PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, YẾU CƠ HỘI & THÁCH THỨC

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ BƯỞI VĨNH LONG (Trang 31 - 34)

Trong phần này chúng tôi sẽ khái quát lại những điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội & thách thức của chuỗi giá trị bưởi đặt trong bối cảnh chung của tình hình sản xuất & tiêu thụ trái cây Việt Nam hiện nay.

Điểm mạnh Điểm yếu

G

iố

n

g - Vĩnh Long hiện đã có một vài

giống bưởi chất lượng ngon, cho trái quanh năm như Năm Roi, Da Xanh: Năm Roi Bình Minh nổi tiếng chất lượng ngon, không hạt; - Da xanh hiện cũng đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường

- Nhiều công nghệ, tiến bộ kĩ thuật trong cải thiện giống, sản xuất cây giống đã và đang được thực hiện tại đây

- Người dân vẫn có thói quen mua cây giống giá rẻ, nguồn trôi nổi

- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ về giống chậm.

- Hiện nay nhiều loại bưởi bị nhiễm các bệnh mốc hồng, rày…chưa có phương pháp đặc trị, ý thức trồng trọt tuân thủ đúng kỹ thuật chăm sóc chưa cao

Đ

ất

đ

ai - Vùng đất Vĩnh Long thích hợp

cho việc trồng bưởi. Riêng huyện Bình Minh là nơi thích hợp nhất cho giống bưởi 5 roi - Theo dự án phát triển của UBND tỉnh Vĩnh Long, đến năm 2010, diện tích trồng bưởi cả tỉnh phát triển lên đến 9.000 ha.

- Diện tích cây trồng nhìn tổng thể vẫn còn manh mún, không tập trung

- Thói quen canh tác giống cây vẫn còn lạc hậu, trồng xen nhiều lọai tạp

- Chưa qui hoạch tốt vùng trồng cây, nhất là nơi trồng cây giống sạch bệnh

L i n h u

n - Bưởi Vĩnh Long có giá trị kinh

tế khá cao so với các loại trái cây khác trong vùng

- Giá bưởi hiện nay còn cao ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng.

- Giá thành cao khiến cho giá xuất khẩu bưởi cao trong khu vực

- Chưa tổ chức tốt các khâu thông tin về giá cả thị trường cho các tác nhân trong chuỗi, đặc biệt về xuất khẩu sp chế biến

T h ư ơ n g H iệ u & X u ất k h u . - Bưởi vĩnh Long đã có thị trường xuất khẩu tuy còn rất nhỏ so với sản lượng (5 – 10%) - Doanh nghiệp Hòang Gia đã xuất được bưởi 5 roi ra thị trường quốc tế dưới thương hiệu bảo hộ độc quyền Bưởi Năm Roi Hòang Gia

- Sản lượng bưởi đạt chất lượng còn hạn chế, không đủ đáp ứng ngay cả thị trường trong nước, chưa nói đến xuất khẩu. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều nhà máy chế biến phải điêu đứng.

- Lượng hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chưa nhiều, còn 1 lý do nữa là do sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu khắc khe của doanh nghiệp xuất khẩu

ô n g n g h s au t h u h ac h

- Thời gian bảo quản bưởi trong điều kiện tự nhiên khá dài.

- Việc bảo quản bưởi sau thu hoạch khá đơn giản so với các lọai cây trái khác

- Vùng ĐBSCL có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến trái cây có múi, trong đó có bưởi

- Chưa chuyển giao tốt các tiến bộ kĩ thuật về công nghệ sau thu hõach (vận chuyển, đóng gói, nhãn hàng) đặc biệt công nghệ chế biến bưởi

- Dây chuyền sản xuất bưởi chế biến không đạt công suất, một phần do nguồn cung cấp, một phần do chất lượng sản phẩm chế biến và thiếu đầu ra cho sp

Q u an h t ro n g c h u i g t

rị - Nhiều nhà vườn liên kết thành

những tiểu vùng chủ động tưới tiêu và chăm sóc theo đúng hướng dẫn khoa học, tạo thế đồng lòng trong giới làm vườn áp dụng tiến bộ mới để nâng cao trình độ sản xuất.

- Các Doanh Nghiệp như Hoàng Gia, Thế Nghiệp… ra đời bước đầu tạo sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và xây dựng được vùng chuyên canh mạnh hơn

- Hệ thống tiêu thụ bưởi (cũng như các trái cây khác tại Việt Nam) cho đến nay đưa dựa trên uy tín và thỏa thuận miệng, điều này cũng có mặt mạnh giúp cho các ‘hợp đồng’ thường được thực hiện đơn giản, nhanh, gọn

- Mối liên kết giữa nông dân và thương lái/ doanh nghiệp/người tiêu dùng còn kém, ảnh hưởng đến năng lực cung ứng hàng của thương lái, doanh nghiệp và việc huy động lượng hàng theo hợp đồng hay gặp trục trặc do thói quen và ý thức của nông dân trong mua bán còn kém (ai được giá thì bán, không muốn kí hợp đồng trong khi sản lượng của họ lại rất manh mún nên thương lái, doanh nghiệp không thể dễ dàng huy động một lượng hàng lớn 1khi cần)

- Hệ thống phân phối phần lớn vẫn còn hoạt động theo kiểu "mạnh ai nấy làm". Phần lớn thành viên trong hệ thống đều thiếu những kiến thức cơ bản về kinh doanh hiện đại khiến chi phí cao, chất lượng giảm và giá thành lớn

- Quan hệ buôn bán chưa được xây dựng trên nền tảng pháp lí nên chưa đảm bảo nguồn cung ứng và chất lượng như mong đợi.

- Thiếu sự phản hồi từ người tiêu dùng đến các khâu kinh doanh và trồng trọt, thiếu các luồng thông tin hai chiều, và thông tin tới các nhà chức trách. S q u an t âm c ác t c h

c - Được nhà nước, chính quyền

địa phương và các tổ chức quan tâm phát triển

Sự tác động mới thấy rõ lên người nông dân, thiếu tác động lên hệ thống thương lái, bán sỉ, lẻ, nhất là người tiêu dùng

Cơ Hội Thách Thức P h át t ri ển S n p h m & L ư u t h ô n g h àn g h ó

a - Vĩnh Long hiện có cơ hội lớn trong việc phát triển vùng chuyên canh bưởi việc phát triển vùng chuyên canh bưởi do bản thân đặc điểm tự nhiên của Vĩnh Long và các giống bưởi phát triển nổi tiếng từ lâu đời

- Liên kết sản xuất tiêu thụ trái cây (bao gồm Vĩnh Long) mang tên GAP Sông Tiền sẽ tạo ra trung tâm sản xuất, cung cấp giống cây ăn trái cho các tỉnh trong khu vực và cho cả nước; đồng thời phát triển sản xuất, thương mại (bởi nằm trong vùng có cả sân bay, cảng sông, có Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) - Chương trình thành lập chuỗi giá trị cho mặt hàng rau quả của Việt Nam từ nay đến năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng sẽ tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong hệ thống, và có sự phân công rõ ràng từ khâu sản xuất đến lưu thông - Sự thành lập của Trung tâm Thương mại trái cây Quốc gia đầu tiên do tỉnh Tiền Giang phối hợp với SATRA đầu tư xây dựng nối liền các tỉnh ĐBSCL với TP. HCM đã phần nào góp phần giúp giải quyết vấn đề giao dịch trái cây của ĐBSCL, trong đó có bưởi - Cơ hội hợp tác với các sân bay trong nước, tăng lượng bán trái lọai 1.

- Bưởi vẫn còn trồng manh mún đại trà, các cấp chính quyến gặp khó khăn trong việc qui hoạch phát triển để đạt sản lượng và chất lượng trái đồng đều => điều này cũng là thách thức lớn nhất, quyết định việc thành bại của bưởi trên thị trường trong và ngòai nước

- Việc mở rộng các khu công nghiệp ở vùng nông thôn đang đe doạ “lấn” đất trồng bưởi tại đây

- Ý thức và thói quen trồng trọt và kinh doanh nhỏ, thiếu hợp đồng cũng là những thách thức không nhỏ, khi sắp tới VN vào WTO, sức cạnh tranh rất lớn

- Chương trình thành lập chuỗi giá trị rất quan trọng, nhưng việc thực thi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trong đó là khâu liên kết giữa doanh nghiệp/thương lái thành hiệp hội lớn có sự trao đổi thông tin nhiều chiều tới các mấu chốt khác.

- Hiện nay trung tâm thương mại trái cây rất vắng khách (xem hình), mặc dù được đầu tư quy mô, hiện đại. Việc xem xét lại nguyên nhân, đẩy mạnh các mấu chốt nhân sự và cả hệ thống là 1 thách thức nhằm nâng cao tính hiệu quả của trung tâm.

N h u c âu t h i tr ư n g & x u ất u

Nhu cầu thị trường về bưởi tươi và các chế biến từ bưởi tăng cao trong những năm gần đây cả trong và ngòai nước do những đặc tính và công dụng tốt của trái bưởi lên sức khỏe con người (giảm choresterol, tăng vitamin C, chống sơ vữa thành mạch máu…)

- Khi Trung Quốc gia nhập WTO, việc xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc gặp khó khăn, do chính sách ưu đãi biên mậu không còn, trái cây nhập khẩu phải đạt chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà trái cây của ta ít đáp ứng được.

- Cũng do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún cho nên giá bưởi Việt Nam

Th h ư ơ n g h iệ u & s c n h tr an h

Chương trình bảo hộ xuất xứ hàng hóa của Sở Nông Nghiệp và Sở Thương Mại Tỉnh Vĩnh Long sẽ góp một cơ hội không nhỏ cho các tổ chức, doanh nghiệp muốn làm thương hiệu hàng hóa cho bưởi Vĩnh Long

- Sự cạnh tranh lành mạnh cũng là cơ hội cho bưởi Việt Nam tự khẳng định và hòan thiện hơn trên thị trường trong và ngòai nước.

- Khi VN gia nhập WTO, bưởi Vĩnh Long phải cạnh tranh với nhiều loại bưởi (trực tiếp) và trái cây khác (gián tiếp) trong khu vực và trên thế giới (nhất là Thái Lan và Trung quốc)* - Khả năng cạnh tranh cao giữa các thương hiệu nổi tiếng trong nước (Đoan Hùng, Phúc Trạch v.v.)

Một phần của tài liệu CHUỖI GIÁ TRỊ BƯỞI VĨNH LONG (Trang 31 - 34)