CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
2. Tổng quan về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín
2.4 Cơ hội & thách thức đối với ngân hàng bán lẻ
2.4.3 Xu hướng phát triển của ngân hàng bán lẻ
Toàn cầu hóa đã làm cho nền kinh tế thế giới đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau hơn. Cùng với nền tảng công nghệ, tiền tệ đã trở thành hàng hóa đặc biệt được mua & bán trên thị trường. Xu hướng sắp tới sẽ là: chữ ký số sẽ được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia, sự xuất hiện của một loại tiền tệ thế giới (hiện nay thẻ Visa và thẻ Master cho phép mọi người mua hàng hóa, dịch vụ trên toàn thế giới mà không cần phải chuyển đổi thành tiền tệ địa phương), công nghệ sẽ là động lực chính của mọi sự thay đổi (bao gồm công cụ từ xa như máy tính, viễn thông và điện tử ), sự tăng trưởng ngoạn mục của NH trực tuyến, NH không dây mang tính quốc tế, công nhận " thẻ thông minh" đã đưa thế giới gần hơn với tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng rất lớn của các DVTT & NH không dây di động.
Đến năm 2015, các NHBL sẽ phải theo xu hướng của thời đại:
Khách hàng sẽ là người xác định quy tắc của cuộc chơi, NH sẽ phải đối mặt với sự thay đổi về nhân khẩu học, thái độ và hành vi tiêu dùng, khách hàng yêu cầu khắc khe hơn về thông tin và sự minh bạch từ các NH phục vụ họ.
Các NH lớn không ngừng tăng trưởng để tạo ra lợi nhuận cao nhờ lợi thế theo quy mô trong khi các NH quy mô nhỏ hơn đang tích cực theo đuổi nhóm khách hàng mong muốn bằng cách giải quyết nhu cầu của họ theo những cách riêng biệt phù hợp với khả năng của họ.
Nhóm khách hàng với nhu cầu đa dạng thì việc đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm là điều tất yếu đòi hỏi các NH phải có một cơ chế quản lý thận trọng
& linh hoạt để có thể bao quát hết mọi hoạt động một cách hiệu quả.
Áp lực gánh nặng từ các quy định, yêu cầu liên quan đến sự riêng tư, bảo mật của khách hàng, rủi ro đối tác & rủi ro hoạt động của mình buộc các NH năng động hơn & có phương pháp tiếp cận thận trọng hơn trong quản lý các vấn đề này.
Công nghệ tiên tiến hỗ trợ cho mô hình hoạt động bán lẻ của NH. NH có thể
giảm được chi phí cho nguồn nhân lực nhờ vào nền tảng công nghệ, khi khách hàng có xu hướng thích sử dụng các kênh giao dịch thông qua các phương tiện, công cụ tại nhà vừa nhanh chóng, tiết kiệm thời gian & thuận tiện mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên các kênh giao dịch truyền thống có sự tham gia của con người vẫn cần thiết phải duy trì để hỗ trợ thêm cho khách hàng trong việc tiếp cận với các kênh giao dịch hiện đại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kết thúc chương 2, tác giả đã nêu ra thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động bán lẻ của Vietbank: huy động vốn, tín dụng, thanh toán trong, ngoài nước & các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Qua đó, chúng ta cũng thấy được khả năng đa dạng hóa các sản phẩm huy động cũng như tín dụng, sản phẩm thanh toán của một ngân hàng non trẻ cùng những hạn chế đối với các sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao & vốn đầu tư không nhỏ. Sự hiệu quả của hoạt động bán lẻ thể hiện qua các con số & các tỷ số được tính toán thận trọng, số lượng khách hàng gắn bó với Vietbank qua hàng năm.
Phần cuối chương tác giả không quên nêu ra được những thành tựu mà Viet bank đã gặt hái được cũng như hạn chế mà Vietbank đang nỗ lực khắc phục để ngày càng làm hài lòng khách hàng & luôn phục vụ họ như chính người thân của mình, những cơ hội hội & thách thức dành cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Vietbank sẽ tận dụng được những cơ hội để đẩy lùi những thách thức, tự trang bị cho mình lợi thế cạnh tranh phấn đấu trở thành NHBL uy tín & đáng tin cậy của Việt Nam trong hiện tại.