Sản phẩm gỗ khác

Một phần của tài liệu Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam - EU Thực trạng và xu hướng (Trang 26 - 29)

2. Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU 2012-2014

2.2. Các sản phẩm xuất khẩu chính

2.2.7. Sản phẩm gỗ khác

Sản phẩm gỗ khác (HS 44219090) là nhóm mặt hàng duy nhất thuộc mã HS 44 có mặt trong số những sản phẩm gỗ có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của ngành gỗ Việt Nam sang thị trường EU. Sản phẩm thuộc nhóm này đa dạng, bao gồm ván lót sàn, ván ghép thanh, nan hàng rào và nhiều loại sản phẩm khác.7

Giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm “sản phẩm gỗ khác” có sự tụt giảm mạnh trong những năm gần đây. Cụ thể giá trị kim ngạch đã giảm từ 63 triệu USD của 2012 xuống còn gần 20 triệu USD năm 2013 và tiếp tục giảm xuống 16 triệu USD năm 2014.

Bảng 16 cho thấy những thay đổi về giá trị kim ngạch và lượng bộ phận đồ nội thất của Việt Nam xuất sang EU trong giai đoạn 2012 - 2015.

Bảng 16. Giá trị và lượng sản phẩm gỗ khác của Việt Nam xuất khẩu sang EU, 2012-2014

Loại sản phẩm

2012 2013 2014

Số lượng (triệu sản phẩm)

Giá trị (triệu USD)

Số lượng (triệu sản phẩm)

Giá trị (triệu USD)

Số lượng (triệu sản phẩm)

Giá trị (triệu USD)

Sản phẩm gỗ khác 6,6 62,8 3,3 19,6 2,4 16,2

7 Các mặt hàng sản phẩm gỗ khác có phạm vi khá rộng, bao gồm ván lót sàn, hàng rào, ván ghép thanh, đũa, kệ bếp, cửa chặn, đôn gỗ, đế đèn, đế lịch, logo, chậu hoa, vòi tắm, đĩa đèn, đĩa nến, tay nắm, nắp bàn cầu, đầu gậy, đồng hồ, kệ bếp nướng, kệ cưa, lẵng treo hoa, mâm gỗ ,móc, nôi, nắp thùng, tấm dậm chân, thảm, thùng, tủ, chạn, võng, bình phong, bình sơn mài, bàn, ghế, giá treo, hộp gỗ, khay, khung che, khung gương/hình/lò sưởi, bảng gỗ, vỉ lót, chén, bục gỗ, vòi tắm, xe đẩy trà/hoa.

-5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Đức Vương quốc

Anh

Pháp Ý Bỉ Hà Lan Tây Ban Nha

Thụy Điển Các

nước khác

Triệu USD

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

26

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này của Việt Nam sang EU năm 2012 cao là bởi mặt hàng nan hàng rào. Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 50.662 m3 nan hàng rào, tương đương với 46,6 triệu USD về kim ngạch. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu năm 2013 chỉ còn đạt 150 m3, tương đương với 118.460 USD kim ngạch. Năm 2014, các con số tương ứng là 1.794 m3 và 53.386 USD kim ngạch.

Biểu đồ 31 và 32 cho thấy giá trị kim ngạch và lượng xuất khẩu “sản phẩm gỗ khác” của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2012 - 2014.

Biểu đồ 31. Giá trị xuất khẩu “sản phẩm gỗ khác” của Việt Nam sang EU, 2012-2014

Biểu đồ 32. Số lượng “sản phẩm gỗ khác”

của Việt Nam xuất khẩu sang EU, 2012- 2014

Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Thụy Điển, Bỉ và Áo là các quốc gia quan trọng, nhập khẩu nhiều các mặt hàng trong nhóm “sản phẩm gỗ khác” của Việt Nam, với kim ngạch đạt được từ các quốc gia này chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này từ khối EU.

Bảng 17 chỉ ra giá trị kim ngạch đạt được từ các quốc gia trong khối

Bảng 17. Giá trị xuất khẩu “sản phẩm gỗ khác” của Việt Nam vào EU, 2012 - 2014

Quốc gia Năm 2012 (triệu USD)

Năm 2013 (triệu USD)

Năm 2014 (triệu USD)

Pháp 47,7 1,5 1,4

Đức 6,0 9,4 2,4

Vương quốc Anh 2,8 1,4 1,3

Hà Lan 1,3 0,9 0,8

Ý 1,1 1,2 1,6

Thụy Điển 0,8 1,4 3,7

Bỉ 0,6 1,2 0,8

Áo 0,5 0,9 1,5

Các nước khác 2,0 1,8 2,8

Tổng cộng 62,8 19,6 16,2

- 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Triệu USD

- 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Triệu sản phẩm

27

Biểu đồ 33 chỉ ra những thay đổi về giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ khác của Việt Nam vào EU trong ba năm 2012 – 2014.

Biểu đồ 33. Giá trị xuất khẩu “sản phẩm gỗ khác” của Việt Nam sang EU, 2012-2014

Các “sản phẩm gỗ khác” của Việt Nam được làm chủ yếu từ gỗ rừng trồng trong nước như gỗ tràm, gỗ cao su, ván MDF hoặc từ các loại gỗ nhập khẩu như sồi và thông. Phụ lục 6 chỉ ra chi tiết giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm “sản phẩm gỗ khác” được xuất khẩu sang EU.

Trong giai đoạn 2012 - 2014, trừ mặt hàng nan hàng rào gỗ đã đề cập ở trên, gỗ tràm là loại nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong các mặt hàng “sản phẩm gỗ khác” với 59% giá trị kim ngạch trong tổng số kim ngạch các mặt hàng thuộc nhóm này được xuất khẩu sang EU năm 2013), và tăng lên 62% giá trị kim ngạch năm 2014. Các loại gỗ khác như thông, sồi, cao su, ván MDF chỉ đạt tỷ lệ khá nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Biểu đồ 34 và 35 thể hiện những thay đổi về giá trị kim ngạch và lượng sản phẩm gỗ khác của Việt Nam xuất sang EU theo loại gỗ trong giai đoạn 2012- 2014.

Biểu đồ 34. Giá trị “sản phẩm gỗ khác” của Việt Nam xuất khẩu sang EU, 2012-2014

Biểu đồ 35. Số lượng “sản phẩm gỗ khác”

của Việt Nam xuất khẩu sang EU, 2012-2014

- 10 20 30 40 50 60

Pháp Đức Vương quốc

Anh

Hà Lan Ý Thụy

Điển Bỉ Áo Các

nước khác

Triệu USD

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

- 10 20 30 40 50 60

Tràm Thông MDF Sồi Cao suGỗ khác

Triệu USD

Năm 2012 Năm 2013

- 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0

Tràm Thông MDF Sồi Cao suGỗ khác

Triệu Sản phẩm

Năm 2012 Năm 2013

28

Giá trị kim ngạch của “mặt hàng gỗ khác” của Việt Nam vào EU đã ngày càng giảm mạnh, đặc biệt là tại các thị trường Pháp và Đức. Xu hướng này trái ngược với các thị trường Thụy Điển và Áo.

Gỗ tràm từ rừng trồng trong nước là loại gỗ chủ đạo được sử dụng trong các sản phẩm “mặt hàng gỗ khác”. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều sản phẩm thuộc nhóm này không kê khai tên gỗ trong các sản phẩm xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam - EU Thực trạng và xu hướng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)