Biên soạn sổ tay về chất lượng công trình

Một phần của tài liệu Biện pháp thi công mở rộng hệ thống tuyến cống hạ tầng đô thị song ngữ bản tiếng việt (Trang 29 - 35)

PHẦN 6 BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

1. Biên soạn sổ tay về chất lượng công trình

Căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư và hồ sơ mời thầu, từ những kinh nghiệm của nhà thầu trong việc thực hiện các công trình khác trong phạm vi công việc tương tự chúng tôi sẽ thiết lập nhanh chóng một " Sổ tay hướng dẫn chất lượng cùng với những qui trình, điều khoản và các chỉ dẫn”. Sổ tay chất lượng sẽ chứa đựng những hướng dẫn kiểm tra cụ thể cho mỗi công việc riêng biệt, mỗi chỉ dẫn lại bao gồm một danh mục kiểm tra tại hiện trường, sổ tay hướng dẫn chất lượng sẽ được dùng hàng ngày cho các giám sát viên và kiểm định viên của nhà thầu để duy trì những tiêu chuẩn chất lượng hàng ngày, các kiểm tra viên sẽ báo cáo tổng kết những hoạt động trong ngày theo mẫu qui định; nội dung kiểm tra bao gồm các mục chính: những yêu cầu chung về kỹ thuật, kiểm tra trình độ tay nghề thực tế, những qui chuẩn xây dựng, những kinh nghiệm được đúc kết và các biện pháp chính cần thiết để phù hợp.

2.Tổ chức về kiểm tra chất lượng:

Ban điều hành dự án sẽ thành lập phòng quản lý chất lượng (KCS) của gói thầu và một trong số phó giám đốc dự án làm trưởng phòng. Trưởng phòng phụ trách chất lượng là người chịu trách nhiệm về chương trình chất lượng, phải điều phối với giám đốc dự án và người phụ trách kỹ thuật để khẳng định rằng tất cả các công việc được làm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng. Trưởng phòng phụ trách kỹ thuật duy trì một hệ thống độc lập và báo cáo giám đốc dự án về những vấn đề phương án và thủ tục tiến hành công tác kiểm tra chất lượng.

* Trưởng phòng quản lý chất lượng có trách nhiệm:

Chuẩn bị, phân phối và thực hiện hướng dẫn kiểm tra chất lượng được biên soạn riêng cho dự án.

Thành lập các danh mục kiểm tra, kế hoạch kiểm tra, cung cấp các thiết bị kiểm tra thích hợp và thực hiện các nhiệm vụ khác cần thiết để thiết lập việc kiểm tra chất lượng cho tất cả mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực.

Phối hợp với chủ đầu tư và tư vấn giám sát để thông qua kế hoạch kiểm tra chất lượng, các thủ tục, các tài liệu liên quan đến dự án và tổ chức các buổi kiểm tra. Thông báo cho chủ đầu tư tất cả các định hướng từ kế hoạch, tiến độ và phương pháp.

Kiểm tra các tài liệu, đánh giá và bồi dưỡng các kiểm tra viên để đảm bảo công tác kiểm tra chất lượng đạt hiệu quả.

Phối hợp với các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương, tổ chức

môi truờng và các cơ quan khác.

Chỉ đạo trực tiếp các tổ kiểm tra chất lượng, cán bộ kỹ thuật chính của phòng thí nghiệm của nhà thầu .

*Trách nhiệm của các tổ trưởng kiểm tra chất lượng:

Chuẩn bị cuốn sổ tay hướng dẫn về chất lượng cho từng công việc.

Thực hiện kế hoạch triển khai các bước tiến hành.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra và thử nghịệm.

Đảm bảo chất lượng các hạng mục công việc theo đúng yêu cầu kỹ thuật, bao gồm cả kiểm tra các nhà cung cấp và đại lý.

Phát hiện và hiệu chỉnh những vật liệu và thiết bị không đúng qui cách, những công việc không thực hiện đúng.

Đảm bảo năng lực của các kiểm tra viên, duy trì và nâng cao trình độ của họ.

Duy trì chất lượng trong suốt quá trình của dự án, đặc biệt khi có các hạng mục xây dựng phức tạp hoặc mới gặp.

Theo dõi về các tài liệu chất lượng, thẩm tra lại tất cả các công việc xây dựng và lắp đặt cho hoàn toàn đúng với yêu cầu.

Quản lý các hoạt động kiểm tra và thí nghiệm, kiểm tra các thiết bị đo lường và thí nghiệm.

Chỉ đạo việc thẩm định và giám sát chất lượng.

Sử dụng chất lượng như một công cụ quản lý.

* Kế hoạch về chất lượng:

Kể từ khi có công văn chấp thuận nhà thầu, nhà thầu sẽ nộp kế hoạch quản lý chất lượng của các hạng mục công việc cho chủ đầu tư và tư vấn giám sát phê duyệt, kế hoạch sẽ dựa trên loại hình đặc thù và tiến độ cho phép của gói thầu.

Nhà thầu chỉ thực sự bắt đầu triển khai các công việc khi đuợc kỹ sư phê duyệt kế hoạch chất lượng bằng văn bản.

*Tiến độ kiểm tra chất lượng:

Việc bố trí thời gian xây dựng hợp lý là vấn đề quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình. Nhà thầu sẽ xây dựng tiến độ thi công dự án thích hợp, đảm bảo cho việc cung cấp thiết bị, vật tư công trình và đủ thời gian cho việc chỉnh sửa các phương án, tài liệu kỹ thuật, các số liệu (nếu cần thiết). Tiến độ kiểm tra phải nêu bật các mốc kiểm tra và cho phép đủ thời gian để sửa sai khi cần dựa trên kết quả của các cuộc kiểm tra sơ bộ và chỉ ra các bước khắc phục để lấy chứng chỉ đảm bảo chất lượng.

*Kiểm tra vật liệu và thiết bị cho công trình:

Trước khi thi công, nhà thầu sẽ chuẩn bị chi tiết một bản danh sách vật tư vật liệu và thiết bị cần mua dựa trên bản vẽ thiết kế cùng với quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu. Trên cơ sở danh mục này nhà thầu tiến hành đặt hàng với các nhà cung cấp, trưởng phòng quản lý chất lượng sẽ căn cứ vào danh sách này để kiểm tra sự chính xác và có đảm bảo hay không.

Vật liệu đưa đến công trình sẽ được kiểm tra sau khi giao nhận xem có đúng với yêu cầu của đơn đặt hàng hay không, cần chú ý đến:

+ Tên nhà sản xuất, số hiệu vật liệu.

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật.

+ Tình trạng vật liệu.

Sau khi đã được kiểm tra và chấp thuận, các vật liệu sẽ được lập phiếu nhập vật tư và được lưu trữ.

Nếu vật liệu không được chấp thuận, sẽ đánh dấu và để kho riêng để xử lý. Đồng thời trưởng phòng quản lý chất lượng sẽ lập biên bản các vật liệu sai quy cách:

+ Miêu tả vật liệu sai quy cách.

+ Đánh giá kiểm tra chất lượng.

+ Phương án xử lý.

*Quản lý nguyên vật liệu, thiết bị được cung cấp:

Tất cả các nguyên vật liệu dùng cho công trình phải được các tư vấn giám sát chấp thuận. Vật liệu phải có giấy chứng nhận chất lượng từ nơi cung cấp, sản xuất và kiểm tra lại của nhà thầu trước khi sử dụng và công trình.

Tất cả các thiết bị, phương tiện xây dựng của nhà thầu huy động đến địa điểm xây dựng đều phải có giấy chứng nhận đăng kiểm, có hồ sơ thiết bị và còn khá hiện đại. Thiết bị để xây dựng phải được phê chuẩn của Tư vấn giám sát trước khi đưa vào sử dụng.

*Thiết bị đo lường và kiểm tra:

Nhà thầu sẽ trang bị đầy đủ các thiết bị đo lường và kiểm tra. Trưởng phòng quản lý chất lượng có trách nhiệm đảm bảo các thao tác và bảo dưỡng mọi thiết bị cuả nhà thầu, lập kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng ngay sau khi tiếp nhận và đích thân kiểm tra kết quả của việc kiểm tra, sử dụng, bảo dưỡng để đảm bảo độ an toàn, chính xác cho các thiết bị đo lường, kiểm tra.

Trưởng phòng KCS sẽ lập kế hoạch kiểm tra, lập danh mục kiểm tra và

chỉ dẫn cho tất cả các kiểm định viên cho các hạng mục xây lắp, kết quả kiểm tra sẽ được lưu giữ, bản danh mục kiểm tra cũng như báo cáo hàng ngày của kiểm

định viên cũng được kiểm tra lại.

*Kiểm tra chất lượng bằng thí nghiệm:

Kiểm tra chất lượng bằng thí nghiệm trong phòng và hiện trường được thực hiện đầy đủ theo các "Quy cách kỹ thuật" của hồ sơ mời thầu và các chỉ dẫn của chủ đầu tư và tư vấn giám sát . Trường hợp đặc biệt nhà thầu sẽ đệ trình tới kỹ sư các đề xuất của mình trước khi thực hiện. Tất cả các kiểm tra đều được thực hiện dưới sự giám sát của tư vấn giám sát và kết quả kiểm tra được kỹ sư phê duyệt.

Nhà thầu sẽ thực hiện kiểm tra theo yêu cầu kỹ thuật đã được mô tả trong hồ sơ mời thầu, theo các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng cho các công việc chi tiết.

*Báo cáo chất lượng:

Phòng quản lý chất lượng của dự án sẽ ghi lại kết quả thí nghiệm và kiểm tra các hạng mục. Những kết quả này xác định chất lượng của các công việc đúng hay sai so với kế hoạch và chất lượng tiêu chuẩn đã được phê duyệt.

Các báo cáo bao gồm các số liệu, tài liệu về chất lượng và dự tính số ngày có thể hiệu chỉnh để kiểm định lại những sai sót.Các báo cáo này sẽ được sao gửi cho ban điều hành dự án, chủ đầu tư, kỹ sư và BCH các công trường. Báo cáo về chất lượng gồm:

- Báo cáo về vật liệu sai quy cách:

Khi vật liệu xây dựng hay bất kỳ một khối lượng công việc nào được phát hiện không đúng với bản vẽ, tiêu chuẩn chất lượng hoặc các yêu cầu của hợp đồng, nó sẽ được ghi chép lại và được lưu giũ riêng khỏi các công việc bình thường khác. Trên cơ sở ghi chép này, các cá nhân hay bộ phận liên đới trách nhiệm sẽ được nhận cùng cả việc đề xuất phương án xử lý.

Sau đó, phương án xử lý sẽ được người phụ trách về chất lượng và phụ trách kỹ thuật bàn bạc thống nhất cách xử lý. Công tác xử lý sẽ được kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ đảm bảo báo cáo sai quy cách đã được giải quyết ổn thoả và đảm bảo không được lặp lại sau này cho các vật liệu và công việc có tính chất tương tự.

- Báo cáo về những sai sót:

Báo cáo về những sai sót là những ghi chép trong công tác lắp đặt được phát hiện trong quá trình kiểm tra, báo cáo này sẽ được gửi cho các bên liên quan biết để nghiên cứu và đưa ra ý kiến khắc phục và thời điểm khắc phục.

Các sai sót sẽ được ghi chép trong báo cáo hàng ngày, khi xác định được sai sót nó sẽ được đính kèm với báo cáo kiểm tra chất lượng hàng ngày và được

kiểm tra giám sát thường xuyên cho đến khi công việc này sửa chữa xong.

- Bản vẽ hoàn công:

Phòng chất lượng sẽ lưu giữ một bộ bản vẽ thiết kế để ghi chép các thông số về hoàn công. Khi hoàn thành công trình, trưởng phòng kỹ thuật sẽ ghi các thông tin này vào trong bản vẽ hoàn công với các chú dẫn nếu có bất kỳ sự thay đổi nào.

- Các báo cáo khác:

Các báo cáo khác về chất lượng cho phòng chất lượng thực hiện sẽ bao gồm:

Báo cáo giám sát công tác thi công, bao gồm cả báo cáo kiểm tra chất lượng hàng ngày.

Các kết quả kiểm tra: Thiết kế, xây dựng, lắp đặt, cung cấp vật tư hàng hoá, tài liệu đấu thầu, tiến độ, bản vẽ thi công...

Báo cáo thí nghiệm phân tích mẫu vật liệu và chứng chỉ.

Kế hoạch kiểm tra, kết quả phân loại.

Báo cáo kết quả đào tạo.

Kết quả kiểm tra các thay đổi.

Báo cáo các cuộc kiểm tra.

* Các thủ tục giấy tờ về chất lượng:

- Nhật ký công trình:

Phòng KCS sẽ chuẩn bị nhật ký công trình, bao gồm các hướng dẫn về cách ghi nhật ký công trình, đánh số thứ tự các trang, quyển, bản vẽ thi công có danh mục các bản vẽ liên quan. Sau khi kiểm tra, trưởng phòng KCS sẽ thống nhất nội dung, mẫu mã với tư vấn giám sát sau đó trình chủ đầu tư để phê duyệt và đóng dấu giáp lai. Sau đó, các cuốn nhật ký công trình được phát lại cho các bên liên quan.

Việc ghi chép nhật ký công trình hàng ngày phải được nhà thầu và các tư vấn giám sát ký xác nhận.

- Các thủ tục về văn bản giấy tờ chất lượng khác:

Phòng KCS sẽ phải nhận, kiểm tra và cập nhật toàn bộ các tài liệu dùng cho dự án bao gồm: các bản vẽ chỉ dẫn kỹ thuật, chứng chỉ chất lượng của vật liệu xây dựng, đơn vị đặt hàng, các báo cáo thí nghiệm, các tài liệu liên quan khác:

Các hợp đồng thầu phụ, đơn đặt hàng sau khi các nhà thầu phụ cung cấp phải được trưởng phòng KCS kiểm tra, xem xét về khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiến độ xây lắp. Trong quá trình kiểm tra, các tài liệu liên

quan để làm sáng tỏ các thông tin sẽ được copy và lưu trữ kèm theo. Nếu phòng KCS phát hiện ra việc trình duyệt không đúng sẽ lập báo cáo và gửi cho người hoặc bộ phận soạn thảo tài liệu, báo cáo này làm căn cứ để giải quyết việc kiểm tra và trình duyệt lại. Người phụ trách kỹ thuật cũng được cấp một bản sao để theo dõi được tiến độ của việc trình duyệt.

Các tài liệu đệ trình chủ đầu tư xem xét và phê duyệt sẽ được ghi và xác nhận vào sổ giao công văn - tài liệu, các tài liệu này nêú liên quan sẽ được chuyển giao cho trưởng phòng kỹ thuật để sao chụp phân phát cho các nhà thầu phụ, nhà cung cấp hay các cơ quan liên quan. Một bản sẽ được trưởng phòng quản lý chất lượng lưu giữ.

* Kiểm tra công trường và nghiệm thu công việc hoàn thành:

Tất cả các vật tư, vật liệu, thiết bị sau khi được đưa đến các công trường đều được phòng KCS theo dõi việc bàn giao, sử dụng lắp đặt và bảo vệ trong quá trình thi công. Nếu có hiện tượng gì lo ngại, phải có ý kiến để người phụ trách thi công từng bộ phận hay người có trách nhiệm để có những thay đổi cần thiết.

Từng giai đoạn, từng hạng mục của quá trình thi công xây dựng sẽ được nhà thầu kê thành danh mục kiểm tra chất lượng chi tiết, trong quá trình có thể được hiệu chỉnh theo yêu cầu. Danh mục này được dùng để kiểm tra những kết cấu điển hình của công trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

Việc tổ chức các buổi nghiệm thu các hạng mục hoàn thành và bàn giao sẽ do phòng KCS phối hợp với phòng kỹ thuật thực hiện. Trưởng phòng kỹ thuật sẽ đưa ra các danh mục nghiệm thu, thực hiện các quy trình chạy thử và hỗ trợ chủ đầu tư ghi nhận những việc tồn tại và đưa ra kiến nghị giải quyết để có thể được chấp thuận.

* Các tiêu chuẩn và nguyên tắc được áp dụng cho dự án:

Các hạng mục công việc sẽ phải phù hợp với tiêu chuẩn đã định trong các chi tiết kỹ thuật của hồ sơ mời thầu.

Nhà thầu khi chuẩn bị hồ sơ thầu và trước khi thi công đã phải thu thập tất cả các tài liệu liên quan về điều kiện thuỷ lực, địa chất và điều kiện xây dựng theo chỉ dẫn của hồ sơ kỹ thuật và thiết kế. Do vậy việc điều tra nghiên cứu thêm các phương án phải được đề xuất với chủ đầu tư và tư vấn giám sát có ý nghĩa nhằm hiểu rõ hơn điều kiện thực tế và xây dựng biện pháp thi công hợp lý hơn.

Thuyết minh phương án và tiến độ xây dựng sẽ tạo điều kiện cho các công việc được thực hiện liên tục, đồng thời đảm bảo được công tác quản lý chất lượng và biện pháp an toàn cho mỗi công việc.

Các đề xuất kỹ thuật của nhà thầu phải được trình cho chủ đầu tư và tư vấn giám sát xem xét và phê duyệt trước khi thực hiện.

*Quản lý và kiểm tra chất lượng:

Nhằm đảm bảo chất luợng cao của hợp đồng, nhà thầu sẽ tổ chức thực hiện các thí nghiệm tại hiện trường tuân theo cách chỉ dẫn của hồ sơ mời thầu và

áp dụng nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 9000. Nhà thầu sẽ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng từ cấp chỉ huy công trình đến đội thi công. Đơn vị quản lý chất lượng chịu trách nhiệm giám sát các đơn vị thi công, bảo đảm các đơn vị thi công thực hiện các công việc theo quy định và chất lượng theo tiêu chuẩn đã được nêu trong yêu cầu kỹ thuật.

Các kỹ sư, cán bộ làm việc tại các công trình, địa điểm xây dựng phải có đủ năng lực, được chứng nhận và có kinh nghiệm lâu năm trong các công việc được phân công. Các công nhân phải có chứng nhận tay nghề cho các công việc cụ thể mà họ được giao tại hiện trường.

Quản lý chất lượng bao gồm hệ thống quản lý nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công trong mỗi hạng mục và cho toàn bộ công trình. Hệ thống thí nghiệm trong phòng sẽ hỗ trợ trong việc quản lý chất lượng trong quá trình thi công.

Nhà thầu phải ghi chép các công việc đã thực hiện mỗi ngày, ghi chép phải đầy đủ: Tên của hạng mục công việc, địa điểm thời gian, khối lượng của từng công việc cụ thể. Từ chỗ công việc hoàn thành hàng ngày phải kiểm tra đánh giá lại để đề xuất kế hoạch cho giai đoạn tới để đảm bảo tiến độ thực hiện và chất lượng của hợp đồng.

Đơn vị kiểm tra chất lượng hàng tháng phải trình các báo cáo tổng hợp đến Ban quản lý của nhà thầu. Báo cáo phải được các tư vấn giám sát kiểm tra và xác nhận.

Một phần của tài liệu Biện pháp thi công mở rộng hệ thống tuyến cống hạ tầng đô thị song ngữ bản tiếng việt (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w