PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
IV. Tính mới của giải pháp
Với phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học Ngữ văn, tôi nhận thấy rằng đã có một số trường trên địa bàn huyện đã áp dụng và trường tôi cũng thế. Nhưng nhận thấy tiết học Văn vẫn còn nhiều bất cập, lớp học trầm, không sôi nổi, học sinh thì ngán ngẫm khi đến giờ học Văn…
Chính điều đó tôi đã không ngừng quan sát, tìm hiều và đưa ra giải pháp phù
trong giờ dạy Ngữ văn 9
hợp cho học sinh của mình. Trong đó, điều mà tôi đặc biệt chú ý đó là thao tác chủ động từ khâu thiết kế bài dạy, vì qua thao tác này sẽ giúp giáo viên chủ động kiến thức hơn, sáng tạo hơn khi tổ chức một giờ học sôi nổi. Điều không kém phần quan trọng và cũng có thể nói là tính mới của giải pháp này là để có một giờ học Văn sinh động, đầy ắp tiếng cười và sự đam mê tôi đã áp dụng thành công giải pháp sân khấu hóa tác phẩm văn học. Theo tôi, đổi mới đối với môn Văn trước hết phải thoát khỏi cách học một chiều thầy cứ đọc và trò cứ chép, những bài làm văn của các em lại được đi sao chép, cóp nhặt. Chỉ khi các em được trải nghiệm, được hóa thân vào tác phẩm, nhân vật thì mới có thể khắc sâu vào tâm hồn, suy nghĩ của các em, từ đó các em mới có thể yêu thích môn Văn, bởi “10 giờ dạy học một chiều không bằng 2 giờ các em tự tìm tòi, thể hiện”.
Chắc chắn những bài học này, những bài văn này sẽ theo các em suốt cuộc đời.
Đặc biệt hơn, với giải pháp lập phiếu phản hồi tôi nhận thấy đây là phương pháp vô cùng hữu hiệu giúp tôi có thể gần gũi với học sinh hơn, hiểu các em nhiều hơn, đồng thời từ đó tôi có thể đưa ra giải pháp kịp thời để giúp các em đến với bộ môn Ngữ văn bằng cả một tấm chân tình. Mặc dù, giải pháp tôi đưa ra có thể vẫn chưa phải là mới nhưng với tôi cái mới ở đây là tôi đã thực hiện, áp dụng giải pháp này một cách có hiệu quả và thu được một kết quả thật sự đáng mừng.
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Nhìn chung việc áp dụng những kinh nghiệm ở trên của bản thân tôi đã phần nào tạo được không khí học tập sôi nổi, tích cực, chủ động cho các em học sinh.
- Kiến thức: Đảm bảo đầy đủ nội dung bài dạy, khách quan khoa học theo đúng chuẩn kiến thức đặt ra trước đó. Nội dung bài dạy trở nên nhẹ nhàng, dễ hiểu phù hợp với tầm hiểu biết của học sinh, có thể giúp học sinh nhớ lâu kiến thức một cách tự nhiên nhất mà giáo viên không cần ép buộc các em theo kiểu học vẹt.
- Khả năng tự tin, chủ động, sáng tạo: Đây là những kinh nghiệm có sử dụng khá nhiều phương pháp dạy học tích cực, cho nên sau khi thực hiện kết quả lớn nhất thu về không chỉ là nội dung kiến thức mà các em còn tự nhận thấy vai trò cá nhân của mình trong tập thể và nâng cao khả năng làm chủ kiến thức của mình hơn. Điều này tạo tiền đề cho việc học sau này của các em với môn Ngữ văn nhẹ nhàng hơn, cũng như sẽ giúp giáo viên truyền thụ kiến thức dễ dàng hơn.
- Không khí giờ dạy Văn: Những kinh nghiệm đã thu hút các em hơn, giúp cho giờ dạy Văn hào hứng hơn, sinh động hơn và mang nhiều sức sống hơn tránh được cảm giác nhàm chán, buồn ngủ…
trong giờ dạy Ngữ văn 9
- Kết quả lâu dài: Một tiết học sôi nổi, tạo được sự hứng thú cho học sinh nó sẽ mang lại một hiệu quả lâu dài cho những tiết tương tự như vậy sau này, không những thế nó còn giúp học sinh khẳng định được bản thân mình trong quá trình học từ đó mà có sự phấn đấu tích cực, mạnh dạn hơn trong các tiết học.
Niềm vui được nhân lên khi kết quả học tập của các em đã có sự tiến bộ rõ rệt. Đối chiếu vơi kết quả năm học 2016-2017 khi chưa áp dụng giải pháp và từ kết quả tương đối thấp của đầu năm học 2017 – 2018 (như đã khảo sát ở phần thực trạng) thì đến cuối năm học 2017-2018 đã khả quan hơn. Cũng bằng việc điều tra, sát hạch về hứng thú học tập và kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh hai lớp 9A3 và 9A4, tôi đã thu được kết quả đáng mừng như sau:
+ Về hứng thú học tập:
Tổng
số HS Năm học Yêu thích Không yêu thích
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
60 2016-2017 15 25% 45 75%
63 2017-2018 45 71,4% 18 28,6%
+ Về kết quả học tập:
Tổn g số HS
Năm học
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
60 2016-2017 4 28,5% 15 25% 39 65% 2 3,3%
63 2017-2018 14 22,2% 22 34,9% 27 42,9% 0 0
Tuy kết quả trên chưa thực sự cao, chưa hoàn toàn mĩ mãn như mong uớc của tôi. Nhưng tôi có quyền hi vọng và tin tưởng rằng nếu như chúng ta thực sự cố gắng tìm ra những giải pháp tối ưu trong quá trình dạy học thì chắc chắn rằng tỉ lệ học sinh khá, giỏi sẽ luôn được nâng cao lên, đồng thời tỉ lệ học sinh yếu kém sẽ ngày một giảm xuống và quan trọng hơn các em luôn đón nhận chúng tôi trong mỗi giờ lên lớp.
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận
Dạy văn thì nhọc nhằn, lao tâm khổ tứ. Đã theo nghề thì đâu có ngại những gian khổ của nghề. Chính nỗi nhọc nhằn, vất vả của nghề tạo nên niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa cao cả của một giáo viên dạy Văn. Văn chương thì vô bờ, nghề dạy học thì thầm lặng, cuộc sống thì bộn bề, sôi động với bao nhiêu thăng trầm, toan tính. Cái tâm của người thầy dạy Văn là cốt lõi, là nền tảng của
trong giờ dạy Ngữ văn 9
mọi kinh nghiệm dạy học. Khi yêu bằng một tình yêu đủ lớn, người ta có muôn ngàn cách vượt qua những trở ngại để giữ gìn và bồi đắp tình yêu ấy.
Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần có: “Tim nhiệt tình, óc thông minh, mắt tinh, tai thính, chân năng động, tay rộng mở, miệng nở nụ cười, người đầy kĩ năng công cụ” để phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các hình thức dạy học tạo không khí hào hứng, vui tươi để học sinh tiếp thu bài có hiệu quả. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với việc học tập của con em mình sẽ chính là động lực mạnh mẽ giúp học sinh thực sự trở thành con ngoan, trò giỏi, là những công dân năng động, có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt, mỗi giáo viên cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu giảng dạy, tăng cường hiệu quả của các giờ sinh hoạt chuyên môn để đưa ra những bài giảng sinh động, hấp dẫn.
Tóm lại, ở tất cả các trường hợp thì sự quan tâm của giáo viên đến từng học sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng, kịp thời khích lệ động viên, đáp ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức là việc làm bức thiết.
Trong quá trình giảng dạy, thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy rằng để đạt hiệu quả cao, phải trải qua một quá trình luyện tập thường xuyên và lâu dài.
Muốn giúp học sinh học tốt thì nhà trường và gia đình cần chuẩn bị những điều kiện thuận lợi ban đầu về cơ sở vật chất để giúp các em được thoải mái khi học tập, đồng thời giáo viên cần phải kết hợp và sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt, có sự sáng tạo trong giảng dạy và một điều kiện không thể thiếu với mỗi giáo viên đó là sự kiên trì, tính cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ.
Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực chủ động trong giờ dạy học văn trên đây, mặc dù đã mang lại những hiệu quả nhất định giúp các em có hứng thú, yêu thích hơn với môn Văn, nhưng thiết nghĩ đó chỉ như một vài hạt muối bé nhỏ ném vào lòng đại dương thăm thẳm của nghiệp dạy Văn. Dù bé nhỏ, ít ỏi là thế nhưng nếu góp được chút mặn mòi nào đó cho công việc của những người dạy Văn. Tôi cũng cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện.
II. Kiến nghị
1. Đối với giáo viên
- Để thực hiện được công việc này thì giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, uốn nắn các em, hướng dẫn các em thường xuyên nhất là đối với học sinh yếu. Thay đổi linh hoạt các phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức để các em cảm thấy thoải mái, tự tin khi học.
trong giờ dạy Ngữ văn 9
- Đầu tư vào bài soạn, nghiên cứu kỹ để có câu hỏi thảo luận cho học sinh.
Câu hỏi phải khuyến khích được tất cả học sinh trong lớp suy nghĩ. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, vừa sức để học sinh có thể trả lời.
- Ngay từ đầu, xây dựng cho học sinh phương pháp học tập, những qui định đối với học sinh về việc học nói chung, môn Văn nói riêng. Hướng dẫn cho học sinh cách học cũng như cách soạn bài. Có kế hoạch kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
- Cần tôn trọng ý kiến học sinh, tạo điều kiện, dẫn dắt học sinh thể hiện quan điểm cá nhân của mình. Nắm vững qui trình tiết dạy và tiến hành các bước một cách linh hoạt, thuần thục.
- Giáo viên phải tận tình trong việc giảng dạy và kiên trì chờ đợi kết quả bởi vì làm công tác giáo dục là cả một quá trình lâu dài chứ không phải một sớm một chiều. Hàng tháng giáo viên phải theo dõi, phân loại từng đối tượng học sinh để có những biện pháp uốn nắn kịp thời những em không tiến bộ.
2. Đối với nhà trường
- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo chuyên môn kịp thời.
- Tạo điều kiện hết sức cho giáo viên trong các tiết dạy.
- Tạo môi trường học tập thân thiện để học sinh tích cực học tập.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học.
- Hằng năm, tổ chức các hội thi kể chuyện, tổ chức các hoạt động ngoại khóa… để các em có cơ hội thể hiện bản thân mình.
3. Đối với phụ huynh
Luôn có sự quan tâm sâu sắc đến việc học của con em mình nhất là tạo mọi điều kiện cho các hoạt động học tập của con em mình. Bàn ghế phải đúng kích cỡ, chổ ngồi phải đủ ánh sáng thuận lợi cho việc học ở nhà của các em.
Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Thùy Dung NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
………
………
………
………
trong giờ dạy Ngữ văn 9
………
………
………
………
………
………
………
………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
………
………
………
………
trong giờ dạy Ngữ văn 9
………
………
………
………
………
………
………
………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu)
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 6,7,8,9