Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
4.3 Xây Dựng Cơ Sở Khoa Học Để Phục Vụ Bố Trí, Thiết Kế Cây Giống Trong Hồ Thuỷ Sinh Cảnh 59
4.3.1 Thiết kế hồ thủy sinh cảnh dựa trên cơ sở khoa học về đặc điểm nông học, sự
Dựa vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển về chiều cao cây, đường kính tán, sự phát triển của chồi bên… các đặc điểm nông học khác như màu sắc, hình dáng, cấu trúc thân cành, lá, điều kiện sống, cách thức sinh sản …nhận thấy rằng: Không
59
thể bố trí cây kiểng thủy sinh trong hồ một cách tùy tiện, mà phải tuân thủ theo một số quy luật sau: (Tất nhiên đây là quy luật kỹ thuật mang tính khoa học, đảm bảo sinh sinh tồn của cây giống trong quá trình trồng trong hồ nhân tạo)
- Cây có kích thước nhỏ, thân bò, mọc thành bụi, các bộ phận nông học có kích thước nhỏ, sinh trưởng chậm…thì cần phải bố trí ở vị trí tiền cảnh
- Cây có kích thước vừa, thân bụi, thân củ, các đặc tính nông học có kích thước vừa, sinh trưởng trung bình bình thì cần bố trí ở vị trí trung cảnh.
- Cây có kích thước lớn, thân đứng, kích thước các bộ phân nông học tương đối lớn, sinh trưởng nhanh thì cần bố trí ở vị trí hậu cảnh. Kết quả đúc kết được trình bày ở Bảng 4.2, Bảng 4.3 và Bảng 4.4.
Thậy vậy, nếu sử dụng cỏ Nhật (Blyxa japonica); cỏ Trân châu Cuba (Hemianthus callitrichoides “Cuba”) trồng vào vị trí trung cảnh hoặc hậu cảnh thì cây này sẽ bị các cây khác lấn át không phát triển được, mất đi thẩm mỹ của hồ.
Hoặc nếu dùng cây Hồng hồ điệp (Rotala macarandra) hay Thanh hồ điệp (Rotala sp) đứng trước cây Sen Nhật (Nuphar japonica) hay cây Dừa Nhật (Limnophila aromatica) thì nhất định thất bại vì lẽ: cây Hồng hồ điệp và cây Thanh hồ điệp sẽ lấn át hoàn toàn cây Sen Nhật và cây Dừa Nhật. Trong khi đó, cây Hồng hồ điệp và cây Thanh hồ điệp có thể bố trí đi cùng với nhau, trồng song song với nhau, nhưng giữa 2 cá thể này vẫn chấp nhận tồn tại song song với nhau, không lấn át và cạnh tranh nhau trong vấn đề dinh dưỡng cũng như ánh sáng. Riêng cây Dừa Nhật và cây Sen Nhật thì lại không thể bố trí song song với nhau hay cùng một bề mặt hồ kính.
Dừa Nhật luôn luôn đứng ở hậu cảnh thì mới tạo được sắc thái độc đáo của nó. Dừa Nhật phải bố trí xa so với cây Sen Nhật. Nếu không tuân thủ như vậy, chắc chắn Dừa Nhật sẽ lấn át và cạnh tranh với Sen Nhật, điều này không có lợi cho một hồ thủy sinh cảnh.
Trường hợp về sự thích ứng ánh sáng của cây: cần bố trí cây ưa sáng, sinh trưởng mạnh lên trên để che phủ bớt ánh sáng cho cây sinh trưởng chậm hơn, ít cần ánh sáng. Nhưng trong trường hợp để tăng tính mỹ quan cho hồ thủy sinh cảnh thì nên làm ngược lại. Chẳng hạn: cây Sunset (Hydrophila polysperma var.) là cây
60
không ưa sáng, khi ánh sáng ít hàm lượng diệp lục tố nhiều, thịt lá dày, lá có màu xanh đậm. Tuy nhiên, về mặt mỹ quan thì không được đẹp. Lý do: lá có màu xanh (trùng với nhiều màu xanh của các cây khác). Khi chiếu ánh sáng càng nhiều thì lượng diệp lục tố (chloropyll) của cây này bị giảm, lượng sắc tố đỏ tăng cao, dẫn đến màu sắc của lọai cây này càng trở nên rực rỡ, lá trở nên xoắn như một bông hồng. Điều này có giá trị về mặt thẩm mỹ cho hồ thủy sinh cảnh.
Hoặc trường hợp về cây Liễu Thơm (Hygrophila balsamica), đây là cây có nhu cầu về hàm lượng CO2 rất thấp, khi lượng CO2 ở mức thấp (< 6g/ lít thể tích nước hồ/ 8 h, thì cây rất khỏe, lá to xanh đậm, nhưng khi gia tăng hàm lượng CO2
đạt khoảng 15g/ lít thể tích nước hồ/ 8 h thì bộ lá cây trở nên xẻ thùy, tạo ra kích thước lá nhỏ li ti, mỏng manh như tơ liễu, cây trở nên mềm mại, duyên dáng. Như vậy, về mặt sinh trưởng, khi bơm CO2 nhiều cho cây Liễu thơm thì hoàn toàn không có lợi cho sinh sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng lại tạo ra cây có bộ lá rất đẹp, cây mềm mại và có tác dụng tốt về mặt thẩm mỹ của hồ thủy sinh cảnh.
Bảng 4.2: Các giống cây kiểng thủy sinh phù hợp để bố trí tại vị trí tiền cảnh STT Tên Việt Nam Tên khoa học
Màu sắc lá
1 Bình quả thảo Cardamine lyrata Xanh
2 Cần trôi Ceratopteris cornuta Xanh
3 Cỏ ếch Ranunculus limosella Xanh đậm
5 Cỏ nhật Blyxa japonica Xanh
6 Cỏ đỏ Eichhornia tennellus Xanh
7 Dương xỉ sừng hươu Microsorium pteropus “Windelov” Xanh 8 Mặt trời(Thái dương) Tonina fluviatilis Xanh lục
9 Ngưu Mao chiên Eleocharis acicularis Xanh
10 Ráy Anubias barteri var nana Xanh đậm
11 Tiêu thảo tím Cryptocoryne cordata Tím
12 Tiêu thảo xanh Cryptocoryne wendtii Xanh
61
13 Trân châu cuba Hemianthus callitrichoides "Cuba Xanh 14 Trân châu lá tròn Micranthemum umbrosum Xanh 15 Trân châu thường Hemianthus micranthemoides Xanh
Bảng 4.3: Các giống cây kiểng thủy sinh phù hợp để bố trí tại vị trí trung cảnh STT Tên việt nam Tên khoa học
Màu sắc lá 1 Chỉ đỏ(Luân thảo đỏ) Rotala wallichii Đỏ, xanh
2 Chỉ xanh Rotala sp. 'Nanjenshan' Xanh
3 Choi xoắn Aponogeton ulvaceus Xanh lục
4 Chồn đỏ Myriophyllum tuberculatum Xanh lục
5 Chồn xanh Myriophyllum aquaticum Xanh
6 Cỏ châu Sagittaria subulata Xanh
7 Cỏ gân Echinodorus latifolius
Xanh đậm
8 Diệp tài hồng lá đỏ Ludwigia arcuata Đỏ
Diệp tài hồng lá kim Ludwigia arcuata
Nâu hơi cam
Diệp tài hồng lá hẹp Ludwigia brevipes Xanh
9 Diệp tài hồng lá tròn Ludwigia repens Đỏ
10 Dừa Đài Loan Limnophila aromata Tím
11 Dừa nhật
Limnophila aromatica
'hippuroides' Xanh, tím
12 Hoàng thái dương Ludwigia inclinata Xanh lục
13 Hồng hồ điệp Rotala macarandra Hồng, đỏ
14 Hồng liễu(liễu đỏ) Amania gracilis Đỏ
15 Hồng phấn(Báo văn Ludwigia inclinata Hồng, đỏ
62
đinh hương) 16 Hồng thái dương
Ludwigia inclinata var.
Verticillata "Pantanal" Xanh 17 Huyết tâm lang Alternanthera sessilis Xanh, tím
18 Liễu cam Nesaea sp. 'Red Leaved' Màu cam
19 Liễu thơm Hygrophila balsamica Xanh
20 Lan lưỡi mèo Eichinodorus uruguaysensis Xanh
21 Lan muỗng
Echinodorus palaefolius var.
latifolius Xanh
22 Móng tay Bacopa caroliniana Xanh
23 Ngưu Mao chiên Eleocharis acicularis Xanh
24 Rong đuôi chó Egeria densa Xanh
25 Sa kê Propserpinica palustris Cuba Đỏ đậm
26 Súng dù Nymphoides hydrophylla Xanh
27 Súng huyết Nymphaea lotus rubra Đỏ, tím
28 Súng xác pháo Nymphaea sp
Xanh đậm 29 Thanh hồng điệp
Hygrophila polysperma
“Rosanervig” Xanh
30 Thủy cúc Hygrophila difformis Xanh
31 Tiểu bảo tháp Limnophila sessiliflora Xanh 32 Tiểu liễu xanh Hygrophila corybosa augustifolia Xanh
33 Tiêu thảo tím Cryptocoryne cordata Tím
34 Tiêu thảo xanh Cryptocoryne wendtii Xanh
35 Tiểu trúc Eichhornia diversifolia Xanh
36 Vảy ốc Ấn Độ Rotala indica Xanh, tím
37 Vảy ốc xanh Rotala rotundfolia “Green” Xanh
63
Bảng 4.4: Các giống cây kiểng thủy sinh phù hợp để bố trí tại vị trí hậu cảnh STT Tên Việt Nam Tên khoa học
Màu sắc lá
1 Chỉ đỏ(Luân thảo đỏ) Rotala wallichii Đỏ
2 Chỉ xanh Rotala sp. 'Nanjenshan' Xanh
3 Choi xoắn Aponogeton ulvaceus Xanh lục
4 Chồn đỏ Myriophyllum tuberculatum Đỏ
5 Chồn xanh Myriophyllum aquaticum Xanh
6 Cỏ gân Echinodorus latifolius Xanh
7 Cỏ quạt Eichhornia azurea Xanh
8 Cỏ lan Echinodorus sp Xanh
9 Đại bảo tháp Limnophila aquatica Xanh 10 Đại liễu Hygrophila corymbosa “stricta” Xanh 11 Diệp tài hồng lá tròn Ludwigia repens Đỏ đậm 12 Đình lịch Hygrophilacorybosa “siamensis” Xanh
13 Dương xỉ lá to Microsorium pteropus Xanh
14 Hẹ thẳng Vallisneria gigantea Xanh
15 Hẹ xoắn Vallisneria var biwaensis Xanh
16 Hồng hồ điệp Rotala macarandra Hồng, đỏ
17 Hồng liễu(liễu đỏ) Amania gracilis Đỏ đậm
18 Huyết tâm lang Alternanthera sessilis Xanh, tím
19 La hán đỏ Cabomba furcata Đỏ
20 La hán xanh Cabomba caroliniana Xanh
21 Liễu cam Nesaea sp. 'Red Leaved' Màu cam
22 Liễu thơm Hygrophila balsamica Xanh
23 Lan lưỡi bò Echinodorus "oriental" Xanh đậm 24 Lan lưỡi mèo Eichinodorus uruguaysensis Xanh
25 Móng tay Bacopa caroliniana Xanh lục
64
26 Ngưu Mao chiên Eleocharis acicularis Xanh
27 Rubi lá hẹp
Echinodorus “Rubin” naroow
leaves Xanh, tím
28 Rubi lá to Echinodorus “Rubin”
Xanh, tím
29 Súng dù Nymphoides hydrophylla Xanh
30 Súng xanh Nhật Nuphar japonica Xanh
31 Tiêu thảo tím Cryptocoryne cordata Tím
32 Tiêu thảo xanh Cryptocoryne wendtii Xanh
33 Tiểu trúc Eichhornia diversifolia Xanh
34 Trúc Hydrotriche hottoniflora Xanh lục