Thời gian và địa điểm khảo sát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008 (Trang 22 - 44)

Quá trình khảo sát được tiến hành trên huyện Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một của tỉnh Bình Dương từ tháng 2/2008 đến tháng 3/ 2008.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả khảo sát hiện trạng cung ứng hoa kiểng ở 2 huyện, thị Dĩ An và Thủ Dầu Một.

4.1.1.Thực trạng kinh doanh

Qua điều tra 31 hộ kinh doanh hoa kiểng trên địa bàn huyện Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một cho thấy, phần lớn các nghệ nhân tập trung vào việc trồng và kinh doanh hoa lan, tiếp đến là sứ thái còn các loại hoa kiểng khác thì chiếm số ít.Các hộ chỉ chuyên kinh doanh hoa kiểng thì thường là phải nhập, mua lại từ các tỉnh khác như Tp.HỒ Chí Minh…

Công nghệ trồng hoa còn lạc hậu, chủ yếu là trồng tự nhiên, không nhà lưới, cơ sở vật chất còn thấp, trong khi công nghệ hiện đại, kinh doanh có quy mô thì cần phải có nhà lưới để chủ động kiểm soát điều chỉnh nhiệt độ, ánh sang thời gian nở hoa, chống sâu bệnh, mưa gió.

Việc kinh doanh hoa kiểng cần một thời gian dài, sự đầu tư lớn trong khi đó người dân ở đây chỉ làm ăn nhỏ lẻ, manh mún với số vốn khá ít và kinh doanh mang tính chất tự phát không có quy mô cũng như nhũng kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm.Các hộ kinh doanh sản xuất chỉ bằng kinh nghiệm truyền thống, chưa qua trường lớp hay

các khóa đào tạo về kinh doanh.Vì vậy hầu hết các hộ được khảo sát đều chưa có khả năng tiếp cận thị trường thế giới.

4.2.Phân tích tình hình kinh doanh hoa kiểng:

Qua khảo sát trên 31 hộ sản xuất, kinh doanh hoa kiểng bon sai trên địa bàn: huyện Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một, kết quả thu được như sau:

4.2.1 Chủng loại hoa kiểng kinh doanh.

48.28 55.17

37.93

75.86

0 10 20 30 40 50 60 70 80

tỷ lệ(%)

Mai Sứ Lan Nền

Chủng loại hoa

Tỷ lệ phần trăm chủng loại hoa

Series1

Hình 4.1:Chủng loại hoa kinh doanh (Nguồn: Tự điều tra)

Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của các cơ sở là cây hoa nền, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 75,86%, và hoa lan là mặt hàng mà các cơ sở kinh doanh ít nhất chiếm 37,92%.

Đa số các hộ vừa kinh doanh vừa sản xuất tập trung chuyên canh một loại cây kiểng.Các loại ngắn ngày khác ( vd: mười giờ, lan chi, cúc,…) chỉ trồng thêm nhằm mục đích lấy ngắn nuôi dài. Còn ở các cơ sở chuyên kinh doanh thì có rất nhiều chủng loại vì do mua lại từ nhiều nhà vườn trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh khác.

4.2.2 Thị trường kinh doanh - Trong nước: 100%

- Xuất khẩu nước ngoài: 3,23%

Thị trường trong nước là chính. Chủ yếu kinh doanh theo hình thức kinh doanh tại chỗ. Trong số các hộ được khảo sát chỉ có hộ kinh doanh của ông Phạm Hồng Tích ( chủ tịch hội sinh vật cảnh huyện Dĩ An) là đã xuất khẩu đi Mỹ. Cách làm của ông là đưa sản phẩm sang tận nơi và theo chăm sóc đến khi cây kiểng phát triển được tại môi trường mới. Hiện nay hội sinh vật cảnh của Dĩ An có tập trung phát triển để đủ khả năng, tiêu chuẩn xuất khẩu đi nước ngoài. Tuy nhiên chủng loại được chọn làm thế mạnh ở đây là Bonsai, còn cây hoa kiểng khác như Lan, Sứ, các lại cây hoa nền…. của Bình Dương nhìn chung lại chưa đủ tự tin để nghĩ đến xuất khẩu.

4.2.3: Phương thức kinh doanh

100

20 20

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

tỷ lệ (%)

Bán lẻ Bán mối bán hợp đồng hoặc thi công sân

vườn

Hình 4.2: Phương thức kinh doanh ( Ngun: Tự điều tra)

Theo kết quả khảo sát cho thấy có 100% các hộ đều sử dụng phương thức bán lẻ, Chỉ có một vài hộ là có thêm hình thức bán mối cho các hộ kinh doanh hoa kiểng

Tuy nhiên theo các hộ kinh doanh cho biết, sắp tới đây họ sẽ tập trung vào việc xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này hứa hẹn nghề trồng hoa kiểng sẽ có nhiều đột phá.

4.2.4 Nguồn vốn

Chủ yếu là vốn tự có, vốn vay ngân hàng không đủ, trong khi thời gian đáo hạn ngắn, thủ tục rườm rà, đây là khó khăn cho các chủ vườn khi mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất.

Vốn ban đầu theo khảo sát trên 31 hộ trên địa bàn huyện Dĩ An và Thị xã Thủ Dầu Một là một lượng nhỏ, sau đó sẽ tăng dần nhờ lợi nhuận của những vụ trước để mở rộng thêm số lượng và chủng loại cho vụ sau.

Lý do là :

- Số hộ nông dân hiểu biết về hoa kiểng chưa nhiều và chưa sâu nên họ không dám mạnh dạn đầu tư lớn.

- Vì là chuyển đổi từ nghề nông qua kinh doanh nên tiền vốn chưa thể có nhiều ngay từ những ngày đầu mà họ chưa nắm chắc sẽ lời lãi ra sao nên không mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mở rộng ngay từ đầu.

Nói về sự mạnh dạn đầu tư thì có thể thấy các hộ kinh doanh ở Dĩ An đã có sự mạnh dạn hơn so với Thủ Dầu Một. Một số ví dụ điển hình là: Ông Đặng Văn Hồng, ngụ ấp Đông Chiêu, xã Tân Đông Hiệp (Dĩ An) có 4 chậu bon sai lớn trị giá gần 100 triệu đồng; 15 chậu bon sai nhỏ trị giá 50 triệu đồng; mai vàng, mai hương, mai nụ trị giá 70 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Hoàn, ngụ ấp Nội Hóa, xã Bình An (Dĩ An) có 600 cây Đen-rô, Cát Lan, Hồ Điệp, Van-đa, Lê-na trị giá đầu tư 50 triệu đồng. Trại heo 2-9 cũng có hơn 200 cây Vạn Niên Tùng (trong đó 1 cây có giá trị 3 tỷ đồng), Mai vàng cổ, các loại bon sai với tổng giá trị đầu tư hơn 20 tỷ đồng...

4.2.5:Diện tích đất dùng cho kinh doanh

0 2 4 6 8 10 12 14 16

Dưới 1000

1000- 2000

2000- 5000

5000- 10000

Trên 10000

Hộ

Hình 4.3: diện tích kinh doanh hoa kiểng của 29 hộ điều tra. ( Đơn vị m2)

Nhìn chung, qua khảo sát trên 31 hộ trên địa bàn 2 huyện Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một thì sự đầu tư vào hoa kiểng của huyện Dĩ An có sự phát triển hơn rõ rệt.

Trong 31 hộ khảo sát thì Thủ Dầu một có 21 hộ ( chiếm 66% tổng số hộ khảo sát), còn Dĩ An là 10 hộ ( 34% tổng số hộ được khảo sát).

19hộ=

66%

10 h ộ=

34%

Dĩ An Thủ Dầu Một

Diện tích

60100m2, 79%

16260m2, 21%

Dĩ An Thủ Dầu Một

Biu đồ 4.2: Din tích kinh doanh hoa king được điu tra

Tuy số h 0m2 đều thuộc

huyện

a kiểng của mỗi hộ cũng có sự khác nhau (thấp nhất là 100m2, nhi

.2.6 Thu nhập khác của các hộ kinh doanh ngoài hoa kiểng

Một số hộ được khảo sát cho biết nguồn thu nhập chính của họ hiện nay chưa phải là

ộ kinh doanh ít nhưng những hộ có diện tích trên 200

Dĩ An. Điều đó cho thấy ngành hoa kiểng ở Dĩ An được quan tâm phát triển hơn so với Thủ Dầu Một.

Diện tích trồng ho ều nhất là 4ha).

4

hoa kiểng. Lý do mà họ đưa ra ở đây là do mới chuyển đổi từ các ngành nghề khác qua, nên đang trong quá trình phát triển, lợi nhuận thu được của mùa trước sẽ được dành vào việc mở rộng thêm cơ sở vật chất, tăng thêm giống mới.Vì vậy ngoài việc trồng và kinh doanh hoa kiểng các hộ này còn có thêm thu nhập khác như mở xưởng cơ khí, làm công nhân ở các khu công nghiệp…

0 2 4 6 8 10 12

Trước 1991 1991- 1998 1999-2002 2003-2005

Hộ

Hình 4.4. Năm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoa kiểng của các hộ a kiể

.2.7: Ý kiến của các chủ hộ kinh doanh

doanh hoa kiểng thì họ thường gặp những khó kh

hị trường tiêu thụ là mối lo ngại lớn nhất của hầu hết các hộ kinh doanh.

Các hộ kinh doanh đều cho biết trước đây họ có làm những nghề khác ngoài ho ng, sau này do quy hoạch, không có đất trồng nông nghiệp cho các loại cây lâu năm, chiếm nhiều diện tích nên họ mới chuyển sang trồng và kinh doanh hoa kiểng. Phần lớn các hộ là chuyển qua ngành hoa kiểng từ 5 năm trở lại đây nên thực sự họ vẫn chưa thể trông chờ hoàn toàn vào hoa kiểng để coi hoa kiểng là thu nhập chính.

4

Theo ý kiến của các hộ sản xuất kinh ăn sau :

- Vấn đề t

- Vấn đề thứ hai là vốn đầu tư. Để mở rộng kinh doanh thì phải cần có vốn lớn hơn mà vòng quay vốn của cây kiểng lại khoảng 3 năm mới quay vòng vốn được, trong khi đó thời gian đáo hạn lại quá ngắn.

0 5 10 15 20 25 30

Vốn Tiêu thụ Chính sách

Vấn đề khác

Hộ

Hình 4.5: Các khó khăn của các hộ kinh doanh hoa kiểng

4.3.Thuận lợi, Khó khăn, cơ hội thách thức của việc kinh doanh hoa kiểng trên 2 huyện, thị Dĩ An và Thủ Dầu Một.

Thuận lợi Khó khăn

- Vị trí địa lý thuận lợi.

- Nhân dân ta có tập quán trồng hoa kiểng lâu đời và tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

- Hệ thực vật phong phú, có nhiều chủng loại.

- Ngành hoa kiểng đem lại lợi nhuận cao, tăng hàng năm theo cấp số nhân.

- Tính chất của ngành hoa kiểng là

- Quy mô của các hộ sản xuất- kinh doanh hoa kiểng ở đây còn nhỏ lẻ, chưa tập trung và không có sự đầu tư lớn.

- Kỹ thuật canh tác- chăm sóc chưa đồng đều.

- Vốn cho việc đầu tư vườn tạp còn nhiều trở ngại vì vậy hầu hết chỉ tập trung vào một loại cây chính như: lan, mai hay

không tốn nhiều diện tích, không kén đất đai, đầu tư năng động ( lớn, nhỏ) nên việc bố trí nó không tách rời, không làm biến động các cơ cấu cây trồng khác trong nông nghiệp.

sứ…Phần lớn các hộ kinh doanh ở đây chưa coi hoa kiểng là nguồn thu nhập chính của gia đình.

- Kinh doanh hoa kiểng mới đang ở những bước đầu nên còn gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ. Hầu như chỉ bán nhỏ lẻ cho những mối quen biết, chưa có quy mô lớn hay như kế hoạch phát triển cụ thể về ngành này.

Cơ hội Thách thức

- Bình Dương đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm, đầu tư của nước ngoài. Đây là một cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế nói chung và ngành hoa kiểng nói riêng.

- Được sự ủng hộ và giúp đỡ của chính quyền địa phương, hội nông dân, hội sinh vật cảnh…

- Đời sống ngày càng phát triển nên nhu cầu thưởng thức của con người ngày càng nâng cao kéo theo nhu cầu về hoa kiểng cũng

- Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp dành cho những dự án công nghiệp, quy hoạch nhà ở…

- Người dân đang bỏ dần nghề nông, đi làm ở các khu công nghiệp, dịch vụ,..Đây là 1 thách thức lớn đặt ra với ngành nông nghiệp nói chung và ngành hoa kiểng nói riêng.

- Kỹ thuật của nước ta Vẫn còn kém xa so với các nước khác nên khả năng xuất khẩu là rất thấp.

- Với truyền thống sang tạo, chúng ta sẽ cơ lợi thế rất lớn nếu chúng ta biết phát huy khả năng sang tạo, bởi con người luôn thích thú tò mò với những cái mới, cái đẹp.Việc tạo ra sản phẩm mới, có giá trị thẩm mỹ cao, các hình thức quảng bá, phương thức quản lý mới sẽ đem lại hiệu quả rất lớn.

- Tận dụng hệ thực vật phong phú, chúng ta nên klhai thác tìm kiếm những giống hoa lạ, tạo sự mới mẻ và nét riêng cho hoa kiểng Việt nam nói chung, Bình dương nói riêng.

- Vấn đề giá thành cũng là một cơ hội đối với hoa kiểng nước ta, vì hiện nay giá hoa kiểng của ta là thấp so với các nước khác. Đây là một lời thế thu hút khách hàng.

nông dân, hội sinh vật cảnh nhưng hầu hết chỉ là để trao đổi về kinh nghiệm trồng, kỹ thuật còn về phát triển kinh tế thì vẫn chưa được quan tâm.Vì vậy việc tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu hoa kiểng Việt Nam là một thách thức lớn với các nhà quản lý.

- Nhà nước ta phải nhạy bén, nhanh chóng trong những quyết định, chính sách nhất là những chính sách về vốn.

- Mở rộng thị trường.

- Trình độ quản lý làm cản trở sức phát triển của kinh tế nhất là vấn đề quy hoạch.

4.4.Đề xuất hướng phát triển cho ngành hoa kiểng trong những năm tới

Những khó khăn thách thức trên là nguyên nhân khiến cho ngành hoa kiểng của tỉnh chưa thật sự phát triển.Và nếu chúng ta không khắc phục những vấn đề trên thì ngành hoa kiểng sẽ có nguy cơ mai một, sự suy giảm sẽ là tất yếu.

Dưới đây là một số đề xuất định hướng phát triển ngành hoa kiểng tỉnh:

4.4.1 Quy hoạch:

- Có sự quy hoạch cụ thể, lâu dài về các vùng quy hoạch của tỉnh. Đồng thời hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả, đúng thủ tục.

- Tổ chức việc kiểm tra và quản lý tốt việc thức hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Có kế hoạch cho nông dân, nghệ nhân mướn đất để phát triển.

- Rà soát và điều chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất đã có.

- Quy hoạch vùng sản xuất và kinh doanh chuyên canh, tập trung.

4.4.2 Giải pháp về Khoa học kỹ thuật

Để phát triển kinh doanh trước tiên ta phải phát triển việc sản xuất cho thật tốt có như thế mới tạo ra những sản phẩm, mặt hàng tốt phục vụ cho kinh doanh phát triển.

KHKT là một nhân tố hết sức quan trọng đối với ngành sản xuất hoa kiểng, từ khâu chọn giống, lai tạo, chăm sóc. Đưa khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học liên quan đến giống mới, giống chất lượng cao, cải thiện chủng loại là một giải pháp cần thiết nhằm tạo những sản phẩm có chất lượng, đồng bộ, giảm giá thành và tăng thêm sức cạnh tranh cho hoa kiểng, đáp ứng như cầu tiêu dung nội địa và xuất khẩu.

Để giải quyết được vấn đề trên, cần:

- Thành lập các hội hoa kiểng để người dân có nơi để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

- Khuyến khích người nông dân trồng ven, trồng tạp các loại cây ngắn ngày khác bên cạnh các loại cây chính để có thể “ lấy ngắn nuôi dài”.

- Tăng cường đầu tư, hỗ trợ phát triển một số mô hình thí điểm thành công để bà con học tập.

- Tăng cường cán bộ khuyến nông giám sát chặt chẽ tình hình phát triển trong từng giai đoạn để từ đó có những hướng dẫn kịp thời.

4.4.3:Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm và thị trường tiêu thụ

- Nhân rộng các mô hình hợp tác bao tiêu sản phẩm của các cá nhân, tổ chức đồng thời có những chính sách khuyến khích đầu tư.

- Nâng cao các hoạt động hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông giúp người sản xuất tiêu thụ sản phẩm.

- Tìm kiếm, mở rộng thị trường, thị thị trưởng hoa kiểng của Bình Dương chủ yếu là trong nội tỉnh, hoặc các tỉnh khác trong nội địa, để thị trường hoa kiểng phát triển hơn thì nhất thiết phải tìm một thị trường rộng hơn đó là thị trường nước ngoài.

- Nên lập những mô hình chợ đầu mối hay siêu thị phục vụ cho ngành hoa kiểng.

Bên cạnh những mặt hàng chính là hoa kiểng còn có thể kinh doanh các mặt hàng hỗ trợ cho hoa kiểng như : Phân bón, dụng cụ làm vườn, dịch vụ chăm sóc hoa kiểng…Lợi ích của mô hình này là: Tạo ra thương hiệu cho ngành hoa kiểng, tạo cơ hội quảng bá trong nước và ngoài nước.Nó thể hiện tính chuyên nghiệp trong ngành hoa kiểng và có thể biến thành nền công nghiệp hoa kiểng, sánh cùng các quốc gia lớn khác.

- Xây dựng các làng hoa kiểng tập trung kết hợp cùng với du lịch ở vùng ven.

- Xây dựng các chợ hoa kiểng định kỳ vào các dịp lễ tết.

4.4.4:Giải pháp về vốn.

- Do người dân ở những huyện này đi từ bản chất nông dân chuyển qua kinh doanh nên những kiến thức về kinh tế đối với họ còn là những vấn đề mới, nhất là về những chính sách, trong đó là chính sách vay vốn vì vậy chính quyền địa phương, các đoàn hội phải đứng ra giúp đỡ, hướng dẫn họ vay vốn hay các thủ tục khác như thế chấp, tính chấp….

- Sản phẩm hoa kiểng rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Có những sản phẩm chỉ vài tháng là thu hồi vốn nhưng có những sản phẩm phải vài năm mới trở thành hàng hóa. Để mở rộng sản xuất các nhà đầu tư luôn luôn thiếu vốn.Do đó, các ngân hàng cần xem xét chu kỳ vay cho thích hợp với từng đối tượng sản xuất, kinh doanh.Tạo sự thong thoáng trong chính sách vay vốn của ngân hàng.

Tiến hành nhanh, gọn, để bà con canh tác, chăm sóc đúng thời vụ.

- Tận dụng triệt để, hiệu quả các nguồn vốn, chính sách hỗ trợ của thành phố góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

4.4.5:Giải pháp về giống:

Ngoài ra, nhu cầu và thị hiếu về hoa kiểng ngày nay luôn thay đổi nên tuổi thọ mỗi loài chỉ vài năm, phải có giống mới để thay thế để đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, cần có sự gắn kết giữa nhà doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc tư vấn về kỹ thuật, quy trình sản xuất. Còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết để biến tiềm năng thành thế mạnh trong phát triển và cạnh tranh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008 (Trang 22 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)