• Hội chứng ứ đọng nước tiểu
• Trào ngược BQ – niệu quản
• Trong lòng bàng quang: Sỏi, máu cục…
• Bệnh lý thành bàng quang
Túi thừa
Dày thành BQ: viêm, u, lạc nội mạc tử cung trong thành bàng quang…
• Chấn thương
Hội chứng ứ đọng nước tiểu
• Do rối loạn chức năng bài xuất dẫn đến tồn đọng nước tiểu sau khi đi tiểu.
• Nguyên nhân:
Cơ học: Van niệu đạo, xơ hóa cổ bq, u xơ TLT BQ tăng thúc tính
Thần kinh: Rối loạn chức năng cơ thắt cổ BQ do chấn thương tủy sống, thần kinh ngoại vi BQ thần kinh
• Hậu quả:
Viêm BQ
BQ kích thước to, hình thái biến dạng
Phì đại các cột cơ thành bàng quang, tạo các hốc dịch hình giả túi thừa.
sỏi BQ
Trào ngược BQ-Niệu quản.
Trào ngược bàng quang – niệu quản
Nguyên nhân:
•Bẩm sinh: lỗ niệu quản lạc chỗ, niệu quản trong thành BQ ngắn (<10mm), van niệu đạo…
•Mắc phải: Phì đại TLT, hẹp niệu đạo sau chấn thương, xạ trị, u bít tắc đường ra…
Trào ngược bàng quang – niệu quản
• Chẩn đoán dựa vào chụp bàng quang ngược dòng có bơm cản quang vào bàng quang.
• Hình ảnh siêu âm không đặc hiệu
• Dấu hiệu trực tiếp hiếm thấy
• Dấu hiệu gián tiếp: thận niệu quản giãn, giảm độ dày nhu mô, mất phân biệt tủy vỏ, dày thành bể thận niệu quản.
• Doppler: tìm kiếm dòng trào ngược niệu quản
Trào ngược bàng quang – niệu quản
Trào ngược bàng quang – niệu quản
• Chào ngược BQ – NQ chia làm 5 mức độ:
• Thận giãn, nhu mô mỏng
Túi thừa bàng quang
• Túi thừa BQ là sự thoát vị niêm mạc qua lớp cơ thành bàng quang ở vị trí yếu.
• Nguyên nhân: có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải.
Phần lớn túi thừa BQ là do mắc phải sau quá trình tắc nghẽn kéo dài.
• Lâm sàng: thường không có triệu chứng. Hoặc viêm đường tiết niệu tái diễn.
Túi thừa bàng quang
• Siêu âm: Là cấu trúc dạng nang dịch nằm cạnh bàng quang và thông với bàng quang qua cổ túi thừa. Thông thường có thành mỏng, dịch trong và được phát hiện tình cờ.
• Có thể có một hay nhiều túi thừa
• Túi thừa BQ
Giả túi thừa Giả túi thừa
Túi thừa bàng quang
Biến chứng của túi thừa:
• Nhiễm trùng tiết niệu: Túi thừa là nơi ứ đọng nước tiều dẫn đến viêm nhiễm; siêu âm thành túi thừa dày không đều, dịch không trong (có
mức lắng cặn). Khi viêm có kèm theo chảy máu trong túi thừa sẽ thấy hình ảnh các cục máu
đông. Khi cổ túi thừa bị bít tắc do viêm nhiễm có thể thành ổ áp xe.
• Viêm túi thừa
Túi thừa bàng quang
Biến chứng của túi thừa:
• Sỏi trong túi thừa: 5-10% túi thừa có sỏi. Biểu hiện hình đậm âm kèm bóng cản trong túi thừa.
Túi thừa bàng quang
Biến chứng của túi thừa:
• U phát triển trong túi thừa: chiếm khoảng 3-7%
tr.hợp, thường là u biểu mô tuyến. Siêu âm thấy hình khối sùi lên trong túi thừa, không thay đổi khi thay đổi tư thế bệnh nhân, đôi khi có mạch nuôi (phân biệt với cục máu đông).
• U trong túi thừa
Túi thừa bàng quang
• Chẩn đoán phân biệt:
• Đối với phụ nữ cần phân biệt với nang buồng trứng.
• Đối với nam giới cần phân biệt với nang túi tinh.
Thông với BQ hay không?
Siêu âm trước và sau khi đi tiểu.
Sỏi bàng quang
• Do sỏi đường bài xuất cao rơi xuống hoặc do ứ đọng nước tiểu lâu ngày, viêm mạn tính, đặt dẫn lưu.
Siêu âm:
• Hình tăng âm vòng cung, có bóng cản phía sau.
• Một hay nhiều sỏi, di động khi thay đổi tư thế bệnh nhân
• Có thể sỏi trong túi thừa
• Kết hợp với viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản
• Sỏi di chuyển xuống niệu đạo gây bít tắc bí tiểu, cầu bàng quang
• Siêu âm có thể phát hiện sỏi không cản quang
Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang Phân biệt:
U bàng quang vôi hóa: bờ không đều, không di động
Sỏi bàng quang
Phân biệt:
• Máu cục trong bàng quang: ít âm hơn, biến dạng khi di chuyển hay đè ép, sau đi tiểu
Viêm bàng quang
• Là tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính của bàng quang.
• Nguyên nhân: do virut hoặc vi khuẩn khuẩn
• Nguyên phát hoặc thứ phát sau ứ đọng nước tiểu hoặc sau dẫn lưu bq, rò sinh
dục tiết niệu, vệ sinh kém, đái tháo đường, sau phẫu thuật…
• Lâm sàng: đái buốt, đái dắt, đái máu…đau vùng hạ vị…
Viêm bàng quang
Siêu âm
• Giai đoạn sớm: Hình ảnh siêu âm BQ bình thường. Trong viêm cấp do virut có thể thấy thành BQ dày phù nề (>5mm), xung huyết -> chảy máu tạo cục máu đông trong bàng quang.
• Giai đoạn muộn: thành BQ dày, bề mặt
không đều, khi viêm nặng thường có nhiều hốc, trụ (giả túi thừa).
• Nước tiểu không trong và có nhiều lắng cặn.
• Viêm dày thành bàng quang
U bàng quang
• Hay gặp, đứng thứ hai trong các khối u tiết niệu sinh dục, sau ung thư tiền liệt tuyến.
• Vị trí: hay gặp ở vùng tam giác và thành sau bàng quang, còn lại 10% định khu ở vùng vòm.
• Triệu chứng:
Đái máu
Viêm BQ: đái dắt, đái buốt, đau khi đi tiểu…
Khi có di căn: đau thắt lưng, đau quặn thận, phù chi dưới, đau tiểu khung.
ứ nước thận
U bàng quang
• Phân loai:
• Carcinome tế bào chuyển tiếp: là khối u ác tính hay gặp nhất ở bàng quang, chiếm 90-95% các khối u BQ.
• Carcinome tế bào vảy: hiếm gặp chiếm khoảng 2<5%, hay gặp ở viêm BQ mạn tính.
• U TB ưa crom (Phéochromocytome): chiếm 0,5% các UBQ và 10-20% các
phéochromocytome ngoài thượng thận
U bàng quang
• Lymphome: hiếm gặp, 4% trong bệnh
Hodgkin, 13% trong Non Hodgkin, dày thành BQ khu trú
• U cơ trơn: hiếm gặp, có thể vôi hóa hay hoại tử
• Sarcome cơ vân: gặp ở T.E, hình tròn đơn độc
• Lạc nội mạc tử cung: hiếm gặp
• U máu hoặc u mỡ bàng quang rất hiếm.
U bàng quang
Siêu âm: có vai trò phát hiện u và theo dõi sau điều trị.
• Các nụ tổ chức sùi vào lòng bàng quang,
không di động theo tư thế bệnh nhân, không kèm bóng cản.
• Một số tr.hợp có bóng cản do vôi hoá trong khối.
• Thể thâm nhiễm thường khó phát hiện: dày khu trú của thành BQ (UIV hình cứng không thay đổi trên các phim chụp).
U bàng quang
• UBQ trên siêu âm và UIV
• U bàng quang
U bàng quang nhiều khối
• UBQ
• UBQ
U bàng quang
Chẩn đoán phân biệt:
• Cục máu đông
• Sỏi
• U TLT
• U ngoài BQ xâm lấn BQ.
U bàng quang
• Tis: Ung thư tại chỗ (in situ).
• Ta: Khu trú ở lớp niêm mạc.
• T1: Thâm nhiễm dưới màng đáy niêm mạc.
• T2a: Thâm nhiễm lớp cơ nông.
• T2b: Thâm nhiễm lớp cơ sâu.
• T3: Thâm nhiễm lớp mỡ quanh Bàng quang
• T4a: Thâm nhiễm các tạng lân cận.
• T4b: Lan rộng tới thành tiểu khung.
Phân loại theo TNM (American Cancer Society)
U bàng quang
Phân loại theo TNM (American Cancer Society)
• Nx: Không đánh giá được hạch vùng
• No: Không có di căn hạch.
• N1: Di căn một hạch vùng.
• N2: Di căn > hai hạch hạch vùng.
• N3 : Di căn hạch chậu gốc.
• Mx: Không đánh giá được di căn xa
• Mo : Chưa có di căn.
• M1 : Có di căn.
Chấn thương bàng quang
• Bàng quang có thể bị tổn thương trong chấn thương vùng hạ vị, tiểu khung, vỡ xương chậu.
• Vết thương hở: thấy khí tập trung vùng cao trong bàng quang.
• Chấn thương bụng kín:
• CT bàng quang được chia làm 5 typ
Typ I: Đụng dập thành BQ
Typ II: Vỡ BQ trong phúc mạc
Typ III: Khe rách thành bàng quang nhưng chưa rách lớp thanh mạc (có thể tạo thành túi nước tiểu). Rất hiếm
Typ IV: Vỡ BQ ngoài phúc mạc
Typ V: Vỡ bàng quang phối hợp
Chấn thương bàng quang
• Siêu âm:
• Dấu hiệu trực tiếp: khó phát hiện, đụng dập dày thành BQ, mất liên tục thành BQ...
• Dấu hiệu gián tiếp: Tụ máu, tụ dịch quanh BQ, dịch tự do ổ bụng….
• Nghi ngờ -> chụp CLVT, BQ ngược dòng.
• Vỡ bàng quang trong phúc mạc
Vỡ bàng quang trong phúc mạc
• Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc