Thương nhân được phép khuyến mại đối với mọi hàng hóa thuộc quyền kinh doanh của mình

Một phần của tài liệu Câu hỏi nhận định đúng sai môn luật thương mại (có đán án) (Trang 21 - 35)

=> Nhận định này Sai. Vì. Theo điều 100, một số hàng hoá thuộc quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhưng ko được sử dụng để khuyến mại dưới mọi hình thức như thuốc lá, rượu cồn từ 30 độ trở lên…

5.Hoạt động khuyến mại của thương nhân chỉ thuộc sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005=> Nhận định này Sai. Khoản 9 điều 100 Luật thương mại quy định thương nhân ko đc khuyến mại nhằm cạnh tranh ko lành mạnh . Việc khuyến mại nhằm cạnh tranh ko lành mạnh lại được quy định cụ thể trong luật cạnh tranh.

DO đó hoạt động khuyến mại của thương nhân còn thuộc sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh

6. Thương nhân có thể sử dụng hình thức khuyến mại giảm giá đối với tất cả các mặt hàng ko bị cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh.

=> Nhận định này Sai. Vì theo điều 9 nghị định 37/2006/NĐ-CP Ko đc giảm giá với các đối tượng quy định tại khoản 2, 3 điều này

* QUẢNG CÁO :

1. Việc có các quy định hạn chế về thời lượng, dung lượng…quảng cáo trên các phương tiện thông tin ko phải l=> Sự hạn chế quyền tự do kinh doanh thương mại của thương nhân,Vì:

+ Các phương tiện thông tin có nhiệm vụ thông tin toàn diện về chính trị, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu thông tin mọi mặt của người dân…nên quy định hạn chế là hợp lý.

+ Các quy định hạn chế thương tự ko áp dụng dối với quảng cáo trên cac báo, phương tiện quảng cáo chuyên dụng như băng, biển, pa-nô, áp-phích…

2.Quảng cáo thương mại là một hoạt động thương mại mà khi thực hiện, các thương nhân bắt buộc phải ký kết hợp đồng quảng cáo thương mại.

=> Sai, t/h thương nhân tự thực hiện quảng cáo ko cần thông qua HĐ

3.Tất cả các hoạt động quảng cáo thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ không thuộc phạm vi các đối tượng bị cấm kinh doanh đều được coi là hợp pháp

=> Nhận định này Sai. Có những sản phẩm đc phép kinh doanh nhưng ko đc quảng cáo (sữa cho trẻ dưới 12 tháng, rượu dưới 30 độ)

4.Bên phát hành quảng cáo phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến tính hợp pháp của sản phẩm quảng cáo.

=> Nhận định này Sai. Bên có sản phẩm quảng cáo, chủ thể thiết kế ra sản phẩm quảng cáo…cũng phải chịu trách nhiệm

5. Thương nhân ko đc ko được thực hiện hoạt động quảng cáo bằng việc so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.

=> Nhận định này Sai. Vì Điều 22 NĐ 37/2006 Thương nhân có quyền so sánh HH của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT trong sản phẩm QCTM sau khi

có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT để so sánh.

6. Thương nhân được phép quảng cáo rượu có nồng độ cồn dưới 30 độ trên báo in, báo điện tử, Đài phát thanh, Đài truyền hình.

=> Nhận định này Đúng. Vì Luật thương mại chỉ cấm quảng cáo rượu có độ cồn trên 30 độ.

7. Các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại có quyền tự do thoả thuận mức phạt vi phạm hợp đồng, không bị giới hạn mức phạt tối đa” => Nhận định này Sai. Vì:

Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại l=> Sự thoả thuận giữa các bên ký kết, theo đó bên làm dịch vụ thực hiện quảng cáo thương mại cho bên thuê quảng cáo, bên thuê quảng cáo trả tiền công cho bên làm dịch vụ. Hợp đồng quảng cáo chính là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó nó có những đặc điểm của hợp đồng dịch vụ và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ. Trong đó có quy định về thoả thuận mức phạt vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên nhằm tránh việc các bên thỏa thuận mức phạt quá cao sẽ ảnh hưởng tới lợi ích hoạch toán của bên vi phạm, Luật thương mại quy định “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” – Điều 301.

Như vậy, theo quy định của Luật thương mại thì hai bên có quyền thỏa thuận về mức phạt vi phạm, tuy nhiên mức thỏa thuận này không được quá giới hạn tối đa cho phép. Do đó khẳng định trên l=> Nhận định này Sai.

* ĐẤU GIÁ:

1. Trong trường hợp người trả giá cao nhất từ chối mua hàng hóa, người trả giá cao thứ hai sẽ là người mua được hàng hóa bán đấu giá. à Vì cuộc đấu giá tiếp tục diễn ra v=> Sẽ bắt đầu từ mức giá mà người trả giá cao thứ 2.

2. Người trả giá cao nhất trong một cuộc bán đấu giá là người mua được hàng hóa bán đấu giá à Vì trg bán đấu giá có 1 yếu tố rất quan trọng là giá đó phải lớn giá khởi điểm.

3. Mọi hàng hoá được phép lưu thông, dịch vụ thương mại được phép cung ứng đều có thể được bán thông qua phương thức bán đầu giá.

=> Nhận định này Sai. Vì Theo điều 185, thương nhân chỉ bán đấu giá hàng hoá chứ ko đấu giá dịch vụ thương mại.

4. Mọi tổ chức cá nhân đều có thể tham gia đấu giá hàng hoá trong thương mại.

=> Sai, Vì, điều 198 Luật thương mại quy định có những chủ thể ko được tham gia đấu giá, như…

5. Để bán hàng hoá qua hình thức đấu giá, người bán hàng phải kí kết hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá với thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá.

=> Nhận định này Sai. Vì theo điều 185 Luật thương mại người bán hàng có thể tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc đấu giá. Trong trường hợp người bán hàng tự mình thực hiện hoạ động đấu giá thì ko cần kí kết HĐ dịch vụ tổ chức bán đầu giá với thương nhân kdoanh dịch vụ đấu giá.

* ĐẤU THẦU:

1. Đấu thầu hai túi hồ sơ là phương thức đấu thầu bắt buộc với mọi gói thầu trong thương mại à còn đấu giá 1 túi hồ sơ

2. Mức lệ phí hồ sơ mời thầu có sự giới hạn bởi pháp luật. Vì nếu mức phí mời thầu quá cao sẽ làm nản chí những nhà thầu có năng lực, từ đó có thể làm giảm tính cạnh tranh trg đấu thầu.

* LOGISTIC

1. Thương nhân có Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngành nghề vận tải đồng thời được kinh doanh dịch vụ logistic. à Logistic là một ngành nghề độc lập.

2. Việc phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại đối với những vi phạm hợp đồng logistic cũng giống như đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong

thương mại.

à BTTH trg logistic ko vượt quá giá trị của hàng hoá mà nó giao nhận.

3. Đk kinh doanh các dịch vụ logisctic chủ yếu đối với thương nhân VN và thương nhân nước ngoài tại VN là như nhau:

=> Nhận định này Sai. Vì Nhiều năm qua, ngành dịch vụ logistics được Chính phủ bảo hộ khá kỹ thông qua các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước. Chính vì vậy Luật thương mại cũng quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic của các thương nhân Việt Nam có phần đỡ khắt khe hơn so với các thương nhân nước ngoài nước ngoài kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam. Cụ thể, theo nghị định 140/2007/NĐ-CP Ngày 5/9/2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ, tại các điều 5 thì:

Nếu như, Theo khoản 1, 2 điều 5 Nghị định 140 đối tượng kinh doanh Logistic là thương nhân Việt Nam thì điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistic chủ yếu chỉ là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu (2 ).

Thì theo khoản 3 điều 5 Nghị định 140 đối tượng kinh doanh cách dịch vụ logistics chủ yếu là thương nhân nước ngoài để được kinh doanh hoạt động logistic tại Việt Nam thì ngoài việc phải tuân thủ những điều kiện như thương nhân Việt Nam còn phải tuân thủ một số điều kiện khác. Như: đối với dịch vụ liên quan đến vận tải, thương nhân nước ngoài được phép thành lập công ty liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của nh=> Đầu tư nước ngoài không quá 50% đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá; không quá 51% đối với kinh doanh dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác (từ năm 2010, trước đó là 49%). Trong đó điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác sẽ chấm dứt hạn chế vào năm 2014.

Như vậy, rõ ràng cơ sự khác nhau giữa điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic của thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài.

* GIÁM ĐỊNH.

1. Mọi thương nhân đều có thể kinh doanh dịch vụ giám định.

=> Nhận định này Sai. Vì. Theo điều 256Luật thương mại chỉ các thương nhân có đủ đk theo quy định của PL, cụ thể là các điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định quy định tại điều 257 Luật thương mại v=> Đc cấp GCN đký KD dịch vụ giám

định thương mại mới đc phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định

2. Giám định viên phải là người có chứng chỉ hành nghê do Bộ công thương cấp.

=> Nhận định này Sai. Vì theo điều 259 Luật thương mại v=> Điều 6 NĐ 20/2006/NĐ-CP thi Giám định viên chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 điều 259 và Giám đốc doanh nghiệp KD dịch vụ giám định sẽ công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

3. Nếu cấp chứng thư giám định có kết quả sai thì thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có trách nhiệm BTTH phát sinh cho khách hàng.

=> Nhận định này Sai. Vì theo điều 266 Luật thương mại thương nhân chỉ phải trả tiền phạt cho khách hàng nếu như kết quả chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình. Thương nhân chỉ phải BTHH phát sinh cho khác hàng khi chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình.

* CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI

1. Chế tài huỷ hợp đồng được áp dụng với mọi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

=> Nhận định này Sai. Vì theo khoản 13 điều 3 Luật thương mại vi phạm cơ bản l=> Sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia tới mức làm cho bên kia ko đạt đc mục đích của việc giao kết hợp đồng. Như vậy, nếu như một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của HĐ nhưng ko khiến bên kia ko đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng thi ko áp dụng chế tài huỷ hợp đồng. Ví dụ như: một bên giao hàng thiếu 1kg hàng trong số 100kg hàng phải giao, theo quy định việc giao hàng đúng số lượng là một nghĩa vụ cơ bản của HĐ, tuy nhiên trg t/h này mặc

dù có sự vi phạm nv cơ bản của HĐ nhưng lỗi vi phạm này ko làm bên kia ko đạt đc mục đích của việc giao kết HĐ nên ko thể áp dụng chế tài huỷ HĐ. Hơn nữa, về mục đích giao kết HĐ, bên vi phạm chỉ chịu trách nhiệm về việc bên kia ko đạt đc mục đích HĐ khi được thông báo trước hoặc buộc phải biết.

2. Bên vi phạm HĐ trong trường hợp bất khả kháng đc miễn trách nhiệm đối với mọi thiệt hại phát sinh.

=> Nhận định này Sai. Theo điều 295 Luật thương mại, khi xảy ra trường hợp bất khả kháng thì bên vi phạm HĐ phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp đc miến trách nhiệm và hậu quả có thể xảy ra, nêu ko thông báo kịp thời thì phải BTTH.

3. Chế tài thương mại được áp dụng khi có hành vi vi phạm, có thiệt hại thực tế và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế.

=> Sai vì:

– Đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì chỉ cần có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm là có thể áp dụng chế tài buộc thực hiện HĐ mà ko cần có thiệt hại xảy ra trên thực tế.

– Đối với phạt vi phạm cũng có thể AD khi có hành vi vi phạm HĐ và có sự thoả thuận AD chế tài này trong HĐ.

– Có hành vi vi phạm, có thiệt hại, có mqh nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vẫn có thể ko áp dụng chế tài thương mại trong trường hợp thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo điều 249 Luật thương mại.

4. Phải áp dụng chế tài buộc thực hiện HĐ trước khi áp dụng các chế tài khác.

=> Nhận định này Sai. Vì các chế tài thương mại được áp dụng độc lập khi có đủ các căn cứ để áp dụng theo quy định của pháp luật. Và theo điều 299 Luật thương mại khoản 1 thì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện HĐ bên bị vi phạm ko được áp dụng các chế tài huỷ hợp đồng, tạm ngừng thực hiện HĐ, đình chỉ thực hiện HĐ.

5. HĐ thương mại chỉ được áp dụng mức phạt tối đa 8% giá trị phần HĐ bị vi phạm.

à

6. Bên bị VP có thể ko được bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế.

=> Nhận định này Đúng. Vì, bên bị thiệt hại trong kinh doanh dịch vụ logistic có thể ko đc bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế, do toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic ko vượt quá giới hạn đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá (điều 238). Mà thiệt hại thực tế có thể lớn hơn tổn thất của toàn bộ hàng hoá.

7. Nếu các bên đã thoả thuận phạt vi phạm trg HĐ thì ko đc quyền yêu cầu BTTH.

=> Nhận định này Sai. Vì theo khoản 2 điều 307 thì nếu các bên có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc BTTH.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

* Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại, như: tranh chấp giữa công ty và

thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách chuyển đổi hình thức tổ chức công ty hay tranh chấp về giao dịch giữa một bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ VN trong t/h bên ko nhằm MĐ sinh lợi đó lựa chọn áp dụng luật thương mại.

* Trường hợp bên ko nhằm MĐ sinh lợi đó lựa chọn áp dụng luật thương mại cần chú ý:

– Về bản chất, hoạt động ko nhằm mục đích sinh lợi của một bên trg giao dịch với thương nhân ko phải là hđộng thương mại thuần tuý nhưng bên ko nhằm mục đích sinh lợi đã chọn áp dụng Luật thương mại thì quan hệ pháp luật này trở thành quan hệ pháp luật TM và tranh chấp phát sinh từ quan hệ này được quan niệm là tranh chấp thương mại

– Tuy nhiên, theo PLTTTM, tranh chấp này vẫn ko thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại và cũng ko thuộc loại tranh chấp về kinh doanh thương mại theo điều 29 BLTTDS à Theo pháp luật hiện hành, tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án dân sự, song bên có hoạt động ko nhằm mục đích sinh lợi có thể chọn áp dụng Luật thương mại 2005 để giải quyết vụ tranh chấp.

* Hđộng xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm. Vì mỗi trung tâm trọng tài đều có danh sách riêng về trọng tài viên của trung tâm, việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia hội đồng trọng tài hoặc trg tài viên duy nhất để giải quyết vụ tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài

* Chỉ được thành lập trung tâm trọng tài tại một số địa phương theo quy định của chính phủ:Nghị định 25/04, điều 4 chỉ cho phép thành lập các trung tâm trọng

Một phần của tài liệu Câu hỏi nhận định đúng sai môn luật thương mại (có đán án) (Trang 21 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w