Khái niệm chung về cảnh quan

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐÁ BIA Ở TỈNH PHÚ YÊN (Trang 20 - 33)

Tùy theo mỗi ngành mà có các quan điểm khác nhau về cảnh quan. Đối với các nhà địa lý, cảnh quan (Landscape) là bộ phận của trái đất, có những đặt điểm riêng về địa hình, khí hậu, thực vật, đất đai và động thực vật.A.A Xontep (1962) đưa ra định nghĩa:“Cảnh quan là một tổng hợp thể tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, một khí hậu giống nhau và bao gồm một tập

hợp các cảnh dạng chính và phụ quan hệ với nhau về mặt động lực và lặp lại một cách có quy luật trong không gian, tập hợp này chỉ thuộc riêng cho cảnh quan đó”.

Khái niệm về cảnh quan phụ thuộc vào các quan niệm của người nghiên cứu.

Cảnh quan có thể nói đơn giản là một bức tranh trong một khung cảnh (Lê Huy Bá, 2004).

Phần lớn khi nói về cảnh quan, người ta thường xét trên quan điểm hình thái học, nghĩa là cảnh nhìn được. Vậy ta có thể phân biệt các cảnh quan thiên nhiên như sau: Cảnh quan vùng núi; Cảnh quan vùng đồng bằng; Cảnh quan vùng ven biển;

Cảnh quan vùng hoang mạc… Tuy nhiên do có sự hiện diện của con người cùng với các hoạt động của mình, ngoài các cảnh quan thiên nhiên còn có các cảnh quan nhân tạo bao gồm các thành phần cảnh quan thiên nhiên và các yếu tố mới do con người tạo ra. Các quá trình hoạt động kinh tế - xã hội của con người đã làm biến đổi về động thực vật, chế độ nước, hoặc phá vỡ mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các yếu tố đã được hình thành trong cảnh quan như mạng lưới điện, hệ thống giao thông, nhà máy, khu dân cư… nghĩa là đã hình thành những đơn vị cảnh quan mới – cảnh quan nhân tạo. Một số kiểu cảnh quan nhân tạo như: cảnh quan làng bản; cảnh quan đô thị; cảnh quan vùng nghỉ ngơi giải trí; cảnh quan đồng ruộng; cảnh quan khu công nghiệp…

Như vậy Cảnh quan là khái niệm chung để chỉ các tổng thể lãnh thổ tự nhiên của bất kì quy mô nào có sự đồng nhất tương đối về một số hợp quần tự nhiên nào đó, chúng mang tính kiểu loại theo các chỉ tiêu (dấu hiệu) của sự đồng nhất tương đối đó.

2.4.2. Tài nguyên du lịch sinh thái.

Tài nguyên du lịch sinh thái là những cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, ...được sáng tạo ra từ sức lao động của con người nhằm sử dụng thỏa mãn du lịch và nó cũng là yếu tố để hình thành nên các khu, điểm, tuyến du lịch hấp dẫn.

Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn.

2.4.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên.

Các yếu tố tự nhiên đều là tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên ở dạng đang sử dụng trực tiếp vào hoạt động du lịch hoặc ở dạng tiềm năng.

Các dạng địa hình đặc biệt có giá trị lớn trong việc thu hút khách du lịch: địa hình núi cho người leo núi, cho du lịch sinh thái; sông suối đẹp, các mạch nước, ghềnh thác; các hồ trên núi, các bãi biển - bờ biển; các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn động vật, thực vật quý; các yếu tố khí hậu đặc biệt cho du lịch như: nhiệt độ không khí, sự trong lành, mức độ chiếu sáng; các cảnh quan văn hóa, thẩm mỹ.

2.4.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn.

Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn gồm có di sản văn hóa, di sản hạ tầng cơ sở.

Di sản văn hóa: là khảo cổ, những công trình và di tích kỷ niệm lịch sử, những di tích văn hóa đã được xếp hạng, thắng cảnh và những kiến trúc địa phương, văn hóa dân gian, ...

Di sản hạ tầng: đường xá, công trình hạ tầng, công viên cho giải trí du lịch...

2.5. Phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Theo hội đồng thế giới về môi trường và phát triển, thì: “PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội, mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.”

“Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức“(Allen K., 1993)

Một số nguyên tắc cơ bản phát triển DLST bền vững:

- Khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, gìn giữ toàn vẹn sinh thái để đảm bảo thỏa mãn lâu dài nhu cầu của khách, tạo nhiều cơ hội cho cộng đồng có nguồn thu đảm bảo cho các hoạt động phát triển du lịch.

- Phát triển du lịch hợp lý với quy hoạch kinh tế - xã hội bởi du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên vùng, liên ngành và xã hội hóa cao.

- Phát triển cộng đồng để nâng cao khả năng tham gia hoạt động du lịch của người dân địa phương.

- Bảo vệ bản sắc văn hóa, tránh những tác động tiêu cực của văn hóa ngoại lai, không để những giá trị văn hóa bị thương mại hóa.

- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ giá trị văn hóa của khách du lịch, cộng đồng địa phương.

- Đảm bảo an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.

2.6. Khái quát phương pháp SWOT.

Khái niệm: Phân tích SWOT là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống, trong đó:

- Phân tích điểm mạnh(S = Strength), điểm yếu (W = Weakness) là sự đánh giá từ bên trong. Tự đánh về khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh (hỗ trợ mục tiêu) hay điểm yếu (cản trở mục tiêu).

- Phân tích cơ hội (O = Opportunities), thách thức (T = Threats) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng), lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội (hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu).

Ý nghĩa của phân tích SWOT:

- Phân tích SWOT là một cách rất hiệu quả để biểu thị ưu thế, yếu thế, khảo sát cơ hội và thách thức mà cá nhân hay tổ chức của chúng ta gặp trong quá trình sinh sống hay công tác. Khi thực hiện phân tích sử dụng SWOT sẽ giúp cá nhân hay cơ quan tổ chức của chúng ta tập trung các hoạt động vào các lĩnh vực mà bạn có ưu thế và ở đó có cơ hội nhiều nhất.

- Phân tích SWOT rất thường được sử dụng trong các báo cáo định kỳ, trong xây dựng một tổ chức, công ty, trong việc thành lập một dự án, xây dựng một chiến lược phát triển cho một ngành kinh tế…

- Phân tích SWOT còn có thể áp dụng cho cuộc sống đời thường của cá nhân, khi cần phải quyết định trước những phương án chọn lựa cho hướng tương lai, vạch ra hành động để thực hiện mục tiêu nào đó.

- Trong DLST, phân tích SWOT có thể được áp dụng để vạch ra kế hoạch chiến lược phát triển cho một khu DLST nào đó.

2.7. Khái quát về khu du lịch sinh thái Đá Bia.

2.7.1. Vị trí địa lý.

Khu du lịch sinh thái Đá Bia nằm sát Quốc lộ IA, cạnh cầu Suối lớn,trong phạm vi của khu văn hóa-lịch sử-môi trường Đèo Cả. địa phận thuộc: Xã Hòa Xuân Nam- huyện Tuy Hòa-tỉnh Phú Yên. Trung tâm khu vực cách thành phố Tuy Hòa 27km, sân bay Đông Tác 19km về phía Bắc, cách cảng Vũng Rô 5km, vịnh Văn Phong 30km, thành phố Nha Trang-tỉnh Khánh Hòa 95km về phía Nam.

 Tổng diện tích toàn khu du lịch: 345ha.

Hình 2.1 Bản đồ vị trí khu DLST Đá Bia tỉnh Phú Yên.

Diện tích đầu tư quy hoạch khai thác du lịch: 45ha.

Diện tích bảo vệ và phát triển rừng: 300ha.

 Địa giới tiếp giáp:

Phía Tây giáp Quốc lộ IA và cầu Suối lớn.

Phía Đông, Nam, Bắc tiếp giáp khu rừng Đèo Cả.

2.7.2. Truyền thuyết về núi Đá Bia.

Núi Đá Bia có tên chữ là Thạch Bi Sơn, nằm trên dãy Đèo Cả nằm , có độ cao 706 mét so với mặt nước biển. Con đường từ phía nam Đèo Cả thông lên núi Đá Bia bằng những bậc cấp, do Đoàn Thanh Niên Phú Yên thực hiện từ năm 2001 sau nhiều lần tổ chức du khảo.

Núi Đá Bia nằm doi ra sát mặt biển tạo thành những mỏm đá từ biển nhìn vào giống những hình thù kỳ dị như đầu sư tử, đầu rồng. Trên chóp đỉnh núi có một tảng đá khổng lồ đứng vươn thẳng lên trời cao, quanh năm mây trắng che phủ.

Đứng dưới chân tảng đá, phải ngửa mặt mới trông thấy tầng chót vót đỉnh cao.

Trên tầng cao bao la, nhìn về hướng tây là núi rừng trùng điệp, là những mái ngói đỏ ẩn mình trong màu xanh mạ non; nhìn ra phía đông mênh mông màu xanh nước biển; ngước mặt nhìn trời trời cao lồng lộng, thăm thẳm xanh. Thỉnh thoảng vài lọn mây trắng kéo qua có thể vói tay chạm vào được. Gió ngàn reo quanh triền đá, sóng biển lao xao thầm thì dưới kia và những cánh chim hải âu xoải cánh dài như nối liền một giao khúc giữa đất trờiÁa thiêng liêng này, khiến mọi người đứng trên tầng cao dễ có cảm tưởng như đang đứng trên chốn bồng lai tiên cảnh, như những chàng Từ Thức lạc non tiên, và hơn hết như được sống lại một thuở hào hùng của cha ông thời mở cõi.

Hình 2.2 Đường đến khu DLST Đá Bia

Bên dưới kia, về hướng đông-nam là ngọn hải đăng Mũi Điện toả quầng sáng trắng lung linh soi biển đêm, là ngọn đèn dẫn đường mở ra những hướng đi tới

những chân trời mới lạ, há chẳng làm hài lòng tiền nhân trên chót vót tầng cao kia sao?

Nhiều bộ sử Việt đã chép lại vắn tắt thời kỳ vua Lê Thánh Tông thân chinh đánh dẹp quân Chiêm Thành quấy nhiễu bờ cõi và lấy núi Đá Bia phân định ranh giới hai nước Việt-Chiêm và có khắc bia trên đó ghi niên hiệu Hồng Đức. Song nội dung văn bia đó chỉ là truyền khẩu, bởi vết tích để lưu lại thì không thấy được gì ngoài một tảng đá cao sừng sững bám quanh là những loài cây ký sinh cùng những đụn mây trắng xốp ôm quanh.

Trong Phủ Biên Tạp Lục, quyển II Lê Quý Đôn mô tả Đá Bia như sau: “Núi Thạch Bi ở phủ Phú Yên là chỗ tiên triều (tức Lê Thánh Tông, ghi chú của người viết) phân địa giới với Chiêm Thành. Núi đến rất xa, tự đầu nguồn liên lạc đến bờ biển. Núi này cao hơn các núi khác. Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, lấy đất đặt xứ Quảng Nam, lập dòng dõi vua Chiêm Thành cũ, phong cho đất tự núi ấy trở về phía Tây, tạc đỉnh núi lập bia làm địa giới, xoay lưng về phía Bắc, mặt về phía Nam, lâu ngày dấu chữ đã mòn mất. Họ Nguyễn đánh Chiêm Thành lấy đất đặt các phủ Bình Khang, Diên Khánh. Đường tự Phú Yên vào Bình Khang theo chân núi, sắc đá đều đen. Tháng 12 năm Tân Mão, chợt có một tiếng sét rất to, đá biến thành sắc trắng cả, trông xa một tòa núi Thạch Bi đứng sững như đá vôi. Nguyễn Phúc Thuần sai đến tế”.

Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì chép: “Vua Lê Thánh Tông đánh đuổi Chiêm Thành chạy khỏi núi Đại Lãnh, bèn cho khắc chữ vào Đá Bia làm mốc giới”.

Còn theo Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn thì chép như sau: “Đầu tháng Tư, quân Nam chinh về tới Nghệ An... Tháng Sáu vua hạ chiếu lấy những đất mới của Chiêm Thành làm phủ Thừa Tuyên, Quảng Nam... Vua còn cho san (phá) cái đỉnh núi cao nhất ngoài bờ biển giáp địa giới nước Nam Bang (Phan Rang) để dựng thành cái bia làm giới hạn, gọi núi ấy là núi Thạch Bi, nay là dãy núi giáp giới Phú Yên-Khánh Hoà chạy dài xuống tận biển tạo thành mũi Varrella”.

Ông Nguyễn Siêu, trong “Phương Đình Dư Địa Chí” cho rằng, bi văn khắc vào núi Đá Bia có câu:

“Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong An Nam quá thử, tướng tru binh chiết”

Dịch nghĩa:

“Chiêm Thành vượt qua, binh bại nước mất An Nam vượt qua, tướng chết quân tan”.

Trong khi đó các sách của người Trung Hoa như các quyển: Quảng Châu ký, Tùy Thư, Thông Điển, Tân Đường Thư, Tần Thư Địa Lý chí, Nam Việt chí, Thái Bình Ngự lãm đều cho rằng Đá Bia là nơi viên tướng nhà Hán là Mã Viện đã cho trồng cột đồng để phân ranh giới: phía Bắc là đất Nhật Nam thuộc nhà Hán, phía Nam là đất của nước Tây Đồ Di. Tên núi lúc ấy là Đồng Trụ Sơn, đến đời vua Lê Thánh Tông khắc bia mới khắc khắc bia mới đổi là Thạch Bi Sơn.

Núi Đá Bia còn được các nhà hàng hải Pháp thời đó gọi là Ngón Tay Chúa (Le Doigt de Dieu) vì theo họ khi đi ngoài biển nhìn vào, tảng đá trên núi dựng cao giống ngón tay chỉ lên trời cao. Đó là điểm tiêu để làm căn cứ cho tàu chạy dọc theo biển Đông. Sau này, năm 1890 một sĩ quan hải quân người Pháp tên Varella cho xây một ngọn hải đăng định vị cho tàu bè qua lại. Chính vị trí này, dân địa phương gọi là Mũi Điện, còn trong sách địa lý hàng hải thì gọi Mũi Varella.

Dị bản: Theo dân tộc Êđê thì: Núi Đá Bia còn gọi là Kút H’Phil. Đó là tên người vợ thứ 3 (dân tộc Êđê) của vua Chăm Poromê (có 3 người vợ: vợ cả người Chăm, vợ hai người Kinh, vợ ba người Êđê), khi bà chết được chôn tại đây, mộ đắp cao thành núi.

Còn người Chăm gọi Đá Bia là Hduơn Ktol, có nghĩa là núi Cùi Bắp vì trông hình dạng rất giống chiếc cùi bắp cắm trên cao. Một ngày kia, thủ lĩnh của bộ tộc Chăm ra lệnh toàn bộ các chiến binh phải thử cung tên của mình để kiểm tra hiệu quả của loại vũ khí này. Tất cả đều leo lên ngọn núi cao Chư Sê và giương cung nỏ, nhắm vào tiêu điểm là núi Cùi Bắp để bắn. Tất cả các mũi tên đồng loạt bật khỏi dây cung và xuyên thủng núi Cùi Bắp tạo thành một đường hầm chạy thẳng ra biển.

Ngày nay người Chăm vẫn tin rằng dưới chân núi Đá Bia, đoạn từ QL1A ra biển có một đường hầm rộng, thẳng tắp. Đó là đường hầm do tổ tiên họ thử cung tên ngày xưa.(Theo lời kể của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Ka Sô Liễng và bà con người Chăm H’Roi ở Ea Charang, Krông Pa).

2.8. Định hướng phát triển khu DLST Đá Bia khi thành lập.

- Hoàn chỉnh công tác quy hoạch các điểm du lịch trong khu DLST Đá Bia;

xây dựng các trục đường bộ nối các điểm du lịch, xây dựng các trạm xe du lịch trên tuyến quốc lộ 1A.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp các nhà nghỉ, nhà hàng trong khu DLST Đá Bia, triển khai các dự án xây dựng khu DLST Đá Bia, khu vui chơi giải trí đã phê duyệt.

- Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng về nhân văn, lịch sử văn hóa của khu vực để phục vụ du lịch như: đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa; nâng cao qui mô, chất lượng tổ chức các lễ hội truyền thống…

- Phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa ẩm thực; chế biến món ăn đặc sản của địa phương thật hấp dẫn để phục vụ khách du lịch.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch, tổ chức đào tạo và đào tạo lại bằng nhiều hình thức đồng thời thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, tin học.

- Đẩy mạnh quản bá du lịch, xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức như: phát hành các ấn phẩm quảng cáo, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, với một số hàng lữ hành du lịch quốc tế để giới thiệu, quảng bá về khu DLST Đá Bia; thực hiện các chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh và thành phố, nhất là các tỉnh trong khu vực và TP. HCM; tổ chức các sự kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh để thu hút khách đến khu DLST Đá Bia.

2.9. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên.

Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn.

Đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, có vị trí địa sinh thái đặc biệt với vị trí 13-14o vĩ độ Bắc được các nhà địa lý xem

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐÁ BIA Ở TỈNH PHÚ YÊN (Trang 20 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)