Nội dung công việc thực tập tại tập đoàn Khoa Học Kĩ Thuật Foxconn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN KHOA HỌC KỸ THUẬT FOXCONN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 22 - 30)

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÍ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VÀ CÔNG VIỆC THỰC TẬP

3. Nội dung công việc thực tập tại tập đoàn Khoa Học Kĩ Thuật Foxconn

Trong quá trình thực tập, tuần đầu tiên em làm việc tại xưởng B06 để quan sát cách thức vận hành của các máy trong dây chuyền SMT và sau đó em được chuyển sang làm việc tại phân xưởng B03 và được kĩ sư người trung quốc tên Wei Zhiming nhận vào làm tại bộ phận ME trong dây chuyền SMT. Bộ phận ME được chia ra làm nhiều bộ phận như bộ phận Process, Program, SPI và công việc chính của em là làm tại bộ phận Process. Công việc của em bao gồm:

3.1. Đo và kiểm tra nhiệt độ mỏ hàn tại truyền PTH:

- Nhiệt độ của mỏ hàn luôn phải đạt nhiệt độ 4000C, phải đảm bảo mỏ hàn không bị han gỉ, oxi hóa và bị ăn mòn quá nhiều trong quá trình sử dụng và độ tĩnh điện phải nhỏ hơn 0.3V để đảm bảo an toàn cho linh kiện.

- Để kiểm tra nhiệt độ của mỏ hàn ta sử dụng thiết bị Thermometer Hakio 191, ta cần phải kiểm tra 3 lần và lấy kết quả trung bình và mỗi ca làm thì kiểm tra 1 lần.

- Kết quả ta cần ghi lại vào tờ báo cáo để cho bộ phận QC xác nhận và phiếu tem để niêm phong lại các ấn tránh trường hợp thay đổi cài đặt. Trong tờ báo cáo và phiếu tem ta phải ghi đầy đủ thông tin như ngày tháng, nhiệt độ trung bình và chữ kí xác nhận của người kiểm tra.

3.2. Đo và kiểm tra lực của máy bắn vít trên truyền SI.

- Để đo được lực bắn vít ta phải sử dụng máy đo lực bắt vít HP-100

- Mỗi lần đo ta phải đo 3 lần và lấy kết quả trung bình, kết quả trung bình phải nằm trong khoảng 6-8 bf

- Sau khi đo xong kết quả ta cần phải điền các kết quả vào bảng thống kê hàng ngày và vẽ biểu đồ để đánh giá sự thay đổi của lực vít.

- Kết quả trung bình cần được ghi vào tem niêm phong và dán vào máy bắt vít để tránh thay đổi thông số máy bắt vít.

- Ngoài ra ta cần phải kiểm tra độ tĩnh điện của đầu bắt vít, độ tĩnh điện phải nhỏ hơn 0.3V.

- Cần phải điền đầy đủ thông tin của vào bảng thống kê và tem niêm phong như kết quả, chữ kí xác nhận, ngày tháng kiểm tra, tên thiết bị kiểm tra và độ tĩnh điện.

Máy đo lực bắt vít HP-100

3.3. Đo và kiểm tra nhiệt độ lò hàn

- Để đo được nhiệt độ của lò hàn ta phải dùng phần mềm chuyên dụng KIC và thiết bị đo KIC-K2, để thiết bị đo hoạt động tốt thì nguồn pin phải lớn hơn 3.2V và nhiệt độ phải nhỏ hơn 380C.

Lò hàn heller - Các bước thực hiện đo:

 Bước 1: Mở chương trình KIC dùng dây cáp kết nối mới thiết bị đo KIC-K2 để tạo một chương trình mới và nhập nhiệt độ trên lý thuyết của lò lung.

 Bước 2: Đưa thiết bị KIC-K2 vào trong lò lung, lúc này băng chuyền của lò lung sẽ chạy với 1 trong 3 cấp tốc độ là 60 cm/min,65cm/min hoặc 70 cm/min. Ta phải chờ trong khoảng 5 phút thì thiết bị mới đi ra khỏi lò lung.

 Bước 3: dùng dây cáp kết nối lại với chương trình KIC, lúc này chúng ta sẽ thấy biểu đồ thay đổi nhiệt độ qua từng khoảng trong lò lung và chương trình sẽ so sánh nhiệt độ thực tế của lò với nhiệt độ cài đặt.

 Bước 4: đánh giá kết quả đo và in biểu đồ báo cáo.

- Trong quá trình đo phải hết sức cẩn thận vì nhiệt độ của KIC-K2 sau khi ra khỏi lò lung là rất cao, rất dễ gây bỏng.

Thông số cài đặt của lò hàn nhiệt 3.4. Đánh giá quá trình máy hoạt động và thống kê các lỗi.

Trong quá trình hoạt động thì máy móc cũng xảy ra nhiều sai xót, sau khi đi qua các máy mounter part và mounter chip thì bo mạch (PCB) sẽ đi qua máy AOI 1 để kiểm tra và tìm các lỗi, vì khi này PCB vẫn chưa đi qua lò lung nên các linh kiện vẫn chưa bám chắc vào bề mặt của PCB nên công nhân vẫn có thể kịp thời tìm và sửa các lỗi do các máy mounter part và mounter chip gây ra.

Máy AOI 1

Máy AOI 2

Và sau khi mà PCB đi qua lò hàn thì lúc này các linh kiện điện tử đã được gắn chặt lên mặt của PCB khi đó máy AOI sẽ kiểm tra và tìm lỗi. Lúc này thì các bản lỗi cần phải chuyển qua bộ phận khác để sửa lỗi vì linh kiện đã được gắn chặt lên PCB.

Và công việc của em là tìm kiếm thống kê các lỗi ở máy AOI 2 và so sánh mới máy AOI 1 để đánh giá và kết luận lỗi là do máy hay là do nhân công làm không đủ tiêu chuẩn và cuối ngày em phải viết báo cáo thống kê có bao nhiêu sản phẩm bị lỗi, lỗi nào xảy ra nhiều nhất trong ca làm nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục. Nếu tỉ lệ sai lệch vị trí nhỏ hơn 5% thì có thể cho bản PCB pass. Tỉ lệ đạt yêu cầu của bản PCB trong một truyền tại vị trí AOI 2 mà nhỏ hơn 95% thì dây chuyền sẽ tạm dừng hoạt động, lúc này cần phải báo cáo cho các kĩ sư người trung quốc.

Các lỗi thường gặp là:

 Lệch vị

 Thiếu thiếc

 Thiếu liệu

 Nhầm liệu

 Đoản mạch

 Ngược hướng

 Cong chân

 Dựng đứng

 Không hàn

 Lật ngửa

3.5. Kiểm tra nhiệt độ và số lượng của kem thiếc.

Kem thiếc cần được bảo quản trong tủ lạnh 4-80C lợi ích của việc làm như vậy là để giảm hàn dán thông lượng hóa học tích cực, không phải là thiếc hàn dán đặt ở nhiệt độ cao sẽ làm cho hàn dán dán nhãn định tính. Nhiệt độ đo được sẽ được ghi vào báo cáo, ngoài ra cần phải kiểm tra số lượng kem thiếc hàng ngày sau khi bắt đầu ca làm.

Khi bộ phận SMT muốn sử dụng kem thiếc thì phải báo cho bộ phận ME để lấy kem thiếc ra khỏi tủ và để bên ngoài 6h thì mới được phép mang ra sử dụng.

3.6. Rửa mặt lạ kim loại ( metal mask ).

Trên bề mặt mạch in không đục lỗ, ở những nơi linh kiện được gắn vào, người ta đã mạ sẵn các lớp vật liệu dẫn điện như thiếc-chì, bạc hoặc vàng – những chi tiết này được gọi là chân hàn (hay lớp đệm hàn). Sau đó, kem hàn, thường thấy dưới dạng bột nhão là hỗn hợp của hợp kim hàn (có thành phần khác nhau, tùy vào công nghệ và đối tượng hàn) và các hạt vật liệu hàn, được quét lên trên bề mặt của mạch in. Để tránh kem hàn dính lên trên những nơi không mong muốn người ta phải sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi mà mặt nạ kim loại (metal mask – hoặc stencil) làm bằng màng mỏng thép không gỉ trên đó người ta gia công, đục thủng ở những vị trí tương ứng với nơi đặt chíp trên bo mạch-bằng cách này, kem hàn sẽ được quét vào các vị trí mong muốn. Nếu cần phải gắn linh kiện lên mặt còn lại của bo mạch, người ta phải sử dụng một thiết bị điều khiển số để đặt các chấm vật liệu có tính bám dính cao vào các vị trí đặt linh kiện. Sau khi kem hàn được phủ lên trên bề mặt, bo mạch sẽ được chuyển sang máy đặt chíp. Tuy vậy Metal mask cần phải được rửa sạch thường xuyên 12h một lần để đảm bảo bề mặt của metal mask luôn được sạch sẽ.

Máy rửa Metal mask

Metal mask sẽ được đưa vào máy rửa, thời gian rửa sạch là 8 phút và thời gian thổi khô là 8 phút. Trong quá trình rửa metal mask cần phải mặc đầy đủ trang phục bảo hộ như quần áo bảo hộ, gang tay, ủng, khẩu trang. Sau khi rửa xong ta cần phải lau sạch một lần nữa và kiểm tra xem metal mask có bị oxi hóa hay không, kiểm tra sức căng của bề mặt, độ nghiêng của bề mặt và ghi vào tờ báo cáo. Metal mask sau khi rửa xong sẽ được để trong tủ bảo quản riêng. Mỗi một metal mask đều có một mã riêng và ta cần phải xác nhận lên trên hệ thống sau khi rửa xong.

Khi mang metal mask đã được rửa sạch ra ngoài sử dụng, người lấy phải ghi dõ thông tin, thời gian lấy và chữ kí xác nhận.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN KHOA HỌC KỸ THUẬT FOXCONN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 22 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w