1999
Trên cây điều, xuất hiện các loại sâu bệnh chính là: bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bệnh rụng lá. Ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước, diện tích nhiễm các loại sâu bệnh nêu trên là 8347 ha, trong đó chủ yếu là bọ xít muỗi với tỷ lệ chồi bị hại phổ biến là 6068%. Trên cây tiêu ở Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Đồng Nai xuất hiện tuyến trùng rễ, rệp sáp, bệnh thán thư...
2000
Một số loại sâu ăn lá như: sâu ngực to, sâu kèn... hại giai đoạn ra lộc-có hoa, quả non với mật độ trung bình 2-5 con/cành, cục bộ có một số diện tích bị sâu cắn trụi toàn bộ số chồi non, chùm hoa gây giảm năng suất đáng kể (Quảng Ngãi, Gia Lai).
2001
Sâu róm gây thành dịch ở Bình Định với mật độ 800-1000 con/cây, nơi cao 3000 con/cây; diện tích bị nhiễm là 1076 ha, trong đó có 430 ha bị hại nặng (huyện An Lão). Một số loại sâu ăn lá như: sâu ngực to, sâu kèn... hại giai đoạn ra lộc-có hoa, quả non với mật độ trung bình 2-5 con/cành, cục bộ có một số diện tích bị sâu cắn trụi toàn bộ số
chồi non, chùm hoa gây giảm năng suất đáng kể. Bọ xít muỗi, sâu đục nõn, bệnh thán thư hại hoa với tỷ lệ hại 10-15%, cao 40-45% (Quảng Ngãi, Gia Lai).
2002
Bọ xít muỗi, sâu đục nõn, bệnh thán thư hại hoa... phát sinh cục bộ và gây hại nhẹ hơn các năm trước.
2003
Bọ xít muỗi có diện tích nhiễm 1372 ha; sâu đục nõn có diện tích nhiễm 1800 ha; sâu róm xuất hiện gây hại ở Bình Định với mật độ 150-200 con/cây. Bệnh thán thư hại hoa, sâu kèn, sâu ăn lá khác xuất hiện và gây hại rải rác.