Cao Bằng là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày, vì vậy khi nhắc đến văn hóa ẩm thực nơi đây không thể không nhắc đến những nét độc đáo đa dạng các loại rau rừng các món ăn từ rau rừng ngoài giá trị ẩm thực còn có giá trị chữa bệnh rất tốt.
Thị hun khói
Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng
Rau rừng
Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng
Xôi trứng kiến
Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng
Bánh trứng kiến
Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng Có thể kể đến hàng chục loại rau rừng thường xuyên được dùng trong các bữa ăn của người Tày: rau dạ hiến hay còn gọi là rau bò khai, rêu đá, rau chuối rừng, hoa ban cách chế biến món ăn của người Tày cũng rất đa dạng, vừa đem lại cảm
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG CHPN13P
19
giác mới lạ. Bên cạnh đó còn nổi tiếng với móm lợn quay, Vịt quay, bánh trứng kiến…
1.5 Cấu trúc làng truyền thống
Làng đá Khuổi Ky hiện có 14 nóc nhà với 100% là dân tộc Tày, tại thôn Tày cổ xã Đàm Thủy hiện còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống vô cùng quan trọng mang tính lịch sử từ thời nhà Mạc vào khoảng thế kỷ 15-16 với những ngôi nhà sàn được xây dựng bằng đá tự nhiên và gắn kết với nhau bằng vôi trộn với cát, mái lợp ngói âm dương. Kiến trúc nhà sàn đá gồm 2 tầng với vật liệu chính là đá tạo thành 4 bức tường xung quanh như một bộ khung vững chãi, kiên cố. Tường thường được xây với bề dày 30 đến 40cm. Những viên đá tự nhiên nhiều kích cỡ được xếp chồng lên nhau và gắn với nhau nhờ hỗn hợp kết dính gồm vôi tôi trộn cát. Trong nhà có chừng 5 đến 7 hàng cột gỗ chiều cao nhà khoảng 8m đến 9m cùng, khoảng cách giữa các cột từ 2m đến 2,5m với tường đá bao quanh đỡ sàn gỗ và mái, gầm sàn dùng để nuôi gia súc, gia cầm.
Nhà nọ được ngăn cách với nhà kia bằng những hàng rào đá xếp cao từ 60cm – 90cm, rộng 30cm – 40cm. Toàn bộ đường trong làng cũng được xếp bằng đá hộc.
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG CHPN13P
20
Tổng thể làng đá Khuổi Ky Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng
Tường rào đá phân chia ranh giới Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng
Nền đường trong Bản
Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG CHPN13P
21
Tường rào đá
Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng
Nền đường trong làng
Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng
1.6 Tổng kết
Làng Khuổi Ky với điều kiện địa hình thiến nhiên ban tặng những cảnh quan đẹp như “ Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao và những ngôi nhà sàn bằng đá rêu phong cổ kính đã trên 300 năm tuổi ” và một nền văn hóa đậm đà đặc sắc dân tộc, là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển Du lịch và du lịch cộng đồng. Bên cạnh những thuận lợi đó thì Làng Khuổi Ky còn tồn tại một số thực trạng hạ tầng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG CHPN13P
22
CHƯƠNG II:
Sự lãng quên làng “đá” Khuổi Ky dưới sức ép của phát triển du lịch.
2.1 Hoạt động đầu tư xây dựng của các nhà đầu tư bên ngoài (các dự án lớn về du lịch tâm linh, khu nghỉ dưỡng, khách sạn nhà nghỉ, các dịch vụ ăn uống giải khát, đồ lưu niệm…)
Trong những năm vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt những Đề án
“Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, đây là sự kiện quan trọng tiếp tục thể hiện chính sách của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII. Nhằm tập trung bảo tồn khẩn cấp, nâng cao năng lực tự bảo vệ trước nguy cơ mai một văn hoá của các dân tộc thiểu số rất ít người, tạo điều kiện phát huy văn hoá các dân tộc.
Thực hiện theo Quyết định số: 3108/QĐ-BVHTT&DL ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc công nhận Làng truyền thống tiêu biểu dân tộc ít người và công văn số: 906 của UBND tỉnh Cao Bằng; Sở Văn hóa thể thao và Du lịch đã tiến hành lập dự án đầu tư bảo tồn và bổ sung một số hạng mục công trình tại làng đá Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Để mở rộng thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm kích cầu Du lịch của tỉnh Cao Bằng nói chung và của huyện Trung khánh nói riêng các dự án thuộc khu vực thác Bản Giốc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh được đầu tư xây dựng quy mô và hiện đại gồm: Khu nghỉ dưỡng cao cấp Sài Gòn - Bản Giốc Resort tại thác Bản Giốc - xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh với diện tích 31,15 Ha. Do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) làm chủ đầu tư, vốn đầu tư trên 170 tỷ đồng; khởi công xây dựng tháng 12/2012, đã hoàn thành một số hạng mục dự án, ngày 15/12/2014 đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Với mục đích hình thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp của khu du lịch thác Bản Giốc với các yếu tố thân thiện với môi trường, vừa hiện đại vừa thể hiện bản sắc văn hóa và lịch sử địa phương nhằm phục vụ các nhu cầu ẩm thực, dừng chân, ngắm cảnh, nghỉ ngơi qua đêm, hồi phục sức khỏe và mua sắm của du khách.
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG CHPN13P
23
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG CHPN13P
24
Tổng mặt bằng khu nghỉ dưỡng Sài Gòn – Bản Giốc.
Phối cảnh góc
Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng
Phối cảnh góc
Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG CHPN13P
25
Mặt cắt địa hình khu nghỉ dưỡng Sài Gòn – Bản Giốc.
khu nghỉ dưỡng Sài Gòn – Bản Giốc.
Dự án chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng tháng 6/2013 cũng đã hoàn thành và đưa vào khai thác trong tháng 12/2014. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc được xây dựng nguy nga và khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, thuộc bản Giốc, xã Đàm Thủy, cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Từ trên chùa có thể nhìn bao quát được toàn bộ Thác Bản Giốc và một vùng không gian rộng lớn phía dưới. Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc là công trình thiết thực, phục vụ nhu cầu tôn giáo tâm linh và có tầm quan trọng trong việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc thành Khu du lịch trọng điểm Quốc gia.Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc gồm các hạng mục chính: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam
CHUYÊN NGHÀNH : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
HỌC VIÊN : NGUYỄN MẠNH HÙNG CHPN13P
26
Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ.
Tổng thể Chùa trúc lâm Bản Giốc.
Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng
Một góc chùa trúc lâm Bản Giốc Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng
Một góc chùa trúc lâm Bản Giốc Nguồn ảnh: Chụp Nguyễn Mạnh Hùng