B. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12 liên quan
II. Tình hình sửa chữa TSCĐ trong quý II
2. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12
- Ngày 30/12/N, Doanh nghiệp mua trái phiếu do công ty G phát hành, tổng mệnh giá của trái phiếu là: 1.500; giá mua 1.550. Trái phiếu có thời hạn 2 năm, tiền lãi được trả định kì hàng năm. Doanh nghiệp đã chuyển TGNH thanh toán cho công ty G: 1.550.
- Ngày 30/12/N, ghi nhận dồn tích lãi trái phiếu của công N cho tháng 12: 20 và thanh toán trái phiếu do công ty N phát hành theo mệnh giá 2.000, đồng thời nhận tiền lãi
trái phiếu lũy kế trong suốt thời gian nắm giữ trái phiếu: 240 (đã bao gồm số lãi ghi nhận cho tháng 12 nêu trên). Toàn bộ mệnh giá và tiền lãi được thu bằng chuyển khoản.
- Ngày 31/12/N, ghi nhận các khoản lãi từ trái phiếu, tiền gửi và cho vay bằng TGNH, số tiền 30.
- Ngày 31/12/N, Chuyển TGNH từ tài khoản tiền gửi không kì hạn sang tài khoản tiền gửi có kì hạn 2 tháng, số tiền 1.500.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ đã nêu?
2. Lập các chỉ tiêu liên quan đến các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trên bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/N? Phân tích tác động của các nghiệp vụ trên đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập tại ngày 31/12/N.
Ví dụ 11.3
Có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh tại công ty A, trong năm N (Đơn vị: 1.000đ) 1. Bán 5.000.000 cổ phiếu thường đầu tư vào công ty con B đã thu bằng tiền gửi ngân hàng VNĐ, mệnh giá 10/CP, giá bán 40/CP. Sau giao dịch bán cổ phiếu, khoản đầu tư vào công ty con B trở thành khoản đầu tư vào công ty liên kết, biết số cổ phiếu đầu tư ban đầu là 15.000.000 CP, trong đó 10.000.000 mua với giá 17/CP, còn lại mua với giá 11/CP, giá cổ phiếu xuất bán tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
2. Doanh nghiệp A mua lại 50.000 Cp của công ty B từ một nhà đầu tư. Mệnh giá CP là 100.000 đ/CP, giá mua 130.000 đ/CP. Chi phí môi giới là 0.05% giá trị giao dịch, toàn bộ đã thanh toán bằng TGNH. Sau giao dịch trên quyền kiểm soát của DN A tại công ty B là 60%. (biết rằng, trước đó, công ty A đã sở hữu 100.000 Cp của công ty B với giá mua 110.000 đ/CP và có ảnh hưởng đáng kể).
3. Đầu năm, công ty A góp vốn vào công ty E bằng TSCĐ, nguyên giá:2.500.000, giá trị hao mòn lũy kế 300.000. Trị giá vốn góp được xác định là 2.000.000. Số vốn góp của công ty A chiếm 25% vốn kinh doanh của E. Cuối năm, công ty A chuyển nhượng toàn bộ số vốn góp vào công ty E cho công ty H, giá chuyển nhượng: 2.500.000, thu bằng TGNH.
4. Đầu năm, công ty A mua 6 triệu cổ phiếu của công ty K, chiếm 60% số cổ phiếu đang lưu hành của K, giá mua 15/CP. Công ty A thanh toán bằng phát hành cho các cổ đông của K 2 triệu cổ phiếu thường, giá thị trường của cổ phiếu là: 30/CP. Số còn lại công ty A thanh toán bằng TGNH. Cuối năm, công ty A bán 2 triệu cổ phiếu của K, giá bán 20/CP, thu bằng TGNH.
Yêu cầu
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế đã cho?
2. Phân tích ảnh hưởng của từng nghiệp vụ đến các báo cáo tài chính lập tại 31/12/N?
(Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp trực tiếp)?
Ví dụ 11.4
Công ty A và công ty B kí hợp đồng hợp tác kinh doanh đồng kiểm soát: Mua một tổ hợp nhà văn phòng để cho thuê. Nguồn vốn mua tòa nhà gồm: 80% do các bên tham gia liên doanh góp bằng tiền gửi ngân hàng – Mỗi bên góp 40%. 20% còn lại liên doanh vay dài hạn ngân hàng. Đơn vị tính: Triệu đồng.
- Chi phí mua tổ hợp nhà văn phòng là 150.000, bao gồm: Quyền sử dụng đất:
50.000; Phần nhà: 100.000. Liên doanh đã thanh toán bằng TGNH của mỗi bên và tiền vay dài hạn.
- Tổ hợp nhà văn phòng được bàn giao vào 1/7//N gồm 2 tòa nhà H1 và H2 có diện tích và thiết kế như nhau. Theo hợp đồng liên doanh, mỗi bên sẽ sử dụng, khai thác một tòa nhà của tổ hợp.
Biết rằng, liên doanh dự kiến khai thác tòa nhà trong 50 năm (khấu hao bình quân).
Giá trị của tổ hợp nhà văn phòng được phân bổ theo diện tích để xác định nguyên giá.
Yêu cầu: Tính toán, ghi nhận tổ hợp bất động sản trên sổ kế toán của công ty A theo chuẩn mực kế toán liên quan.
Ví dụ 11.5.
Công ty A và công ty B kí hợp đồng hợp tác kinh doanh đồng kiểm soát: Đối tượng của hợp đồng là một hợp đồng với khác hàng H. Hợp đồng được thực hiện trong năm N.
(Đơn vị tính: 1.000đ).
1. Chi phí riêng của công ty A trong năm N gồm:
- Khấu hao các TSCĐ của công ty A tham gia thực hiện hợp đồng: 120.000
- Chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên tính vào chi phí nhân công trực tiếp do công ty A cử tham gia thực hiện hợp đồng: 300.000.
2.Chi phí và doanh thu chung liên quan đến hợp đồng cung cấp dịch vụ thực hiện trong năm N như sau:
- Chi phí tiền điện: 120.000, thuê GTGT 10%; Chi phí vật liệu trực tiếp : 150.000; Chi phí dịch vụ bằng tiền: 150.000, thuế GTGT 10%. Các chi phí được thanh toán bằng TGNH.
- Doanh thu của hợp đồng năm N theo giá chưa có thuế GTGT: 1.800.000, thu bằng TGNH, thuế GTGT 10%.
- Cuối năm N, phân chia chi phí và doanh thu chung theo tỷ lệ 50% cho mỗi bên tham gia liên doanh. Công ty A đã chuyển tiền gửi ngân hàng cho đối tác liên doanh (Thuế GTGT do công ty kê khai và nộp cho liên doanh).
Yêu cầu: Hãy tính toán, lập các bút toán ghi nhận và phân chia doanh thu và chi phí chung do công ty A thực hiện.
Ví dụ 11.6
Công ty A và công ty B kí hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đối tượng của hợp đồng là một hợp đồng với khách hàng H. Hợp đồng được thực hiện trong năm 3 năm kế từ năm N.
Theo hợp đồng, kết quả liên doanh được chia cho các bên là lợi nhuận sau thuế TNDN.
Công ty A thay mặt liên doanh kế toán toàn bộ các hoạt động của liên doanh. Lợi ích các bên tham gia liên doanh được chia theo tỷ lệ công ty A 60%, công ty B 40%. (Đơn vị tính:
triệu đ)
1. Công ty B góp vốn tham gia liên doanh gồm: 5.000 bằng TGNH và TSCĐHH , nguyên giá: 2.500, GTHMLK: 500. Các bên tham gia liên doanh thống nhất giá trị ghi sổ của tài sản là một phần của vốn góp.
2. Chi phí và doanh thu chung liên quan đến hợp đồng cung cấp dịch vụ thực hiện trong năm N như sau:
- Chi phí vật liệu trực tiếp: 1.500.
- Chi phí nhân công trực tiếp: 6.500.
- Khấu hao TSCĐ tham gia liên doanh: 2.000.
- Chi phí khác bằng TGNH chi cho công tác quản lý: 600, thuế GTGT 10%.
- Doanh thu của hợp đồng năm N theo giá chưa có thuế GTGT: 13.000, thu bằng TGNH, thuế GTGT 10%.
- Cuối năm N, phân chia chi phí và doanh thu chung theo tỷ lệ quy định trong hợp đồng cho mỗi bên tham gia liên doanh. Công ty A đã chuyển tiền gửi ngân hàng cho đối tác liên doanh. (Thuế GTGT và thuế TNDN (thuế suất 20%) do công ty A kê khai và nộp cho liên doanh).
Yêu cầu: Hãy tính toán, định khoản ghi nhận và phân chia doanh thu và chi phí chung do công ty A thực hiện.
Chủ đề 12: Hợp nhất kinh doanh
Tham khảo: Chuẩn mực 11, TT 200, TT 161...TT244.
Ví dụ 12.1.
Tại công ty P có tình hình sau, đơn vị: 1.000đ
- Ngày 01/01/N Công ty P mua tất cả tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng cách phát hành cho cổ đông của S 10.000 cổ phiếu mệnh giá 10/cổ phiếu. Giá trị thị trường của cổ phiếu phát hành này là 27/1 cổ phiếu.
- Dùng 1 TSCĐ HH để trao đổi cho cổ đông của công của cty S: Nguyên giá:
300.000 giá trị hao mòn lũy kế: 20.000. Giá trị hợp lý (Giá bán tương đương trên thị trường) chưa có thuế: 300.000; thuế suất thuế GTGT 10%.
- Các chi phí phát sinh về thuê định giá và kiểm toán liên quan đến việc mua tài sản và nợ phải trả của Công ty S mà Công ty P phải chi bằng TGNH là 40.000. Chi phí phát hành cổ phiếu của Công ty P chi bằng TGNH là 25.000.
- Giả sử tại ngày 31/12/N-1, Bảng Cân đối kế toán của Công ty S như sau: Tổng tài sản theo giá trị hợp lý: 620.000, tổng nợ phải trả theo giá trị hợp lý: 110.000. Sau khi mua, chỉ có Công ty P tồn tại, còn Công ty S giải thể.
Yêu cầu:
1. Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh? Xác định lợi thế thương mại?
2. Lập các định khoản phản ánh giao dịch hợp nhất kinh doanh?
3. Giả sử công ty S không giải thể, định khoản tại Cty P để lập BCTC riêng của P.
Ví dụ 12.2.
Ngày 01/01/N Công ty P mua tất cả tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng cách phát hành cho Công ty S 10.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu. Giá trị thị trường của cổ phiếu phát hành này là 42.000 đ/1 cổ phiếu. Các chi phí phát sinh về thuê định giá và kiểm toán liên quan đến việc mua tài sản và nợ phải trả của Công ty S mà Công ty P phải chi bằng tiền mặt là 40.000.000 đ. Chi phí phát hành cổ phiếu của Công ty P đã chi bằng tiền mặt là 25.000.000 đ. Sau khi mua, chỉ có Công ty P tồn tại, còn Công ty S giải thể. Tại thời điểm mua, Bảng cân đối kế toán của công ty S:
- Tổng tài sản theo giá trị hợp lý: 620.000.000.
- Tổng nợ phải trả theo giá trị hợp lý: 110.000.000
Yêu cầu: Tính toán , lập các bút toán phản ánh quá trình hợp nhất kinh doanh. Biết rằng sau khi xem xét lại giá trị hợp lý của các tài sản và nợ phải trả liên quan không thay đổi.
Ví dụ 12.3.
(Đơn vị tính: Triệu đồng).
- Nhà đầu tư H mua 20% cổ phần của công ty A vào ngày 01/01/N với giá trị là 35.000 đồng bằng tiền TGNH.
- Ngày 01/01/N+1, nhà đầu tư H mua thêm 60% cổ phần của công ty A với giá 220.000, thanh toán bằng TGNH và đạt được quyền kiểm soát. Trước khi đạt được quyền kiểm soát, nhà đầu tư không có ảnh hưởng đáng kể đối với công ty A. Giá thị trường cổ phiếu của công ty A mua ngày 1/1/N được đánh giá lại là 60.000.
Tại ngày 01/01/N+1, giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty A là 190.000. Trong đó có BĐS đầu tư có GTGS là 60.000, giá trị hợp lý là 110.000. Tài sản thuần theo giá ghi sổ là 140.000, trong đó vốn cổ phần là 50.000, LNSTCPP là 90.000.
Yêu cầu:
Tính toán, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh, lợi thế thương mại và ghi nhận khoản đầu tư trên BCTC riêng của H.
Chủ đề 13: Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh và trình bày thông tin trên Báo cáo Tài chính hợp nhất (Chuẩn mực 07,08, TT 202, TT 161...)
Ví dụ 13.1 (Đơn vị tính: 1 triệu đồng)
- Ngày 1/1/N, Công ty A mua 40% cổ phần của công ty B với giá 140.000. Công ty A thanh toán bằng: bất động sản đầu tư (đang chờ tăng giá) có giá gốc 100.000, giá trị hợp lý 110.000, thuế GTGT 10%. Số còn lại thanh toán bằng TGNH.
- Tại ngày mua, Công ty B có Bảng cân đối kế toán như sau:
- Tổng tài sản theo giá trị hợp lý: 400.000; Nợ phải trả theo giá trị hợp lý: 100.000.
Trong đó, có TSCĐ HH có giá trị còn lại là 190.000, giá trị hợp lý là 270.000. (TSCĐ còn khấu hao là 10 năm dùng cho công tác QLDN);
- Trong năm N, công ty B có lợi nhuận sau thuế là 30.000. Trong năm N, công ty B đã tạm chia cổ tức 10.000 bằng TGNH.
Yêu cầu:
1. Trên Báo cáo tài chính riêng của công ty A, các nghiệp vụ trên được ghi nhận và trình bày như thế nào?
2. Hãy tính toán chỉ tiêu “ Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh” để lập Báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư A lập cho tập đoàn (Biết rằng doanh nghiệp không có khoản đầu tư vào công ty liên kết hoặc góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát nào khác)
3. Giả sử năm N+1, Công ty B có lợi nhuận là 30.000, các tình hình khác không thay đổi, tính toán, lập bút toán điều chỉnh khi công ty A lập BCTC HN năm N+1.
Ví dụ 13.2. (Đơn vị tính: 1.000đ)
Ngày 1/1/N, Công ty cổ phần A đầu tư vào 1 cơ sở đồng kiểm soát là công ty B với tỷ lệ vốn góp là 50%. Giá trị vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là 2.500.000, gồm: 1 TSCĐ hữu hình: 1.300.000 (Nguyên giá: 1.400.000, giá trị hao mòn lũy kế: 150.000, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát dự kiến khấu hao 5 năm), chuyển một khoản nợ phải thu thành vốn góp liên doanh: 200.000.
Ngày 31/12/N
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty B cho thấy trong năm N Công ty này có lợi nhuận sau thuế là 90.000.
- Các bên góp vốn liên doanh đã nhất trí chia lợi nhuận trong năm là 40.000 (mỗi bên là 20.000). Công ty A đã thực nhận số lợi nhuận từ cơ sở đồng kiểm soát này là 10.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản ghi nhận các nghiệp vụ trên để lập BCTC riêng của công ty A
2. Tính toán, lập các bút toán điều chỉnh để trình bày chỉ tiêu liên quan khi công ty A lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm N của tập đoàn mà công ty A là công ty Mẹ.
Chủ đề 14: Các ví dụ liên quan đến chuẩn mực kế toán số 25 – BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con. Tham khảo: Chuẩn mực 25, QĐ15, TT 161...
Ví dụ 14.1 (Đơn vị: Triệu đồng)
- Ngày 1/1/N, Công ty A mua lại 80% cổ phiếu đang lưu hành của Công ty B với số tiền là 18.000 triệu đồng. Công ty thanh toán bằng phát hành cho cổ đông của công ty B số cổ phiếu có mệnh giá: 10.000; giá phát hành 15.000. Còn lại công ty A thanh toán bằng TGNH
- Giả sử rằng tại ngày mua giá trị hợp lý của tài sản thuần của Công ty B cao hơn với giá trị ghi sổ của nó là 1.000 (Chênh lệch liên quan đến BĐS đầu tư đang cho thuê, có thời gian khấu hao còn lại 10 năm). Trích tình hình vốn chủ sở hữu tại ngày mua của Công ty B như sau: Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 17.000; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 3.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản ghi nhận nghiệp vụ trên tại công ty A? Nghiệp vụ này ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty A như thế nào?
2. Tính toán, lập bút toán điều chỉnh liên quan khi công ty A lập BCTC hợp nhất 31/12/N cho tập đoàn mà công ty A là công ty mẹ?
Ví dụ 14.2
(Đơn vị tính: Triệu đồng).
- Nhà đầu tư H mua 20% cổ phần của công ty A vào ngày 01/01/N với giá trị là 35.000 đồng bằng tiền TGNH.
Ngày 01/01/N+1, nhà đầu tư H mua thêm 60% cổ phần của công ty A với giá 220.000, thanh toán bằng TGNH và đạt được quyền kiểm soát. Trước khi đạt được quyền kiểm soát, nhà đầu tư không có ảnh hưởng đáng kể đối với công ty A. Giá thị trường cổ phiếu của công ty A mua ngày 1/1/N được đánh giá lại là 60.000.
Tại ngày 01/01/N+1, giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty A là 190.000. Trong đó có BĐS đầu tư có GTGS là 60.000, giá trị hợp lý là 110.000. Tài sản thuần theo giá ghi sổ là 140.000, trong đó vốn cổ phần là 50.000, LNSTCPP là 90.000.
Yêu cầu:
Lập các bút toán điều chỉnh cần thiết liên quan khi công ty H lập BCTC hợp nhất tại ngày 31/12/N+1 và 31/12/N+2
Chủ đề 15: Xử lý các giao dịch nội bộ khi lập BCTC hợp nhất Tham khảo: Chuẩn mực 25, TT 202, TT 161...
Ví dụ 15.1.
Ngày 25/12/N, Công ty mẹ A bán hàng cho Công ty con B với giá bán 1.000 triệu đồng. Công ty B chưa thanh toán. Giá vốn mà Công ty mẹ mua số hàng trên là 600 triệu đồng. Thuế suất thuế TNDN mà hai công ty đều áp dụng là 20%, hàng hóa chịu thuế GTGT theo thuế suất 10%. Đến ngày 31/12/N, toàn bộ số hàng mua của Công ty mẹ vẫn tồn trong kho của Công ty con B.
Yêu cầu:
1. Phân tích tác động của nghiệp vụ trên đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A và công ty B?
2. Tính toán, thực hiện các bút toán điều chỉnh cần thiết khi lập BCTC hợp nhất của tập đoàn mà công ty A là công ty mẹ trong trường hợp nêu trên.
Ví dụ 15.2.
(Đơn vị tính: 1.000 đ)
- Ngày 25/12/N, Công ty mẹ A bán hàng cho Công ty con B với giá bán chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng. Giá vốn mà Công ty A mua số hàng trên là 600 triệu đồng.
Thời hạn thanh toán 45 ngày.
- Tính đến ngày 31/12/N, Công ty con B đã bán được 30% số hàng hoá mua của Công ty mẹ A cho các đơn vị ngoài Tập đoàn với giá chưa có thuế GTGT là 330 triệu đồng, chưa thu tiền.
- Thuế suất thuế TNDN mà hai công ty áp dụng đều là 20%. Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa là 10%.
Yêu cầu:
1. Phân tích tác động của tình huống trên đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh công ty A và công ty B?
2. Tính toán, thực hiện các bút toán điều chỉnh cần thiết khi lập BCTC hợp nhất tại này 31/12/N của tập đoàn mà công ty A là công ty mẹ trong từng trường hợp nêu trên.
3. Giả sử trong kì kế toán tiếp theo, công ty con B bán toàn bộ 70% số hàng còn lại, hãy tính toán, ghi nhận bút toán lại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kì để lập BCTC hợp nhất kì sau. (31/12/N+1)
Ví dụ 15.3
Trường hợp Công ty con bán hàng cho Công ty mẹ
Ngày 25/12/N, Công ty con A bán hàng cho Công ty mẹ B với giá bán 1.000 triệu đồng, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán. Giá vốn mà Công ty con mua số hàng trên là 600 triệu đồng. Thuế suất thuế TNDN là 20%. Đến ngày 31/12/N, toàn bộ số hàng mua của Công ty con vẫn tồn trong kho của Công ty mẹ B.
Yêu cầu:
1. Phân tích tác động của nghiệp vụ trên đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh lập tại 31/12/N của công ty A và công ty B?.
2. Tính toán, thực hiện các bút toán điều chỉnh cần thiết khi lập BCTC hợp nhất của tập đoàn mà công ty A là công ty mẹ trong trường hợp nêu trên. Biết rằng công ty mẹ năm 80% quyền kiểm soát công ty con.
Ví dụ 15.4
Bán TSCĐ trong nội bộ tập đoàn