Sáng kiến đã áp dụng tại: trường THCS Nguyễn Trãi, xã Eana, huyện Krông Ana.
Đối tượng:
- Những phương pháp và hình thức tổ chức tiết Vật Lí tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống hành tiết học thú vị, hiệu quả.
- Các tiết Vật Lí của lớp 7A6, 7A7, 9A1, 9A2 trường THCS Nguyễn Trãi – huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk.
Kết quả cụ thể khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Các nhà Tâm lý học đã nhận định rằng 75% của sự thành công là phát xuất từ kĩ năng sống. Sau khi thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức tiết học theo hướng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo tôi thu được kết quả rất tốt cụ thể:
Đã hình thành cho học sinh các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thuyết trình và nói trước đám đông, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xây dựng kế hoạch cho bản thân, kĩ năng hợp tác - làm việc theo nhóm, kĩ năng tư duy tích cực và sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng làm chủ bản thân - tự tin - quyết đoán ở mọi nơi mọi lúc. Và vận dụng các kĩ năng một cách thành thạo vào học tập và cuộc sống.
Giúp thay đổi hành vi tích cực và hiệu quả của học sinh, hạn chế các hành vi bạo lực, giảm thiểu tình trạng tự vẫn. Bên cạnh đó các hành vi thiện nguyện, giúp đỡ, ủng hộ xã hội cũng được nâng lên đáng kể.
Xây dựng cho học sinh các hành vi lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. Qua trải nghiệm, đã truyền đạt cho học sinh các thông điệp có hiệu quả hơn so với việc đưa ra lý thuyết đơn thuần. Qua đó học sinh bọc lộ thái độ kiên định của mình trước những cám dỗ từ những tệ nạn xã hội.
Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề bằng phương pháp tích cực. Việc dạy kĩ năng sống phải tuân theo nguyên tắc “mưa dầm thấm lâu” nên học sinh có tâm trạng thoải mái, cởi mở, phấn chấn, dễ tiếp thu. Các kĩ năng được tiếp thu một cách tự nhiên, không cưỡng ép, nhồi nhét. Các kĩ năng được học các em có thể vận dụng trực tiếp hàng ngày trong môi trường sống, gia đình, nhà trường.
Giúp học sinh có khả năng cân bằng thái độ, cảm xúc của bản thân, kiểm xoát hành vi và cảm xúc của bản thân tốt hơn. Các em có khả năng kiểm xoát cơn nóng giận, bốc đồng tốt hơn. Đồng thời khả năng giải quyết các xung đột với bạn bè xung quanh cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực.
Học sinh mau chóng hòa nhập với môi trường xung quanh, chóng hòa nhập với tập thể cũng như khẳng định được vị trí của mình trong tập thể.
Học sinh hứng thú, mong muốn tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực, chủ động.
Ý thức chấp hành nội quy của học sinh được nâng cao hơn, hạn chế được tối đa tình trạng vi phạm nội quy trường lớp.
Học sinh có cơ hội để rèn luyện khả năng quản lý, khả năng trình bày trước tập thể, bình tĩnh, tự tin cũng như tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do Chi đoàn và Liên đội tổ chức một cách hiệu quả.
Phần lớn các học sinh trong lớp rất hào hứng với công việc được giao, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm. Thậm chí, có những học sinh có bản tính khá nhút nhát nhưng cũng mạnh dạn, tích cực hơn. Đã hình thành cho học sinh các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống, biết làm chủ bản thân, tự tin, quyết đoán ở mọi nơi mọi lúc.
Các tiết học không còn sơ sài, qua qua như trước đây, mà diễn ra rất sôi nổi.
Giáo viên có cơ hội gần gũi học sinh, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em để ngăn chặn và xử lý kịp thời các biểu hiện vi phạm nội quy. Xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh.
Nhận thức của các em về an toàn giao thông, sử dụng năng lượng cũng thay đổi. Học sinh nắm chắc hơn kiến thức về an toàn giao thông, về năng lượng, về biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Đồng thời kích thích được các em ham tham quan, học hỏi, tò mò, muốn mở rộng tầm hiểu biết về các nội dung đã được trải nghiệm. Học sinh đã biết quay video, làm clip, lồng âm thanh, hình ảnh, phối cảnh, phối hình cho các hoạt động trải nghiệm của mình.
Học sinh đã làm được những điều vượt trội hơn các thầy cô tưởng.
Các em trưởng thành về cả trình độ và nhận thức, vốn sống. Các em rút ra được kinh nghiệm sống cho bản thân. Xác định được trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông:
tham gia giao thông an toàn hơn, không lạng lách đánh võng, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện; các em đã biết sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả, khi tan học tắt quạt và điện, dùng nước xong thì khóa vòi; làm ra những vật dụng chống ô nhiễm tiếng ồn cho trường học, gia đình… Đây là điều thực tế đôi khi nhà trường không thể dạy hết được, mà chỉ qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống học sinh hình thành được.
Sau khi thực hiện các tiết học Vật Lí gắn liền việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo tôi đã tham khảo ý kiến học sinh các lớp và kết quả thu được như sau:
Câu hỏi Có Không
Qua các tiết học Vật Lí mà các em đã học thì hình thức tổ chức có
phong phú và đa dạng không? 30 5
Các em có được giáo dục kĩ năng sống và tham gia hoạt động trải
nghiệm sáng tạo khi học tiết Vật Lí không? 29 6
Em thích học tiết Vật Lí hay không ? 32 3
Thông qua các kĩ năng sống mà học sinh đã hình thành được. Các em đã vận dụng những kĩ năng này vào học tập và cuộc sống, nêu cao tinh thần đoàn kết, cộng tác, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau; biết hợp tác với nhau tạo nên sức mạnh tập thể để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cụ thể tập thể lớp 7A7 đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận:
Kết quả điểm môn Vật Lí giữa học kì II năm 2018 – 2019 đối với lớp áp dụng đề tài
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
7A7 (35) 25 71,4 6 17,2 4 11,4 0 0 0 0
9A2 (30) 6 20 14 46,7 10 33,3 0 0 0 0
Kết quả điểm môn Vật Lí giữa học kì II năm 2018 – 2019 đối với lớp không áp dụng đề tài
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
7A6 (35) 20 57.1 7 20 8 22.9 0 0 0 0
9A1 (30) 2 6.7 15 50 13 43.3 0 0 0 0
Mặc khác, tôi cho các em viết bài thu hoạch với những nội dung liên quan đến chủ đề các em đã được học:
+ Phiếu số 1: Sau tiết học lồng ghép kĩ năng an toàn giao thông em đã hình thành được những kĩ năng gì khi tham gia giao thông?
+ Phiếu số 2: “Bạn An đến lớp thường xuyên bật quạt và bóng đèn, mặc dù trời vẫn sáng và mát. Đã thế nhiều lần sau khi rửa tay xong thì không thèm tắt vòi nước. Có người nhắc thì bạn bảo: có phải của nhà mình đâu mà...”. Em nghĩ gì về hành động của bạn An?
Kết quả: 100% học sinh tham gia viết bài, nhiều bài viết hay, có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân các em.