KẾT QUẢ
4.1 Hiện trạng sử dụng đất trồng hoa kiểng trong khu vực khảo sát 4.1.1 Số hộ điều tra: 25 hộ thuộc các xã
Bảng 4.1 Bảng liệt kê số hộ điều tra trên các xã thuộc huyện Thuận An Tên xã Số hộ điều tra
Vĩnh Phú 10
An Phú 4
An Thạnh 3
Lái Thiêu 3
Hưng Định 4
Thuận Giao 1
Các hộ điều tra được thực hiện trên nguyên tắc ngẫu nhiên không chọn lọc. Điều tra 30 % trên tổng số hộ trồng hoa kiểng tại huyện Thuận An.
4.1.2 Nhóm các hộ sản xuất hoa kiểng theo diện tích
Bảng 4.2 Bảng thể hiện nhóm các hộ sản xuât hoa kiểng theo diên tích Nhóm Diện tích (m2) Số lượng % Tổng số
1 100 - 500 7 28
2 600 - 1000 7 28
3 1100 - 1500 4 16
4 1600 - 2000 2 8
5 > 2000 5 20
SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY 13
28%
16%
8%
20%
28%
100 - 500 600 - 1000
1100 - 1500 1600 - 2000
> 2000
Biểu đồ 4.1: biểu đồ thể hiện diện tích sản xuất hoa kiểng theo các nhóm Diện tích đất canh tác thể hiện một phần quy mô sản xuất của từng hộ gia đình, diện tích lớn chứng tỏ việc khả thi trong phát triển kinh doanh, phát triển nghành nghề. Để có thể xây dựng được một khu vườn có diện tích lớn người nông dân nếu chỉ có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp đi lên thì không đủ để có thể xây dựng và phát triển được. Nó đòi hỏi phải có sự tiếp thu học tập, sự tiếp cận thị trường, sự năng động trong việc quản lý sản xuất cũng như tìm những nguồn nguyên liệu sản xuất, tìm đầu tra cho sản phẩm. Do đó có thể coi diện tích đất đai dùng trong sản xuất cây hoa cảnh là một đơn vị để đánh giá năng lực và quy mô của các hộ dân địa phương trong quá trình phát triển nghề hoa kiểng ở Thuận An.
Biểu đồ mô tả tỷ lệ các nhóm diện tích đất đai được sử dụng trong nghể hoa kiểng cho thấy quy mô sản xuất hoa kiểng tại các hộ được điều tra ở Thuận An là khá lớn.
+ 28 % số hộ được điều tra có quy mô sản xuất nhỏ ( diện tích sản xuất 100 – 500 m2 ).
+ 52 % số hộ được điều tra có quy mô sản xuất trung bình và lớn ( diện tích sản xuất 600 – 2000 m2.
SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY 14
+ 20 % số hộ điều tra có quy mô sản xuất rất lớn ( diện tích sản xuất lớn hơn 2000 m2.
Tuy nhiên sản xuất hoa kiểng trên địa bàn huyện Thuận An vẫn còn mang tính tự phát rời rạc, không có được tính chất tập trung. Khi nhắc đến hoa kiểng Thuận An người ta chưa cảm nhận, hình dung được một khu vực chuyên trồng hoa kiểng đúng nghĩa như khi nhắc đến làng hoa Gò Vấp,Thủ Đức, hoa kiểng Cái Mơn, hay hoa kiểng Sa Đéc. Hoa kiểng Thuận An chưa có được thương hiệu bởi một phần do nó vốn “ sinh sau đẻ muộn” so với các khu vực trồng kiểng có tiếng đã nói trên nhưng quan trọng hơn nó chưa có tính quy mô tập trung, chưa được đầu tư. Tất nhiên trong nghề trồng hoa tại Thuận An cũng có không ít nghệ nhân có tiếng đã từng giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi kiểng trong nước nhưng như thế vẫn chưa đủ để mang lại một cái tên “Hoa kiểng Thuận An” trong lòng người chơi kiểng.
Hoa kiểng Thuận An chưa có được sự quan tâm đầu tư, quản lý, giúp đỡ từ cơ quan ban ngành, 100% số hộ được điều tra đều cho biết không nhận được sự giúp đỡ về kỹ thuật nào.
Khoảng 15% số hộ cho biết được vay vốn để đầu tư sản xuất
90% số hộ cho biết nơi giúp đỡ về một số kỹ thuật là trao đổi với nhau, với bạn bè trong hội sinh vật cảnh.
SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY 15
4.1.3 Nhóm các hộ sản xuất hoa kiểng theo diện tích trên đơn vị các xã được khảo sát
Bảng 4.3: Bảng thể hiện các nhóm diện tích trồng hoa kiểng trên từng xã Nhóm
Tên xã
1 2 3 4 5
Vĩnh Phú 3 3 1 0 3
An Phú 2 0 1 1 0
An Thạnh 0 1 1 0 1
Lái Thiêu 1 1 0 0 1
Hưng Định 1 2 0 1 0
Thuận Giao 0 0 1 0 0
Bảng nhóm các hộ sản xuất hoa kiểng theo diện tích trên đơn vị các xã thể hiện quy mô sản xuất hoa kiểng của các xã được khảo sát.
Thống kê cho thấy xã Vĩnh Phú, Lái Thiêu, An Thạnh là 3 xã có sự phát triển về nghề kiểng khá mạnh so với các xã khác của huyện, Vĩnh Phú có 3/10 ( 30%) hộ điều tra tại xã có diện tích đầu tư trồng kiểng ở nhóm số 5 ( diện tích > 2000 m2 ).
Nổi bật trong xã có hộ trồng kiểng từ năm 1985,là một trong những hộ trồng kiểng và phát triển nghề kiểng đầu tiên, An Thạnh, Lái Thiêu có tỷ lệ số hộ điều tra nằm ở nhóm 5 là 33,3% .
Quy mô trồng kiểng của các xã còn được thể hiện ở việc tập trung các hộ sản xuất hoa kiểng trong một khu vực nhất định, về quy mô tâp trung thì đứng đầu là xã Vĩnh Phú, chỉ trong ấp Tây xã Vĩnh Phú khảo sát được 2 hộ gia đình có quy mô sản xuất lớn và có tiếng ( ông Nguyễn Văn Tấn và ông Huỳnh Văn Tấn ).
SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY 16
4.2 Các loại hoa kiểng được trồng nhiều tại khu vực khảo sát
Bảng 4.4: Bảng thống kê các loại hoa kiểng được trồng nhiều tại khu vực khảo sát Tên cây Tên la tinh Số hộ trồng % Tổng số
Mai Ochna integerrima 25 100%
Osaka Cassia fistula 2 8%
Hoa giấy Bougainvillea spectabilis 15 60%
Sanh Ficus indica 23 92%
Các loại kiểng thú // 1 4%
Các loại kiểng cổ // 25 100%
Sứ Plumeria rubra 23 92%
Cây họ Cúc Asteraceae 5 20%
Mào gà Celosia cristata 7 28%
Sống đời Kalanchoe pinnata 7 28%
Phong lan Orchidaceae 3 12%
Nguyệt quế Murraya paniculata 6 24%
Van niên tùng // 3 12%
Cau các loại // 13 52%
Dừa cạn Catharanthus roseus 8 32%
Chủng loại cây kiểng được trồng thể hiện tiềm năng kinh tế mà cây kiểng có thể mang lại, đồng thời cũng thể hiện khả năng tiếp cận thị trưởng tiêu thụ của các chủ vườn.
Qua khảo sát cho thấy cây mai là loại cây trồng chính được phát triển trong các nhà vườn, đặc biệt là lọai mai dão. Cây mai là loại cây trồng có tính chất truyền thống, được nhiều người ưa chuộn. Ngoài yếu tố truyền thống mà cây mai được lựa chọn trồng nhiều tại khu vực điều tra thì cây mai cũng là loại cây trồng dễ sống, dễ phát triển phù hợp với đất đai tại Thuận An. Được biết ngoài bán mai, các hộ còn có thêm cả dịch vụ cho thuê mai, dưỡng mai sau tết cho các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu.
Về tính kinh tế của cây mai thì được biết một cây mai ghép sau một năm chăm ghép và chăm sóc sẽ có giá không dưới 200.000 với những gốc có hoành khoảng 18cm. Đối với những cây mai kiểng đã được uốn sửa tạo thế thì giá cả là không thể xác định.
SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY 17
Ngoài mai là cây trông chính thì còn một số cây trồng theo mùa vụ.
Bảng 4.5 Bảng giá một số cây trồng theo mùa vụ
Stt Chủng loại đơn vị
tính đơn giá ( Vnd ) cây trồng/diện tích
1 Cúc giỏ 7.000 - 15.000 12 giỏ/m2
2 Mào gà giỏ 3.500 - 5.000 12 giỏ/m2
3 Sống đời giỏ 15.000 - 20.000 12 giỏ/m2
4 Dừa cạn giỏ 2.500 - 3.000 15 giỏ/m2
5 Nguyệt quế giỏ 2.500 - 3.000 15 giỏ/m2
Một hộ gia đình có diện tích canh tác khoảng 500 m2 chỉ canh tác khi vào mùa vụ thì cũng có thể có thu nhập vào khoảng 20 đến 50 triệu đồng/vụ canh tác.
4.3 Hình thức sản xuất chính của các hộ điều tra
- Sản xuất đa số trên quy mô hộ gia đình ( 80% số hộ được điều tra cho biết lao động thường ngày chỉ do người trong gia đình là chính, chỉ thuê nhân công khi trong mùa vụ sản xuất nhiều ).
- Cây hoa kiểng trong qua trình sản xuất được trồng vào giỏ, bịch nhựa ngay từ lúc ươm hạt, giâm cành ( đối với cây sản xuất theo mùa vụ ), được trồng vào chậu đất, sành, sứ đối với các loại mai, kiểng cổ sanh si, kiểng thú…
Ưu điểm của phương pháp canh tác:
- Không tốn nhiều công canh tác đất, không sợ hiện tượng đất bị chai, thiếu dinh dưỡng.
- Sử dụng thêm tro trấu xơ dừa làm giá thể, giúp giá thể có khả năng giữ ẩm tốt, cây có điều kiện thuân lợi để sinh trưởng, phát triển.
- Chăm sóc dễ dàng, kiểm soát được dinh dưỡng cung cấp cho cây.
- Vận chuyển, di dời dễ dàng, dễ dàng sắp xếp quy hoạch lại vườn ươm khi cần thiết, khi xuất hàng cũng đỡ vất vả mà vẫn giữ được sức sống cho cây.
Hạn chế: Tốn thêm chi phí trong canh tác ( tiền mua bọc nhựa, tro trấu, xơ dừa,…) làm nâng giá trị sản phẩm, giảm tính cạnh tranh về giá.
SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY 18
4.4 Hiệu quả kinh tế mà hoa kiểng mang lại
Bảng 4.6 Bảng thống kê điều tra thu nhập theo nhóm Nhóm Khoảng thu nhập trung
bình/năm Số
lượng % Tổng số
1 < 50 triệu 2 8
2 50 - 100 tr 10 40
3 100 – 150 7 28
4 150 – 200 4 16
5 > 200 2 8
8%
40%
28%
16%
8%
< 50 triệu 50 - 100 tr 100 - 150 150 - 200
> 200
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % thu nhập theo nhóm
Thu nhập bình quân của các hộ trồng kiểng là chấp nhận được khi các hộ có mức đầu tư về kỹ thuật và diện tích chưa cao nằm trong khoảng thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/ năm.
Trong khi đó số hộ có khoảng thu nhập từ 100 triệu trở lên khá cao ( chiếm 52% tổng số hộ điều tra ).
Chỉ 8% số hộ có thu nhập trung bình dưới 50 triệu.
SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY 19
Số liệu thống kê từ thu nhập trung bình của các hộ trồng kiểng tại Thuận An cho thấy người trồng kiểng tại khu vực này đã có sự chuẩn bị, sụ đầu tư nghiêm túc nhằm phát triển nghề này nên đã đạt được những hiệu quả cao.
4.5 Tác động của nghề trồng kiểng đối với môi trường và xã hội - Nghề trồng kiểng mang lai nét đẹp cho cảnh quan môi trường.
- Đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
- Giải quyết một phần nhỏ nhu cầu việc làm của người dân ( 28 % số hộ cho biết có thuê công nhân làm việc thương xuyên, 72 % số hộ còn lại cho biết ít thuê nhân công hay chỉ thuê vào thời gian gieo trồng, thu hoạch, thời gian còn lại do nhân công trong gia đình tự làm ).
4.6 Đánh giá đất đai huyện Thuận An
Toàn tỉnh Bình Dương có 7 nhóm đất chính: nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất xáo trộn và đất xói mòn trơ sỏi đá được chia làm 35 đơn vị đất đai. Riêng huyện Thuận An có 2 đơn vị đất đai là đơn vị đất số 13 và đơn vị đất đai số 34
Bảng 4.7: Bảng mô tả 2 đơn vị đất đai của huyện:
Đặc trưng đất và địa hình Đặc trưng về nước Đơn
vị đất
Loại đất ( S )
Độ dốc ( 00 )
Tầng dày ( D )
TP cơ giới ( C )
Nước tưới ( l )
Ảnh hưởng của lũ ( F )
Mực nước ngầm BH
mùa mưa ( N )
Trữ lượng
nước ngầm ( G ) 13 Fp, Fpk 30 - 80 > 100 C1 Bổ sung
NN Không Không TB -
Giàu 34 Xg 00 - 30 > 100 C1 Không
tưới Không Có Nghèo
SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY 20
Nguồn: Báo cáo dự thảo điều chỉnh quy hoạch nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn 2020_ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương
Bảng 4.8: Bảng mô tả tính chất vật lý và hóa học đất đai tỉnh Bình Dương, Thuận An
Thành phần
cơ giới ( % ) Tổng số ( % ) Dễ tiêu
Cation tr.đổi
me/100 gd Độ chua và một số độc tố
Loại đất
Ký hiệu tầng
đất
Cát thịt sét
Mùn ( % )
N P2O5 K2O N P K Ca++ Mg++
CEC me/
100gd
pH H2O
Al3+
me/100gd
Fe2+, Fe3+
mg/100gd SO42-
( % )
Bto 37 12 51 0,8 0,06 0,05 0,54 4 4 4,9 0,8 0,7 16,5 4,6 0,4 14,6 - Ah 42 27 31 5,5 0,28 0,08 0,92 15,8 4,2 10,8 2,5 2,3 20 4,3 0,8 12,5 - Xg
AB 36 18 46 2,8 0,12 0,04 0,88 10,5 3,7 7,3 2 1,8 18,5 4,5 0,6 16,2 - Btg 36 14 50 1,2 0,08 0,03 0,86 6,5 3 4,9 1 0,9 18,7 4,6 0,6 18,3 - A 51 14 35 2,5 0,24 0,07 0,78 14,2 4,4 8,1 1,2 0,9 16,5 4,8 0,4 4,2 - Fp
AB 45 15 40 1,8 0,12 0,05 0,7 10 4,2 7,3 1 0,8 14,7 4,6 0,3 3,8 - Bts 42 10 48 1 0,08 0,04 0,72 5,7 4,2 7,5 0,8 0,6 15,5 4,7 0,3 4 - A 47 16 37 2,4 0,18 0,06 0,95 12,5 3,8 7,6 1,1 0,7 16,4 5 0,4 4,4 - Fpk
AB 40 15 45 1,7 0,14 0,04 0,87 10,2 4 7 1,2 0,8 14,2 4,7 0,4 5,2 -
Nguồn: Báo cáo dự thảo điều chỉnh quy hoạch nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn 2020_ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương
- Đất có ưu thế là tầng dầy khá lớn ( > 100 cm ), địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc cao nhất là 3 – 8 % phù hợp với việc trồng cây.
- Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát cao, nhất là các loại đất phát sinh trên phù sa cổ ( tỷ lệ cát từ 42 – 57% ), dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ nước và phân kém, dễ bị rửa trôi. Đây là hạn chế lớn của đất đai ở Thuận An. Riêng đất phù sa ở Thuận An có thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình, đất phèn, đất dốc tụ có tỷ lệ sét vật lý 44 – 51 %.
SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY 21
- Nguồn đất không chịu ảnh hưởng của lũ tuy nhiên thì mực nước ngầm cũng như tiềm năng nước ngầm kém. Muốn phát triển nghề trồng cây phải có chủ trương tìm nguồn nước tưới.
- Đất đại tại Bình Dương nói chung hay là Thuận An nói riêng không phải là loại đất tốt có tiềm năng phát triển cây trồng nông nghiệp cũng như là cây cảnh.
- Tuy nhiên khi trồng cây cảnh người ta có thể bổ sung cho những khuyết điểm của đất bởi các thành phần khác như tro trấu, xơ dừa, phân hữu cơ,…mà khi trồng cây nông nghiệp khó có thể khắc phục được ( vì cây cảnh thường là được trồng trong chậu so với cây nông nghiệp thường trồng trực tiếp xuống đất )
SVTT: NGUYỄN XUÂN THỦY 22