Các em có thể lựa chọn một trong những tác phẩm sau đây để phân tích: Mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ Sa Pa, Nói với con, ….
2.1 Nhân vật anh thanh niên:
a. Là con người thiết tha yêu cuộc sống:
- Được thể hiện qua tình cảm gắn bó, quan tâm, gần gũi của anh với những người xung quanh.
+ Lấy khúc cây chắn ngang đường để dừng xe, để được nói chuyện với mọi người.
+ Gửi củ tam thất cho vợ bác lái xe.
+ Trò chuyện cởi mở, tặng hoa, tặng quà ăn đường cho người vừa mới gặp lần đầu là ông họa sĩ, cô kĩ sư .
- Tinh thần lạc quan trong một hoàn cảnh sống nhiều khó khăn, thử thách:
+ Biết tạo ra niềm vui cho cuộc sống của mình.
+ Biết tổ chức một cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp.
+ Biết nối mình với cuộc sống văn minh, tự nâng cao hiểu biết, chuyên môn nhờ đọc sách.
=> Giúp anh thanh niên chủ động, vượt qua cuộc sống khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần.
b. Là con người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc.
- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao:
+ Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa.
+ Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc.
- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:
+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới.
+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét -> tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.
=> Là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.
2.2 Các nhân vật khác:
Ông họa sĩ:
- Là người từng trải trong nghệ thuật và cuộc sống:
+ Có quan điểm nghệ thuật đúng đắn: bỏ lại sau lưng đô thị phồn hoa để đi tìm cảm hứng sáng tạo cho mình.
+ Nhạy cảm, tinh tế:
- Là người có nhân cách, có cuộc sống nội tâm phong phú, biết yêu cuộc đời, yêu cái đẹp.
=> Hội tụ phẩm chất của người nghệ sĩ chân chính: tri thức lịch duyệt, nhân cách đẹp đẽ, khát vọng sáng tạo nghệ thuật…
Cô kĩ sư: Là nhân vật vừa góp phần tô đậm vẻ đẹp của anh thanh niên, vừa là môt nét vẽ không thể thiếu về vẻ đẹp của con người mới.
- Vẻ đẹp của lí tưởng, của nhiệt huyết tuổi trẻ:
+ Bỏ lại một mối tình nhạt nhẽo, xa gia đình.
+ Xung phong công tác ở vùng núi cao.
-> Bản lĩnh, nghị lực phi thường.
- Vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm, khao khát được khám phá, được nhận thức:
+ Nhận ra tình yêu cuộc sống của anh thanh niên, cách ứng xử tự nhiên, chân thành song cũng rất lãng mạn của anh.
+ Nghe câu chuyện của anh, cô nhận ra cuộc sống này thật đáng để yêu, để sống.
=> Cô cũng xứng đáng là một biểu tượng đẹp về con người mới của văn học giai đoạn này.
* Tác động
- Làm những việc mình đam mê sẽ luôn đem đến cho bản thân sự hạnh phúc.
- Mỗi người phải có ý thức, trách nhiệm đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
- Trước mọi khó khăn, thử thách phải có tinh thần lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống.
- Sống khiêm tốn và đức hi sinh thầm lặng.
- Trao đi tình yêu thương, sự chân thành chắc chắn sẽ nhận lại sự yêu thương từ những người xung quanh.
3. Tổng kết
Đề thi chính thức vào 10 môn Văn PTNK Hồ Chí Minh (Năm học 2018 - 2019) Câu 1: (3.0 điểm)
“Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạn đến. Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”.
(Trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng, Ngữ Văn 8, NXB Giáo dục 2014, tr 16) 1. Nhận biết
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào của nhà văn Nguyên Hồng (0,5 điểm) 2. Thông hiểu
Tìm 2 quan hệ từ diễn tả ý đối lập trong đoạn văn trên. Hai quan hệ từ đó biểu hiện ý nghĩa gì? (0,5 điểm)
3. Thông hiểu
Từ “rất kịch” có nghĩa là gì? Từ này cho thấy nét tính cách nào của nhân vật “cô tôi”?
4. Thông hiểu
Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng gợi cho anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào mà anh chị đã được học? Vì sao? (0,5 điểm)
5. Vận dụng
Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) để nói lên cảm nhận của anh/chị về tình mẫu tử trong nghịch cảnh (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm) Vận dụng cao
THUẬT GIẾT RỒNG
Chu Bình Man học thuật giết rồng của Chi Li. Bao năm khánh kiệt gia sản, mất có đến nghìn vàng. Thành tài, nhưng không biết dùng làm gì cả. (Bình giải ngụ ngôn Trung Quốc, Trương Chính, Nxb Giáo dục 1999, tr 14)
Từ câu chuyện trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy) cho biết suy nghĩ của anh/chị về việc lựa chọn sự học trong bối cảnh hiện nay.
Câu 3: (4,0 điểm) Vận dụng cao
Có ý kiến cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”. Từ ý kiến trên, hãy phân tích sự gắn bó giữa con người và quê hương trong một vài tác phẩm đã học và đã đọc.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1:
1.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài học Cách giải:
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng.
2.
Phương pháp: căn cứ bài Quan hệ từ Cách giải:
- Hai quan hệ từ diễn tả ý đối lập trong đoạn văn: nhưng (nhận ra những ý nghĩ cay độc), mặc dầu (nom một năm ròng).
- Hai quan hệ từ đó biểu hiện ý nghĩa: khẳng định tình yêu thương, sự thấu hiểu của bé Hồng dành cho mẹ dù bà cô có rắp tâm gieo vào đầu em những ý nghĩ không tốt về mẹ em.
3.
Phương pháp: phân tích, lí giải Cách giải:
- Từ “rất kịch”: rất giống như đóng kịch, ở đây có nghĩa là rất giả dối.
- Từ này cho thấy nét tính cách của “cô tôi” là giả dối, cay độc.
4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải:
Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng gợi đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” vì người phụ nữ trong cả hai tác phẩm đều đức hạnh, nhưng số phận bất hạnh.
5.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải:
* Yêu cầu về hình thức: đoạn văn 5-7 dòng.
* Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn đảm bảo những nội dung chính sau:
- Tình mẫu tử trong nghịch cảnh là tình yêu thương của mẹ dành cho con trong những hoàn cảnh éo le, trong khó khăn, thử thách.
- Trong nghịch cảnh, tình mẹ được biểu hiện như sau:
+ Có thể là niềm tin dành cho con trong những gian khó.
+ Có thể là tình yêu thương để tiếp cho con sức mạnh.
+ Trong những tình cảnh éo le nhất, mẹ có thể hi sinh cả sự sống cho con.
- Tình mẹ luôn “bao la như biển Thái Bình dạt dào”, vì Thượng đế không có mặt ở khắp mọi nơi nên Người sinh ra người mẹ để bao bọc, chở che, yêu thương con. Hơn tất cả, trong những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời, có tình mẫu tử là có nguồn sức mạnh thiêng liêng nhất, bởi cuộc đời chỉ cần được tin và được hiểu từ chính những người thân thương nhất mà thôi.
Câu 2:
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp Cách giải:
* Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).
- Có đủ bố cục ba phần: Mở, Thân, Kết.
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng chú ý đảm bảo những ý chính sau: