Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non (Trang 23 - 27)

Từ những cố gắng của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm trường Mầm non Hoa Sen, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ học sinh lá 4 đã giúp bản thân tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy các kỹ năng sống cơ bản trẻ mầm non 5-6 tuổi tại lớp Lá 4, phân hiệu Hòa trung như :

* Kết quả trên trẻ:

- 100% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tình tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100% trẻ 5 tuổi được rèn luyện khả năng sẳn sàng học tập ở tiểu học hiệu quả ngày càng cao.

- 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ; ngoài ra có 70% trẻ mẫu giáo được rèn luyện kỹ năng vận động tinh, kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin

- 100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp;

chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình.

- 100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn,. 80% trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua bảng đánh giá trẻ ở lớp sau mỗi giai đoạn, cuối độ tuổi

- Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 90% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự xếp khay để khăn ăn bằng võ hộp sữa, tự chuẩn bị khăn ăn, chén, tô, muỗng

….trong các giờ ăn, biết tự mở, tự rửa vỏ hộp sữa sau khi uống sữa học đường cho cô giáo làm đồ chơi, biết phân công trực nhật sắp xếp bàn ăn, tự xếp nệm trước và sau khi ngủ ... Kết quả ước lượng đánh giá cuối năm học 2018-2019 cụ thể như sau:

S T

T Nội dung Số

trẻ

Năm học 2017-2018

Số trẻ

Năm học 2018-2019

Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ%

Số trẻ

Tỉ lệ%

Số trẻ

Tỉ lệ

% 1 Kỹ năng nhận

thức 17 11 64

% 6 36% 26 26 100

% 0 0%

2 Kỹ năng vận

động 17 8 47

% 9 53% 26 25 96% 1 4%

3 Kỹ năng giao

tiếp 17 10 59

% 7 41% 26 26 100

% 0 0%

4

Kỹ năng tự phục vụ và tự vệ

17 5 30

% 12 70% 26 26 100

% 0 0%

5 Kỹ năng kiểm

soát cảm xúc 17 9 53

% 8 47% 26 24 92% 2 8%

6 Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm

17 12 70

% 5 30% 26 25 96% 1 4%

7 Kỹ năng giải

quyết vấn đề 17 8 47

% 9 53% 26 24 92% 2 8%

Tổng Bình quân

Đạt/ Chưa đạt 17 9 53

% 8 47

% 26 25 96

% 1 4%

* Kết quả từ phía các bậc cha mẹ:

- Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trừơng.

- Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin cha mẹ cần biết. Số lượng phụ huynh tham gia phối hợp với giáo viên đạt 80%

- Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung phụng trẻ, không còn hình ảnh Ba, Mẹ tranh thủ đút cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô, tự đi lên lầu, tự xúc cơm ở trẻ nhỏ…

- Cha mẹ cảm thấy mản nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi.

* Về phía giáo viên và nhà trường

Để thiết kế các bài dạy giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non để có thể áp dụng các nội dung, phương pháp cũng như sáng tạo ra những tiết học sinh động, phù hợp yêu cầu của từng kỹ năng.

Khi thiết kế giáo án có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi đã tham khảo ý kiến của ban giám hiệu, của các đồng nghiệp, cùng trao đỏi bàn bạc để đưa ra được nhiều trò chơi vào các phương pháp hay để dạy trẻ. Các tiết dạy được ban giám hiệu nhà trường cùng với các giáo viên trong tổ chuyên môn đánh giá khá cao.

Cô giáo chịu khó trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp.

Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn, Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với cha mẹ trẻ.

Giáo viên yên tâm, phấn khởi hơn khi tổ chức các hoạt động trong ngày mà không cần lo lắng e dè mỗi khi có Ban giám hiệu dự giờ thăm lớp hay đón đoàn thanh tra kiểm tra hoặc tham gia vào các hoạt động kỷ niệm ngày hội ngày lễ nào đó.

Hơn nữa năng lực và lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên trường MN Hoa Sen không ngừng được bồi dưỡng kiến thức và phát triển cho đến ngày hôm nay.

Nhờ việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục của giáo viên đã đẩy mạnh công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao. Góp phần quan trọng trong việc tạo ra giá trị thương hiệu của nhà trường và thực sự là địa chỉ đáng tin

cậy để các bậc phụ huynh tin tưởng vì trẻ em ở đây được chăm sóc, giáo dục một cách khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại, xuất phát từ lòng đam mê nghề nghiệp của giáo viên vơi một mục tiêu duy nhất “Tất cả vì học sinh thân yêu”.

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w