- Do đặc thù của công tác thi công hầm là một hạng mục công việc đặc biệt, có mức độ xẩy ra mất an toàn rất lớn cho người và thiết bịthi công, đặc biệt là công tác khoan nổ mìn;
- Trong suốt quá trình thi công Nhà thầu sẽ bố trí kỹsư an toàn lao động và đội ngũ an toàn viên lao động rộng khắp xuống từng đội sản xuất, từng vịtrí thi công để luôn luôn
kiểm tra đôn đốc các bộ phận thi công chấp hành nghiêm chỉnh nội quy An toàn lao động cũng như phát hiện kịp thời nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn lao động để đề ra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động;
- Ngoài ra phải tuân thủ tuyệt đối các qui phạm kỹ thuật an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ theo TCVN 4586 - 88, và các qui định hiện hành về sử dụng vật liệu nổ;
- Công tác an toàn lao động đảm bảo an toàn cho người, máy thiết bị và an toàn cho kết cấu công trình là điều đặc biệt quan tâm, đây là khâu chủ yếu mang lại thành công cho dự án;
- Công tác kiểm soát đảm bảo an toàn lao động thực hiện trong suốt quá trình thi công và khai thác công trình.
2.3.5.1 Phương pháp thực hiện
- Phổ biến hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên nhận rõ trách nhiệm về công tác an toàn lao động là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên;
- Thành lập ban an toàn lao động do chỉ huy trưởng công trường làm trưởng ban. Tổ chức các lớp học về an toàn lao động thường xuyên kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định;
- Bố trí đầy đủ biển báo giao thông, biển báo phương án tổ chức giao thông trong và ngoài hầm.
2.3.5.2 Phương án kiểm soát
- Hàng ngày thực hiện chếđộ kiểm tra an toàn lao động trên công trường nếu phát hiện thấy các vấn đề về khảnăng không an toàn lao động phải có biện pháp khắc phục;
- Tuyệt đối không thi công các hạng mục công trình mà thấy có khảnăng sập đổ đặc biệt là khi đào hầm.
2.3.5.3 Công tác an toàn cho người
- Mọi cán bộ và công nhân tham gia trên công trường xây dựng đều được học về an toàn lao động;
- Cán bộ kỹ sư và công nhân khi ra vào công trường lao động yêu cầu phải có các trang bị lao động như: Mũ, ủng cao su cách điện, quần áo lao động, áo phản quang, thiết bịphòng độc (khi vào hầm);
- Công nhân chuyên ngành như thợ khoan, thợ vận hành phun bê tông, thợ thực hiện các công việc nhồi nổ, lắp đặt khung chống thép hình, đặt neo, bơm vữa xi măng áp lực cao đều phải đào tạo chuyên ngành và được cấp chứng chỉ;
- Cấm người không có nhiệm vụ không được vào khu vực thi công hầm, khi ra vào phải xuất trình thẻ cho bảo vệ kiểm tra;
- Trong mọi trường hợp khi phun bê tông không được hướng vòi phun về khu vực đang đứng hoặc làm việc trong khu kế cận;
- Cán bộ phụ trách an toàn lao động phải trang bị thiết bị đo nồng độ khí độc và khói bụi trong hầm;
- Đặc biệt chú ý quan sát vách đá nếu phát hiện khả năng mất an toàn, phải kịp thời báo cáo kỹsư giải quyết tăng cường kết cấu chống đỡ;
- Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn;
- Tuyệt đối cấm hàn điện, hàn hơi kể từ khi vận chuyển thuốc nổ vào gương hầm để nạp theo hộ chiếu;
- Không hút thuốc lá khi đang tiến hành công tác nạp thuốc và đấu kíp.
2.3.5.4 Công tác an toàn cho máy móc thiết bị trong và ngoài hầm
- Người điều khiển máy thi công phải là chuyên nghiệp có kỹ thuật và làm chủphương tiện máy thi công;
- Máy móc thiết bị phải đảm bảo tốt nếu hư hại phải được sửa chữa kịp thời. Máy thi công phải có đầy đủcòi, đèn tín hiệu làm việc và di chuyển trong thi công;
- Do đặc thù của công việc thi công ngầm có tính nguy hiểm độc hại nên phải thành lập đội cứu hộ trang bịđầy đủcác phương tiên cần thiết để kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro xảy ra trong thi công.
2.3.6 Quy định an toàn trong công tác bảo quản, vận chuyển và sử dụng thuốc nổ