân tích ở các chương trước. Đây là phần xương của máy cắt kính- phần khung dưới có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ hệ thống nên cần phải được kê cân bằng trên nền xưởng và phải được thường xuyên kiểm tra các mối lắp ráp để tránh tình trạng rung động gây sai hỏng sản phẩm hoặc phá hỏng kết cấu của máy.
Phần trên gồm phần truyền chuyển động cho các trục, chúng là phần quan trọng bậc nhất của máy trong quá trình làm việc. Bởi vậy, trong quá trình sử dụng máy phải thường xuyên tra dầu vào những bộ phận có sinh ra ma sát.
Luận văn Thạc sỹ: “Thiết kế chế tạo mô hình Máy cắt kính” GVHD: Lê Thanh Sơn
Sau một thời gian làm việc cơ cấu đai sẽ bị giãn nên cần kiểm tra độ căng của đai và thực hiện căng lại đai nếu thấy đai không đủ độ căng theo yêu cầu.
Dụng cụ cắt kính là bánh xe bằng kim cương nhân tạo, do đó nó sẽ bị mòn trong quá trình cắt kính. Việc kiểm tra đầu dao trước và sau khi thực hiện hoạt động cắt nhằm đảm bảo duy trì năng suất của máy. Thay lưỡi dao khi thấy lưỡi cắt không đạt yêu cầu.
Máy cắt kính thực hiện cắt kính được là nhờ máy khí nén truyền lực qua hệ thống khí nén tới cơ cấu chấp hành (xi lanh khí nén). Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống khí nén bao gồm: máy nén khí, bộ lọc khí nén, van an toàn, hệ thống ống dẫn khí, bình tích áp, van 5/3 điều khiển bằng điện từ, cơ cấu chấp hành (xi lanh khí nén điều khiển 2 chiều) và hệ thống giảm thanh do khí nén làm việc sẽ gây ồn.
Sau khi thực hiện cắt kính xong ta cần phải vệ sinh máy để đảm bảo máy được sạch sẽ, tránh trường hợp mài mòn, cọ xước khi bột thủy tinh rơi và các trục truyền chuyển động.