Tổng quan khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xác định hàm lượng cacbon đen và bụi (PM10, PM2,5) tại một số nút giao thông của Hà Nội (Trang 38 - 42)

1.4.1. Hiện trạng chất lượng không khí tại Hà Nội

Từ những năm 2004, mức độ nhiễm không khí ở Hà Nội đã ở mức đáng báo động, chỉ số bụi về ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần, nhất là ở các quận nội thành như: Đống Đa, Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai. Năm 2009, Sở Tài nguyên và

28

Môi trường Hà Nội cho hay, nguyên nhân ô nhiễm không khí tại thủ đô là do 95%

lượng xe tải chở quá tải, không che chắn, không đảm bảo vệ sinh. Khi tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 4 – 5 lần. Kết quả quan trắc tại trạm khí tượng Láng (Hà Nội) cho thấy, lượng bụi PM10, nồng độ bụi lơ lửng tại thủ đô đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

Đầu năm 2012, ARIA Technologies - công ty cung cấp giải pháp tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng Pháp cho biết Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á, và là thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Theo ông Jacques Moussafir - Giám đốc ARIA, nguồn gây ô nhiễm chính là giao thông, thể hiện ở hàm lượng bụi PM10 cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của WHO.

Báo cáo môi trường quốc gia 2014 của Bộ Tài nguyên & Môi trường có chỉ ra các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam gồm: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp; xây dựng và dân sinh [40]; 5 năm gần đây, chất lượng không khí đô thị chưa có nhiều cải thiện, AQI vẫn ở mức tương đối cao. Năm 2013, Hà Nội có tới 237 ngày chất lượng không khí kém (AQI 101-200), 21 ngày chất lượng không khí xấu (AQI 201-300) và một ngày chất lượng không khí ở mức nguy hại (AQI>300) [41].

Trong năm 2017, Tổ chức Green ID – Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh đã công bố bản “Báo cáo chất lượng môi trường không khí năm 2017”, trong đó cảnh báo vấn đề về bụi ở Hà Nội vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại, ô nhiễm bụi liên tục ở mức cao. Tại đây, có 99 ngày nồng độ bụi PM2,5 trung bình trong 24h vượt quá Quy chuẩn Quốc gia hàng ngày (50 μg/m3), tương đương với khoảng 27% số ngày của năm 2017. Trong khi đó, có đến 275 ngày có nồng độ bụi PM2,5 trung bình vượt quá tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn của WHO tương ứng 75% số ngày trong năm [42].

Ba tháng đầu năm 2018, hàm lượng bụi trong không khí tại Hà Nội cũng ghi nhận giá trị khá cao. Nồng độ bụi PM2,5 trung bình là 63,2 μg/m3. Có 49 ngày tương ứng với 54% số ngày, trong đó nồng độ PM2,5 trung bình 24 giờ vượt quá giới hạn

29

được thiết lập trong QCVN 05:2013/ BTNMT. Chất lượng không khí có xu hướng xấu trong năm 2018 khi số giờ ở mức không tốt cho sức khỏe chiếm khoảng 80%

tổng thời gian [43].

Có thể nói, hiện trạng chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội hiện nay không chỉ cao nhất trong cả nước mà còn nằm trong tốp những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Hậu quả của tình trạng ô nhiễm này sẽ dẫn đến sự phơi nhiễm của một tỉ lệ lớn dân số đang sinh sống tại Hà Nội, gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ dân cư.

1.4.2. Hiện trạng không khí tại các nút giao thông của Hà Nội

Theo nghiên cứu của tổ chức JICA năm 2008 thì Hà Nội có 70 điểm thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông đặc biệt vào các cao điểm sáng, trưa và chiều tối.

Năm 2017, sau khi thống kê, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã công bố số điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng còn tồn tại trên địa bàn đã giảm xuống còn 37 điểm.

Tại những nút giao thông trọng điểm này, mức độ ô nhiễm không khí thường cao hơn gấp 5 – 6 lần quy chuẩn cho phép (Hội thảo “Cải thiện chất lượng không khí và giao thông đô thị”, Tổng cục Môi trường, 2012). Trong đó, vẫn có những “điểm đen” liên tục phát sinh ùn tắc giao thông và gây ô nhiễm môi trường không khí như:

dọc toàn tuyến từ cầu vượt Ngã Tư Sở đến khu vực Trần Phú; ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi; nút giao Xuân Thủy – Phạm Hùng – Hồ Tùng Mậu – Phạm Văn Đồng; nút giao Hoàng Minh Giám - Trần Duy Hưng - Nguyễn Chánh; …

Theo thống kê, phương tiện giao thông đường bộ tăng lên quá nhanh, trên địa bàn Hà Nội có hơn 5 triệu xe máy, gần 500 nghìn ô tô (chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2016 của ô tô là 10,2%/năm, của xe máy là 6,7%/năm. Dự báo với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì đến năm 2020 sẽ có hơn 800 nghìn ô tô; hơn 6 triệu xe mô tô, gắn máy. Đến năm 2030 số ô tô là gần 2 triệu; xe mô tô, gắn máy là 7,5 triệu. Sự gia tăng của phương tiện giao thông rõ rang đang ở mức nguy hiểm, dự báo tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.

30

Với lưu lượng xe tham gia giao thông lớn, chất lượng xe lưu hành lại không đạt tiêu chuẩn về khí thải, chất lượng nhiên liệu sử dụng chưa tốt: hàm lượng Benzen khoảng 5 % so với 1 %, hàm lượng lưu huỳnh trong diezen chiếm từ 0,5 – 1

% so với 0,05 % ở các nước trong khu vực là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm. Đặc biệt, khi xảy ra ách tắc, vận tốc của các phương tiện giao thông dừng ở mức 5 km/h, thậm chí bằng 0. Trong tình trạng này xe máy, ô tô con sẽ thải ra một lượng khí CO nhiều gấp 5 lần, xe buýt, xe tải nhiều gấp 3,6 lần so với chạy ở tốc độ 30 km/h. Vì vậy, việc xác định và đánh giá được tình hình ô nhiễm tại những nút giao thông trọng điểm kể trên sẽ góp phần giúp các nhà quản lý đưa ra được giải pháp, chính sách hiệu quả hơn nhằm hạn chế và kiểm soát tốt tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Thủ đô.

31

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xác định hàm lượng cacbon đen và bụi (PM10, PM2,5) tại một số nút giao thông của Hà Nội (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)