THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Thiết kế bài học môn khoa học lớp 4 theo tiếp cận năng lực (Trang 50 - 53)

Thực nghiệm quy trình thiết kế bài học Khoa học ở tiểu học theo tiếp cận năng lực đã đề xuất, qua đó đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đưa ra.

3.2. Đối tượng, phạm vi thực nghiệm

- Tiến hành thực nghiệm tại lớp 4A2 Trường Tiểu học Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

- Số học sinh thực nghiệm: 37 học sinh.

- Để đối chứng kiểm nghiệm lại kết quả tôi tiến hành đối chứng tại lớp 4A3 Trường Tiểu học Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.

Số lượng học sinh đối chứng là: 37 học sinh.

Chất lượng học sinh và điều kiện học tập ở hai lớp là như nhau.

3.3. Nội dung thực nghiệm

3.3.1. Lựa chọn các bài thực nghiệm

Căn cứ vào kế hoạch giảng ở tiểu học và nội dung chương trình SGK Khoa học lớp 4. Tôi chọn các bài thực nghiệm theo đúng tiến trình kế hoạch năm học được quy định trong chương trình và thực nghiệm một bài thuộc chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4. Giáo án 01 (Bài 41:

Âm thanh).

3.3.2. Công tác chuẩn bị

Việc đầu tiên là kiểm tra trình độ nhận thức của học sinh.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi cho 2 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tiến hành kiểm tra, đánh giá qua bài kiểm tra khảo sát giữa kì II của học sinh.

Qua bài kiểm tra tôi thấy rằng học sinh của cả hai lớp đều có nhận thức khá tốt. Đa số học sinh đều có học lực khá trở lên, có thể nói tất cả các em đều có thể nhận thức và khả năng học tập tốt môn học này. Tuy nhiên mức độ nhận thức còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó một yếu tố khá quan trọng là việc thiết kế bài học của giáo viên.

Việc nữa là xác định mục tiêu của bài cần đạt. Sau bài học HS:

+ Nhận biết được âm thanh xung quanh cuộc sống.

+ Nêu và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.

+ Giải thích được nguyên nhân vật phát ra âm thanh.

+ Làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.

+ Phát triển thính giác cho học sinh.

3.3.3. Tiến hành thực nghiệm

- Nhóm đối chứng: Dạy học theo giáo án có sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống mà giáo viên vẫn sử dụng

- Nhóm thực nghiệm: Dạy học theo giáo án đã được thiết kế (Giáo án 01: “Bài 41: Âm thanh”)

3.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm, tôi quan sát và kiểm tra để đánh giá kiến thức, kĩ năng đạt được của học sinh.

3.4. Kết quả thực nghiệm

Nhóm đối chứng:

- Về kiến thức: Do chỉ được quan sát giáo viên tiến hành giảng dạy, quan sát tranh cho giáo viên đưa ra và không được trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra tri thức, khám phá, làm thí nghiệm nên kiến thức các em nắm được vẫn còn chưa chắc chắn, mơ hồ, chưa giải thích được nguyên nhân vật có thể phát ra âm thanh, chưa hiểu rõ âm thanh do các vật rung động phát ra

- Về kĩ năng: Học sinh ở nhóm đối chứng chỉ được nghe giáo viên nói và quan sát tranh ảnh mà giáo viên đưa ra nên việc ghi nhớ và khắc sâu kiến thức của các em chưa cao. Điều này thể hiện ở kết quả thực nghiệm 60% học sinh có được kĩ năng thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh và rút ra được kết luận âm thanh do các vật rung động phát ra. Có 40% học sinh chưa tích cực trong việc thực hành yêu cầu của giáo viên. Do việc học được tổ chức theo phương pháp truyền thống chủ yếu là thầy giảng trò nghe nên học sinh còn thụ động trong học tập. Học sinh chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của mình mà vẫn trông chờ vào kiến thức giáo viên cung cấp.

Nhóm thực nghiệm:

- Về kiến thức: Học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động học tập, được tự tìm hiểu, thực hành trên các vật dụng để nhận biết các âm thanh xung quanh cuộc sống nên các em rất hứng thú vào giờ học và hoạt động rất

tích cực. Chính vì vậy học sinh có thể giải thích được nguyên nhân vật phát ra âm thanh.

- Về kĩ năng: Học sinh được học tập thông qua các hoạt động khám phá, các em được trực tiếp tìm hiểu, dự đoán kết quả, bộc lộ quan điểm cá nhân và làm thí nghiệm trên đối tượng nên các em nắm bài rất chắc có thể tự rút ra kết luận của bài học. Sau đó các em lại được vận dụng kiến thức ấy vào thực tế. Chính vì vậy kĩ năng làm thí nghiệm chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Điều đó được thể hiện có đến 96% học sinh có thể chứng minh và rút ra được về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh, chỉ có 4% học sinh chưa tự thực hiện được.

Đặc biệt khi cho học sinh có cơ hội được trực tiếp phát hiện ra ri thức sẽ gây hứng thú học tập, yêu thích môn học ở các em, giúp các em phát huy năng lực của bản thân.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài học môn khoa học lớp 4 theo tiếp cận năng lực (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)