Công tắc hành trình [8*]

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Giới thiệu phần cứng

2.3.3. Công tắc hành trình [8*]

Giới thiệu

Công tắc hành trình là thiết bị dùng để giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động khác. Có chức năng đóng mở, được đặt tại một vị trí nhất định trên đường hoạt động của một dòng điện hay một động cơ nào đó mà đến vị trí của công tắc sẽ có sự thay đổi xảy ra. Có thể tắt, có thể chuyển hướng, có thể quay và có thể chuyển hóa được từ động cơ thành tín hiệu.

Công tắc hành trình khác với công tắc thông thường đó là không duy trì được

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 23 trạng thái cố định, tức là nếu không có tác động nữa thì công tắc sẽ trở về trạng thái ban đầu. Có thể lấy ví dụ đơn giản cho các bạn có thể hình dung đó là công tắc hành trình trong các tủ lanh, khi mở cửa ra đèn sáng, khi đóng cánh tủ lại thì đèn tắt,…

Cấu tạo

Vì là một loại công tắc nên nó có đầy đủ các bộ phận của một công tắc điện bình thường. Ngoài ra có thêm 1 bộ phận đó là cần tác động. Công tắc hành trình là loại công tắc có 3 chân. Chân COM, chân tạo với chân COM thành tiếp điểm NC (thường đóng), chân còn lại tạo với chân COM thành tiếp điểm NO (thường mở).

Phân loại

Có nhiều chủng loại công tắc hành trình tùy theo ứng dụng riêng biệt có thể phù hợp với từng ứng dụng về kích thước, chức năng, và môi trường hoạt động.

– Theo hãng sản xuất: Omron, Hanyoung,…

– Theo kiểu dáng: dạng gạt, dạng nhấn, dạng kéo và treo, thường đóng thường mở, công tắc quang,…

– Theo tác động: công tắc hành trình cần tăng đưa, công tắc hành trình cần phải kéo, công tắc hành trình cần lò xo,…

Ứng dụng

Công tắc hành trình được ứng dụng rất rộng rãi trong mọi ngành nghề sản xuất như ngành xây dựng, khai thác khoáng sản, khai thác than đá, các ngành công nghiệp nặng, thiết bị nâng, thiết bị bán tải để có thể kiểm soát được tốc độ, hành trình, an toàn.

Hình 2.16. Một số loại công tắc hành trình thông dụng

Giới thiệu

Rơ le trung gian là một kiểu nam châm điện có tích hợp thêm hệ thống tiếp điểm. Rơle trung gian còn gọi là rơ le kiếng là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Gọi là một công tắc vì rơ le có hai trạng thái đóngngắt. Rơ le ở trạng thái đóng hay ngắt phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua rơ le hay không.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hình 2.17. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của rơ le trung gian Cấu tạo gồm 2 phần

+ Cuộn hút (nam châm điện) có tác dụng khi cấp nguồn thì hút thanh tiếp điểm lại để đảo trạng thái chân NO và NC.

+ Phần mạch tiếp điểm (mạch lực) để đóng cắt tín hiệu các thiết bị tải với dòng nhỏ và được cách ly với cuộn hút.

Hình 2.18. Tiếp điểm NO và NC của rơ le trung gian

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 25 Nguyên lý hoạt động: khi cấp nguồn điện định mức vào thì cuộn hút sẽ trở thành nam châm điện và hút lấy tiếp điểm, khi đó tiếp điểm thường mở NO sẽ đóng, cho dòng điện chạy qua và tải (bóng đèn) sẽ hoạt động (sáng lên).

Phân loại

Theo mức điện áp hoạt động: 5V, 12V, 24V (DC); 220V (AC).

Theo số tiếp điểm: 1 tiếp điểm, 2 tiếp điểm, 4 tiếp điểm.

Theo số chân: 8 chân, 14 chân.

Ứng dụng

Trong thực tế, bộ rơ le trung gian gồm nhiều tiếp điểm và hoạt động với các mức điện áp khác nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng mà khách hàng có thể lựa chọn.

Được tích hợp trong các bảng mạch điều khiển điện tử dân dụng cũng như trong công nghiệp, với ưu điểm thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt thay thế.

Hình 2.19. Một số loại Rơ le trung gian

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)