Chủ đề “Nỏ Liên Châu”

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học STEM chủ đề “năng lượng”cho học sinh trung học cơ sở (Trang 49 - 57)

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ NĂNG LƯỢNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO STEM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

2.3. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề năng lƣợng

2.3.1. Chủ đề “Nỏ Liên Châu”

Bảng 2.5. Mô tả dự án “Nỏ Liên Châu”

Mô tả dự án Tên dự án Nỏ liên châu

Giáo viên Nguyễn Thị Phương Thúy Lứa tuổi học sinh 11 -14

Mức độ tiếp thu Khá

41 Vấn đề cần tập

trung

Trong hoạt động này, học sinh vận dụng kiến thức về lực đàn hồi, máy cơ đơn giản để có thể bắn trúng mục tiêu đề ra.

Bối cảnh thực tế “Chuyện nỏ thần” hay là “Chuyện Mị Châu - TrọngThủy” là một truyền thuyết nổi tiếng của Việt Nam, gắn liền với những biến cố lịch sử thời An Dương Vương. Chuyện kể rằng, sau khi giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thần Kim Quy đã rút một chiếc móng của mình trao cho Vua để chế lẫy nỏ làm vũ khí giữ thành khi có ngoại bang xâm lấn. Vua bèn sai tướng Cao Lỗ chế nỏ thần, lấy móng rùa làm lẫy nỏ, gọi là “Linh quang kim trảo thần nỗ”. Nỏ làm xong, mỗi một phát bắn hàng hàng trăm mũi tên tua tủa bay vút ra, bách phát bách trúng.

Việc sử dụng nỏ vẫn đƣợc dùng trên các bản làng, dân tộc. Tuy nhiên nỏ không còn phổ biến sử dụng, vì thế học sinh muốn tìm hiểu thực tế là điều khó khăn. Nó thường chỉ được nhìn thấy qua sách báo, tranh ảnh hoặc thông qua tủ kính bảo tàng.

Liên kết với các ngành công

nghiệp/nghiên cứu/

sự nghiệp

- Kiến trúc – xây dựng – thiết kế - Công nghiệp gỗ và mô hình.

Tổ chức bài học Tên bài Nỏ liên châu

42

Số lƣợng học sinh 25 học sinh (5 hs/ nhóm) Nguồn lực cần thiết

cho mỗi nhóm

Que kem, thìa gỗ, bìa giấy cứng, xốp, dây chun, dây cao su, que tăm, ống hút, dao, kéo, máy bắn keo

Lưu ý an toàn Hoạt động thiết kế và lắp ráp liên quan đến các loại dụng cụ sắc nhọn và dùng điện gây nóng HS tuyệt đối không đùa nghịch tránh gây thương tích.

Không gian cơ sở vật chất cần thiết

Phòng học có bốn dãy bàn, kê cách nhau để có lỗi đi.

Phòng học có ổ điện, hệ thống anh sáng tốt Kế hoạch bài học

Mục tiêu bài học - Củng cố kiến thức về lực đàn hồi, chuyển động, - Xác định vấn đề, thiết kế, tìm giải pháp.

- Đánh giá hiệu quả giải pháp, khắc phục hạn chế của thiết kế

- Chế tạo và lắp ráp mô hình nỏ liên châu - Đƣa vào thử nghiệm hoạt động và cải tiến mô hình nỏ liên châu

- Kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác - Kĩ năng thuyết trình, phản biện Các nội dung kiến

thức liên quan

- Khoa học: Lực đàn hồi, chuyển động ném xiên - Công nghệ dọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan

tới cung tên, nỏ trên mạng. Sử dụng phần mềm thiết kế

- Kĩ thuật: Qui trình thiết kế, lắp ráp.

- Toán học: Tính toán, thiết kế, đo đạc kích thước

43

của các bộ phận lắp ráp mô hình nỏ liên châu đạt hiệu quả cao về giá thành và độ chính xác.

Học sinh tiếp cận và giải quyết vấn đề nhƣ thế nào?

HS vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng thiết kế kĩ thuật gồm 7 bước sau:

1. Xác định vấn đề nghiên cứu

2. Tìm cách giải quyết, đƣa ra giải pháp 3. Lực chọn giải pháp

4. Thiết kế, chế tạo mẫu thử 5. Kiểm nghiệm mẫu thử

6. Thu thập, đánh giá và kiểm tra kết quả 7. Cái tiến mẫu thử

Học sinh sử dụng các bằng chứng/ kĩ thuật nào?

- HS làm việc nhóm

- Nghiên cứu vấn đề và kiến thức liên quan ( theo câu hỏi định hướng của GV)

- Thiết kế và kiểm nghiệm mẫu thử

- Sử dụng các dụng cụ kĩ thuật và phần mềm công nghệ

Đánh giá dự án - Học sinh tự đánh giá và đánh giá nhóm (Theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá.

- Tự quản lí : kĩ năng làm việc nhóm.

- Vận dụng kiến thức - Kĩ năng thuyết trình.

Lịch trình các hoạt động

Các hoạt động của học sinh

Sự hỗ trợ của giáo viên – các

câu hỏi Block 1 (45’)

44

1. Đặt vấn đề (10’) HS hoạt động chia nhóm.

Quan sát

Đọc tình huống và xác định vấn đề cần giải quyết

(Đƣa vấn đề cần giải quyết dưới dạng câu hỏi)

Đọc phiếu đánh giá

Hoàn thành bước 1 trong phiếu dự án

Chia nhóm HS Chiếu hình ảnh và videos liên quan đến nỏ liên châu

Phát phiếu hoạt động cho HS, yêu cầu học sinh đọc tình huống.

Nêu rõ nhiệm vụ của dự án là thiết kế nỏ liên châu gồm các loại nguyên liệu và tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá

2. Phân công nhiệm vụ nhóm

(10’)

HS hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ của từng cá nhân trong nhóm:

Nhà thiết kế: thiết kế và tìm vật liệu

Chuyên gia kĩ thuật: Lắp ráp và thử nghiệm

Đội truyền thông khoa học:

Hướng dẫn HS hoàn thành việc phân công nhiệm vụ nhóm trong phiếu đánh giá nhiệm vụ nhóm.

45

Chú ý: Cả nhóm cùng tham gia lập kế hoạch, tìm vấn đề và giải quyết vấn đề.

Bên cạnh đó những nhiệm vụ cụ thể sẽ phân công từng bạn ự chịu trách nhiệm của từng công việc đƣợc phân. Nhóm trưởng đánh giá từng thành viên trong nhóm theo tiêu chí mà giáo viên đƣa ra.

3. Xác định các yêu cầu cụ thể của mô hình sản phẩm (5’)

Hoạt động nhóm

Thiết kế mô hình sản phẩm cụ thể

Điền thông tin vào phiếu hoạt động cá nhân

Nhấn mạnh các tiêu chí yêu cầu sản phẩm đạt đƣợc.

46 4. Nghiên cứu kiến

thức liên quan (10’)

Quan sát qua clip, hình ảnh các nguyên vật liệu đƣợc cung cấp, tìm hiểu tài liệu đƣa ra các kiến thức liên quan: Lực đàn hồi, máy cơ đơn giản, chuyển động của cung tên

Trả lời câu hỏi của bước 2 trong phiếu dự án

Nếu cần hỗ trợ sẽ trao đổi thêm với giáo viên

Cung cấp tài liệu, hình ảnh, clip liên quan đến dự án

Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong bước 2 của phiếu dự án

5. Phát triển các giải pháp khả dĩ (10’)

Hoạt động nhóm: tìm ra giải pháp khả thi. Mô tả giải pháp vào phiếu dự án của nhóm. Gửi GV duyệt

Tiến hành làm bia đích theo hướng dẫn bước 3

Nhận nhiệm vụ về nhà

Quản lý toàn lớp Hỗ trợ các nhóm HS Khuyến khích HS tìm ra nhiều giải pháp nhất có thể và giúp học sinh ra khỏi các biện pháp không khả thi.

Giao nhiệm vụ về nhà.

47

Hoàn thiện bước 4:

Lựa chọn giải pháp Duyệt trước các thiết kế đã chọn

Block 2 (45’) 1. Nhắc lại sơ lƣợc

thiết kế và tiến hành xây dựng mẫu thử (10’)

Thu mua nguyên vật liệu cần thiết đã liệt kê trong bản thiết kế.

Đo đạc, xây dựng và lắp ráp mẫu thử.

Thu thập số liệu sau khi sử dụng mẫu thử. Lưu giữ bằng hình ảnh, videos.

Quản lý và hỗ trợ các nhóm lắp đặt mẫu thử

2. Kiểm tra mẫu thử (5’)

Kiểm tra hoạt động của mẫu thử dưới sự điều phối của giáo viên.

Ghi chép thông tin vào phiếu hoạt động nhóm.

Theo dõi và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động của các nhóm.

Kiểm tra mẫu thử khi các nhóm hoàn thành.

3. Xử lý số liệu và đƣa ra kết luận (20’)

Các nhóm trình bày giải pháp và kết quả

Phản biện câu hỏi từ các

Điều phối lớp học Thời gian trình bày và phản biện của

48

nhóm khác mỗi nhóm là 4 phút.

Trong đó thời gian thuyết trình không quá 2 phút.

4. Tổng kết bài học và giao nhiệm vụ về nhà (10’)

Nhận nhiệm vụ về nhà Đƣa ra kết luận.

Đánh giá sơ bộ về kết quả hoạt động của các nhóm Giao nhiệm vụ về nhà

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học STEM chủ đề “năng lượng”cho học sinh trung học cơ sở (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)