tài sản giữa các tháng (quý), giữa năm này với năm trước.
2. Xem xét sự biến động của từng loại hàng tồn kho giữa các tháng (quý) trong năm và với năm trước để phát hiện các biến động bất thường.
Tìm hiểu nguyên nhân các biến động này.
3. So sánh vòng quay hàng tồn kho giữa năm nay với năm trước và với kế hoạch. Tìm hiểu nguyên nhân sự biến động bất thường.
4. So sánh giá thành đơn vị năm nay với các năm trước và với kế hoạch xem có biến động hay không. Nếu có, tìm nguyên nhân biến động này.
B. Thủ tục kiểm tra chi tiết
1. Tìm hiểu :
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho. - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. - Phương pháp tính giá thành.
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
2. Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ :
Trình tự kiểm toán Thamchiếu Chữ ký, ngàytháng
- Chọn ……… nghiệp vụ nhập và ……… nghiệp vụ xuất kiểm tra xem có tuân thủ các qui trình về nhập - xuất kho, ghi chép, hạch toán đúng qui định và có đầy đủ chứng từ gốc đính kèm hay không?
Nếu kết quả tốt thì chấp nhận. Nếu kết quả xấu mở rộng phạm vi kiểm tra.
3. Đọc lại hồ sơ kiểm kê, tìm hiểu cách thức lưu kho và quản lý kho hàng.
Nếu đơn vị không tiến hành kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ, kiểm toán viên chọn một số mặt hàng tiến hành kiểm kê thực tế và cộng trừ lùi để xác định số lượng hàng tồn kho cuối kỳ là chính xác và đồng thời xem xét cách lưu kho, quản lý kho hàng.
4. Thu thập danh mục hàng tồn kho cuối kỳ. Đối chiếu số lượng trên danh mục này với biên bản kiểm kê có sự chứng kiến của kiểm toán viên.
5. Chọn ……… mặt hàng tồn kho kiểm tra phương pháp tính giá xuất kho xem có nhất quán với năm trước và phù hợp với chính sách kế toán hay không?
6. Xem xét cách tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Kiểm tra lại việc tính giá thành đơn vị.
7. Kiểm tra lại việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ. Kiểm tra tính đầy đủ của việc lập dự phòng bằng cách
- Xem các ghi chú về hàng tồn kho chậm luân chuyển, lỗi thời phát hiện trong quá trình kiểm kê.
- Rà soát trên báo cáo nhập - xuất - tồn để phát hiện các mặt hàng không có biến động trong kỳ.
8. Kiểm tra cut-off bằng cách : chọn ……… nghiệp vụ trước và sau ngày sau khi kết thúc niên độ để đảm bảo việc ghi chép đầy đủ và đúng.
Trình tự kiểm toán Thamchiếu Chữ ký, ngàytháng
10. Đối chiếu số liệu giữa Bảng cân đối số phát sinh với Sổ cái, Báo cáo nhập - xuất - tồn.
11. Đối chiếu số liệu trên Sổ chi tiết hàng tồn kho với Báo cáo nhập - xuất - tồn
12. Xem xét việc trình bày và công bố hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính.
C. Các thủ tục bổ sung (nếu có)
Phụ lục 2: Chương trình kiểm toán chi phí trả trước tại công ty ABC I
Trình tự kiểm toán Thamchiếu Chữ ký, ngàytháng
A. Thủ tục phân tích
1. Tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh, những đặc điểm liên quan đến chi phí trả trước của đơn vị.
2. Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp có so sánh về số dư của chi phí trả trước. đối chiếu từng số dư với sổ cái và giấy tờ làm việc năm trước (nếu là khách hàng cũ).
3. So sánh chi tiết số dư giữa năm báo cáo so với năm trước để xem xét những biến động bất thường.
B. Thủ tục kiểm tra chi tiết
1. Thực hiện đối chiếu số dư cuối kỳ giữa bảng cân đối với sổ cái, sổ chi tiết.
2. Kiểm tra chứng từ (hóa đơn, ký duyệt của những người có thẩm quyền, hợp đồng, bản thỏa thuận) kết hợp với việc kiểm tra các chứng từ thanh toán để chứng minh cho số phát sinh tăng.
Các khoản mục không thay đổi giữa các năm và khoản mục chi phí chờ kết chuyển: kiểm tra việc phân bổ vào chi phí và các tài khoản liên quan có được thực hiện nhất quán giữa các kỳ không? Nếu có thay đổi thì tìm hiểu nguyên nhân.
Đối với những khoản mục phát sinh bất thường trong kỳ: xem xét việc phân bổ có phù hợp với lợi ích do các các khoản mục đó mang lại hay không?
4. Thực hiện gửi thư xác nhận đối với các khoản phí trả trước (bảo hiểm, thuê nhà, …) còn hiệu lực (nếu có thể).
C. Các thủ tục bổ sung (nếu có)
Phụ lục 3: Chương trình kiểm toán chi phí phải trả tại công ty ABC
JJ
Trình tự kiểm toán Thamchiếu ngày, thángChữ ký
Article I. A. Thủ tục phân tích
So sánh chi phí phải trả năm nay với năm trước nhằm thấy rõ xu hướng và phát hiện những điểm bất thường
B. Thủ tục kiểm tra chi tiết
1. Đối chiếu số liệu trên bảng kê chi tiết các khoản chi phí phải trả do khách hàng lập với số liệu ghi nhận trên sổ cái, sổ chi tiết
2. Kiểm tra tính đầy đủ của các khoản nợ trích trước bằng việc tìm hiểu vấn đề kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu kết quả kiểm toán năm trước.
3. Kiểm tra mối quan hệ của các số dư tài khoản có liên quan nhằm phát hiện các khoản nợ phải trả chưa được ghi nhận.
Trình tự kiểm toán Thamchiếu ngày, thángChữ ký
4. Xem xét số dư chi phí phải trả năm trước xem chúng có được thanh tóan trong kỳ kế toán tiếp theo hoặc có khoản dự chi nào không thực phát sinh cần hoàn nhập
5. Kiểm tra tính hợp lý của các giả thuyết dùng làm cơ sở cho việc tính toán các khoản trích trước
6. Đánh giá sự chính xác của các số liệu này thông qua việc tính toán lại các khoản dự chi theo các cơ sở đã tìm hiểu ở bước 5, đồng thời kiểm tra xem khoản nợ trích trước là phù hợp với chính sách khách hàng và nhất quán với năm trước.
7. Kiểm tra chứng từ thu chi tiền, thu thập các hoá đơn đã hạch toán của khách hàng và xem xét lại các hóa đơn đã thanh toán sau ngày lập bảng Cân đối kế toán để đảm bảo rằng các khoản chi phí phải trả là có thực.
8. Xem xét có cần thiết thực hiện việc xác nhận trực tiếp từ nhà cung cấp dịch vụ hoặc chi phí hay không? (điều này cần thiết trong trường hợp tiền nợ giám đốc hay nhân viên Công ty và các công ty có liên quan. Việc xác nhận được tiến hành với sự đồng ý của khách hàng.
9. Xem xét các số liệu công bố trên báo cáo tài chính về chi phí phải trả có phù hợp với yêu cầu của các nguyên tắc kế toán được chấp nhận.
C. Các thủ tục bổ sung (nếu có)
Phụ lục 4:Chương trình kiểm toán khấu hao TSCĐ tại công ty ABC
L
Trình tự kiểm toán Thamchiếu ngày thángChữ ký,
A. Thủ tục phân tích B. Thủ tục kiểm tra chi tiết
Trình tự kiểm toán Thamchiếu ngày thángChữ ký,
1. Đối chiếu bảng tăng giảm TSCĐ với các bảng do khách hàng lập. Đối chiếu tổng nguyên giá TSCĐ, khấu hao tích lũy với (nếu có).
2. Đảm bảo rằng các TSCĐ tăng trong kỳ (có giá trị lớn) được quan sát trong kỳ kiểm kê và xác định các máy móc lỗi thời, không sử dụng (phải được ghi chú).
3. Đối với tài sản tăng trong năm từ bảng tổng hợp và thực hiện những bước sau để xác minh và kiểm tra quyền sở hữu đối với TSCĐ:
- Đối chiếu nguyên giá với chứng từ gốc như phiếu chi, hóa đơn mua hàng.
- Kết hợp với các tài khoản khác như phải trả, chi phí để xác định các khoản chi phí mua TSCĐ có được phản ánh vào giá trị tài sản không?
- Xét xem số phát sinh tăng tài sản cố định có bao gồm các khoản như chi phí trả trước dài hạn hay không?
- Đối với các tài sản có gốc ngoại tệ: xác định các tỷ giá chuyển đổi được áp dụng và việc hạch toán chênh lệch tỷ giá.
4. Kiểm tra việc chuyển vốn từ công trình xây dựng cơ bản vào TSCĐ.
- Kiểm tra hồ sơ có liên quan đối với giá trị lớn. Kiểm tra đối chiếu giá trị tài sản với quyết toán công trình, hợp đồng và các loại chứng từ có liên quan.
- Kiểm tra chứng từ đối với công trình tự làm, so sánh với dự toán để đánh giá tính hợp lý của giá trị công trình. 5. Kiểm tra các tài khoản chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay
thế phát sinh trong kỳ và xét xem liệu có chi phí nào cần hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ hay không? Kiểm tra các chứng từ có liên quan.
Trình tự kiểm toán Thamchiếu ngày thángChữ ký,
văn bản phê chuẩn cho việc thanh lý TSCĐ và chứng từ thu do thanh lý TSCĐ. Tính toán lại lãi lỗ do thanh lý tài sản.
7. Khấu hao tài sản cố định
- Đối chiếu tổng chi phí khấu hao và khấu hao lũy kế với sổ cái. Đối chiếu chi phí khấu hao với các bảng chi phí có liên quan.
- Đối chiếu tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ có phù hợp theo Quy định hiện hành hay không? Việc áp dụng cách tính khấu hao có nhất quán hay không? Nếu tỷ lệ khấu hao thay đổi ảm bảo rằng sự thay đổi đó được chứng minh hợp lý và hợp pháp.
- Đối chiếu chi phí khấu hao giữa các năm và giải thích sự khác biệt hoặc thay đổi bất thường.
- Đối với các khoản bất thường, tính toán lại chi phí khấu hao và đối chiếu với bản chi phí đã ghi chép.
8. Đối với tài sản cố định thuê tài chính + Thực hiện đối chiếu sổ tổng hợp và sổ cái.
+ Xem xét phương pháp khấu hao đối với tài sản thuê tài chính.
+ Chọn một số tài sản đã thuê và tuổi thuê trong kỳ thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra sự hiện hữu của tài sản và khẳng định rằng khách hàng vẫn đang sử dụng tài sản này.
- Kiểm tra chi phí thuê và thời hạn thuê thông qua hợp đồng thuê.
- Kiểm tra việc tính nguyên giá của tài sản thuê tà tiền lãi trả trong kỳ (đối với tài sản mới đi thuê)
- Tính toán lại khấu hao
Trình tự kiểm toán Thamchiếu ngày thángChữ ký,
thanh lý, kết thúc hợp đồng thuê và cách hạch toán tài sản này. 9. Đối với TSCĐ vô hình
Thu thập bảng tổng hợp phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ cũng như khấu hao trong kỳ và lũy kế của các chi phí trước hoạt động, tiền bản quyền, giá trị quyền sử dụng đất …
+ Kiểm tra, đối chiếu với sổ cái
+ Kiểm tra tính hợp lý của các chi phí được tính vào chi phí trước hoạt động. Phân loại nếu cần
+ Chọn một số tài sản hình thành trong năm thực hiện kiểm tra chi tiết:
- Đối chiếu giá trị trên sổ sách với chứng từ có liên quan: phiếu chi tiền, hợp đồng, hóa đơn …
- Kiểm tra việc phê chuẩn của người có thẩm quyền đối với những tài sản có giá trị lớn.
+ Kiểm tra khấu hao và tỷ lệ khấu hao tương tự như mục 6.
C. Các thủ tục bổ sung
1. Kiểm tra xem liệu có khoản thế chấp nào không dựa trên biên bản họp HĐQT, xác nhận nợ của ngân hàng và yêu cầu của quản lý.
2. Xem xét BCTC và giấy tờ làm việc năm trước để đảm bảo rằng các dữ liệu đối chiếu và BCTC đã bao gồm trong giấy tờ làm việc.
3. Nếu tài sản cố định khách hàng cho thuê hoạt động, ngoài việc kiểm tra hợp đồng thuê, biên bản bàn giao tài sản có thể gửi thư xác nhận từ bên thứ ba để kiểm tra tính hiện hữu (nếu tài sản có giá trị lớn).