MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN ĐƠN GIẢN

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm công nghệ 12 (Trang 30 - 36)

I. Mục tiêu bài giảng 1. Kiến thức

- Biết được khái niệm, công dụng và phân loại mạch điện tử điều khiển.

2. Kĩ năng

- Có thể nhận biết được mạch điện tử điều khiển ứng dụng trong kỹ thuật sản xuất và đời sống.

3. Thái độ

- Tích cực thu thập thông tin, thảo luận tìm hiểu kiến thức.

II. Chuẩn bị bài giảng 1. Giáo viên :

- Tranh vẽ các hình 13.3, 13.4, SGK. Tranh ảnh các thiết bị điều khiển bằng mạch điện tử (nếu có). Một số ví dụ liên quan.

2. Học sinh

- Tham khảo bài mới. có thể tìm ví dụ về một vài mạch điện tử ứng dụng liên quan.

III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp : 1ph 2. Kiểm tra bài cũ

3. Giới thiệu bài mới: Xu thế chung hiện nay là không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, muốn vậy phải nâng cao mức độ tự động hoá các máy móc. Hiện nay những loại máy tự động đòi hỏi có độ chính xác cao, tác động nhanh, … để đáp ứng được yêu cầu về tự động hoá cần có các mạch điều khiển.

4. Các hoạt động dạy học

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về mạch điện tử điều khiển : - Qua thực tế cho biết

mạch điện tử có chức năng gì gọi là mạch điện tử điều khiển ? Nêu một vài ví dụ.

- Giới thiệu sơ đồ khối tổng quát. Yêu cầu HS xem thông tin về sơ đồ khối.

- Nêu hoạt động sơ đồ khối tổng quát của mạch điện tử điều khiển ?

- Một số thiết bị có điều khiển bằng mạch điện tử hình 13.2..

- Suy nghĩ và trả lời

Ví dụ : Mạch điều khiển rôbot ; điều khiển tín hiệu giao thông. . . - Theo dõi sơ đồ khối tổng quát và xem thông tin.

- Tín hiệu vào MĐTĐK, xử lí, khuếch đại tín hiệu và đưa lệch điều khiển tới đối tượng điều khiển (ĐTĐK)

- Theo dõi và quan sát hình 13.2.

I. Khái niệm về mạch điện tử điều khiển

+ Những mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển được coi là mạch điện tử điều khiển.

+ Sơ đồ khối tổng quát của mạch điện tử điều khiển.

Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của mạch điện tử điều khiển : - Hãy nêu những công

dụng điển hình của mạch điện tử điều khiển.

- Nêu thêm một vài ứng dụng của mạch điện tử điều khiển mà em biết ?

- Suy nghĩ và trả lời

- Nêu thêm một vài mạch điện tử điều khiển.

II. Công dụng + Điều khiển tín hiệu

+ Tự động hóa các máy móc thiết bị.

+ Điều khiển các thiết bị dân dụng.

+ Điều khiển trò chơi giải trí.

Hoạt động 3:Tìm hiều về phân loại của mạch ĐTĐK - Yêu cầu HS xem thông

tin mục III SGK.

- Nêu phân loại theo công suất ?

- Nêu phân loại theo chức năng ?

- Nêu phân loại theo mức độ tự động hóa ?

- Xem thông tin.

- Trả lời - Có hai loại : - Có hai loại : - Có hai loại :

III. Phân loại 1. Theo công suất + Công suất lớn.

+ Công suất nhỏ.

2. Theo chức năng : + Điều khiển tín hiệu + Điều khiển tốc độ.

3. Theo mức độ tự động hóa :

+ Điều khiển cứng bằng mạch điện tử.

MĐTĐK d)

§4

§2

§3

§1 T C

R

ĐTĐK Tín hiệu

vào

+ Điều khiển có lập trình.

Hoạt động 4: Củng cố

1. Mạch thế nào gọi là mạch điện tử điều khiển ? 2. Nêu một số ứng dụng của mạch điện tử điều khiển ?

3. Người ta phân loại các mạch điện tử điều khiển như thế nào ?

4. Điều khiển tự động bằng máy móc có ưu điểm gì so với điều khiển bằng tay.

1. Nêu khái niệm.

2. Nêu một số ứng dụng biết qua bài học và thực tế.

3. Nêu phân loại.

4. So sánh ưu điểm điều khiển tự động bằng máy và điều khiển bằng tay.

5. Nhận xét và dặn dò chuẩn bị bài học kế tiếp - Chuẩn bị bài học sau.

IV. Nhận xét và đánh giá

………..

………..

Nhận xét của lãnh đạo Ngày ……tháng …..năm 20…

Ngày soạn :………. Tiết PPCT : ……….

Bài 14 MẠCH ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU

I. Mục tiêu bài giảng 1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu.

- Biết được các khối cơ bản của mạch điều khiển tín hiệu.

2. Kĩ năng

- Giải thích được nguyên lí hoạt động trên sơ đồ tranh vẽ.

3. Thái độ

-Ý thức tìm hiểu kiến thức, thảo luận, liên hệ các ứng dụng trong thực tế.

II. Chuẩn bị bài giảng 1. Giáo viên

- Tranh vẽ hình 14.3. hệ thống câu hỏi.

2. Học sinh

- Ôn kiến thức về tranzito, điôt, tụ.

III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp : 1 ph 2. Kiểm tra bài cũ : 5ph.

Câu hỏi 1: Nêu công dụng của mạch điện tử điều khiển ? Câu hỏi 2: Nêu phân loại của mạch điện tử điều khiển ?

3. Giới thiệu bài mới: Nguyên lí làm việc của mạch điều khiển tín hiệu thế nào ?! bài học hôm nay ta tìm hiểu về nó !

4. Các hoạt động dạy học

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu : - Yêu cầu HS xem thông tin mục I

SGK.

- Mạch điện tử điều khiển tín hiệu là gì ?

- Nêu ví dụ về sự thay đổi tín hiệu nhờ mạch điện tử điều khiển ?

- Xem thông tin.

- Sự thay đổi tín hiệu tắt sáng của đèn giao thông ; tiếng còi báo động khi có sự cố cháy ; hàng chữ chạy đèn quảng cáo . . .

I. Khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu

Là mạch điện tử điều khiển sự thay đổi trạng thái của tín hiệu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của mạch điều khiển tín hiệu : - Yêu cầu HS xem thông tin mục II

SGK.

- Nêu một ứng dụng về mạch điện tử điều khiển tín hiệu ? ví dụ ? - Nêu ứng dụng thứ hai về mạch điện tử điều khiển tín hiệu ? ví dụ ?

- Nêu ứng dụng thứ ba về mạch điện tử điều khiển tín hiệu ? ví dụ ? - Nêu ứng dụng thứ tư về mạch điện tử điều khiển tín hiệu ? ví dụ ?

- Xem thông tin.

- Suy nghĩ và trả lời

Ví dụ : điện áp cao, thấp, quá nhiệt độ, cháy nổ. . .

Ví dụ đèn xanh, đỏ của tín hiệu giao thông.

Ví dụ tín hiệu thông báo có nguồn, băng casset đang chạy, âm lượng của casset. . .

II. Công dụng + Thông báo về tình trạng thiết bị khi gặp sự cố.

+ Thông báo những thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo hiệu lệnh.

+ Làm các thiết bị trang trí bằng điện tử.

+ Thông báo về tình trạng hoạt động của máy móc.

Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí chung của mạch điều khiển tín hiệu : - Yêu cầu HS xem thông

tin mục III SGK.

- Vẽ sơ đồ khối của mạch điều khiển tín hiệu ?

- Sau khi nhận lệnh báo từ cảm biến, mạch điều khiển làm gì ?

- Sau khi xử lí xong, tín hiệu được được làm gì ? - Nhiệm vụ của khối chấp

- Xem thông tin.

- Vẽ sơ đồ khối của mạch điều khiển tín hiệu như SGK.

- Mạch điều khiển xử lí tín hiệu đã nhận, điều chế theo một nguyên tắc nào đó.

- Tín hiệu được khuếch đại đến công suất cần thiết và đưa đến khối chấp hành.

- Phát lệnh báo hiệu bằng

I. Nguyên lí chung của mạch điều khiển tín hiệu :

+ Sơ đồ khối mạch điều khiển tín hiệu :

-Khối nhận lệnh.

-Khối xử lí.

-Khối khuếch đại.

-Khối chấp hành.

+ Nguyên lí chung :

-Sau khi nhận lệnh báo từ cảm biến, mạch điều khiển xử lí tín hiệu đã nhận, điều chế theo một nguyên tắc nào đó.

hành là gì ?

GV: Giải thích nguyên lí hoạt động của mạch báo hiệu bảo vệ quá điện áp cho gia đình hình 14.4 trên tranh vẽ.

chuông, đèn, hàng chữ nổi và chấp hành lệnh.

- Theo dõi trên tranh vẽ và nguyên lí hoạt động của mạch.

-Sau khi xử lí xong, tín hiệu được khuếch đại đến công suất cần thiết và đưa đến khối chấp hành.

-Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu bằng chuông, đèn, hàng chữ nổi và chấp hành lệnh.

Hoạt động 4: Củng cố

1. Mạch điều khiển tín hiệu là gì ?

2. Giải thích nguyên lí mạch điều khiển tín hiệu trên sơ đồ khối ?

3. Nêu ví dụ ứng dụng của mạch điều khiển tín hiệu ?

4. Trả lời câu 3 SGK.

1. Nêu khái niệm mạch điều khiển tín hiệu.

2. Giải thích nguyên lí mạch điều khiển tín hiệu trên sơ đồ khối

3. Nêu ví dụ ứng dụng của mạch điều khiển tín hiệu

4. Thảo luận trả lời câu 3 SGK.

5. Nhận xét và dặn dò chuẩn bị bài học kế tiếp

- Chuẩn bị bài học sau. Đọc thêm : Có thể em chưa biết SGK. Phân tích hoạt động của mạch chạy chữ trên hình 14 – 4 SGK. Đọc trước bài 15.

IV. Nhận xét và đánh giá

………..

………..

Nhận xét của lãnh đạo Ngày ……tháng …..năm 20…

Ngày soạn :………. Tiết PPCT : ……….

Bài 15 MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA

I. Mục tiêu bài giảng 1. Kiến thức

- Biết được công dụng của mạch điện tử điều khiển tốc độ động cơ 1 pha.

- Hiểu được mạch điều khiển tốc độ quạt điện bằng triac.

2. Kĩ năng

- Giải thích được nguyên lý của mạch điều khiển tốc độ quạt điện bằng triac.

3. Thái độ

- Tính thần hợp tác, thảo luận tìm hiểu kiến thức.

II. Chuẩn bị bài giảng

1. Giáo viên

- Mạch điều khiển quạt điện bằng triac. Tranh vẽ hình 15.2.

2. Học sinh

- Tham khảo bài mới. ôn kiến thức về triasc và điac.

III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp : 1 ph 2. Kiểm tra bài cũ : 5ph.

Câu 1: Mạch điều khiển tín hiệu là gì ?

Câu 2: Vẽ sơ đồ khối và giải thích nguyên lí mạch điều khiển tín hiệu ?

3. Giới thiệu bài mới : Hôm nay ta tìm hiểu mạch điều khiển tín hiệu nữa đó là mạch điều khiển tốc độ động cơ !

4. Các hoạt động dạy học

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ điện XC một pha - Nêu các động cơ một pha có bộ

điều khiển tốc độ mà em biết ? - Quạt bàn, quạt trần được thay đổi tốc độ bằng cách nào ?

- Có thể điều khiển tốc độ động cơ bằng cách nào nữa ?

- Thông tin: Hiện nay sử dụng các mạch điện từ điều khiển tốc độ thường bằng cách điều khiển điện áp và tần số dòng điện.

- Thảo luận trả lời : Quạt bàn, quạt trần.

- Ghi nhận thông tin.

I. Công dụng

+ Thay đổi số vòng dây của Stato.

+ Điều khiển điện áp đưa vào động cơ.

+ Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ

+ Hiện nay sử dụng các mạch điện từ điều khiển tốc độ thường bằng cách điều khiển điện áp và tần số dòng điện.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí điều khiển tốc độ động cơ một pha : - Giới thiệu sơ đồ khối của

mạch điều khiển tốc độ động cơ một pha bằng cách thay đổi điện áp.

- Nêu nguyên lí thay đổi tốc độ quay bằng thay đổi điện áp đưa vào động cơ ?

- Nêu nguyên lí thay đổi tốc độ quay bằng thay đổi tần số đưa vào động cơ ?

- Ghi nhận sơ đồ khối.

- Điện áp đưa vào bộ điều khiển làm thay đổi điện áp sau đó đưa vào động cơ làm động cơ thay đổi tốc độ.

- Điện áp đưa vào bộ điều khiển làm thay đổi tần số sau đó đưa vào động cơ làm động cơ thay đổi tốc độ.

II. Nguyên lí điều khiển tốc độ : + Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp đặt vào động cơ.

+ Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi tần số và điện áp đưa vào động cơ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số mạch điều khiển động cơ điện một pha - Yêu cầu HS xem sơ đồ

mạch điều khiển tốc độ của quạt điện.

- Hãy chỉ trên sơ đồ tranh vẽ nêu tên các linh kiện và nhiệm vụ của nó.

- Nêu nguyên lí hoạt động của mạch điều khiển.

- Khi thay đổi điện trở VR thì thời gian nạp điện cho tụ thế nào và dẫn đến thay đổi gì ?

- Xem sơ đồ mạch hình 15.2 và nắm các linh kiện, nhiệm vụ của linh kiện.

- Chỉ trên sơ đồ tranh vẽ nêu tên các linh kiện và nhiệm vụ của nó.

- Nghe và theo dõi sơ đồ mạch.

- Thời gian nạp điện cho tụ thay đổi, thời điểm mở triac thay đổi. Vậy điện áp và dòng điện đưa vào động cơ được điều chỉnh.

III. Một số mạch điều khiển động cơ một pha

* Sơ đồ mạch : h.15.2 SGK

* Nguyên lý : Khi đóng khoá K nguồn cấp u1 hình sin. Tại thời điểm u1 đổi dấu triac chưa dẫn, tụ C nạp điện tăng dần.

+ Khi đủ điều kiện, triac được dẫn từ đó đến cuối bán kỳ

+ Khi thay đổi điện trở VR, hằng số thời gian nạp tụ thay đổi, thời điểm mở triac thay đổi, điện áp và dòng điện đưa vào động cơ được điều chỉnh.

U1,f

1

U2,f

1

ĐK ĐC điện áp

U1,f

1

U2,f

2

ĐK ĐC tần số

- Nêu nhược điểm của mạch.

- Giới thiệu mạch khắc phụ nhược điểm trên, hình 15.2c và giới thiệu.

- Mạch này khác mạch đã nêu ở chỗ nào ?

- Nêu hoạt động của mạch.

- Ghi nhận thông tin.

- Theo dõi sơ đồ mạch.

- Có thêm linh kiện điac.

- Theo dõi sơ đồ và hoạt động mạch.

Nhược điểm : triac mở do phối hợp điện áp đặt vào và dòng điều khiển theo đường đặc tính điac có thể bị thiếu chính xác.

+ Khắc phục : đưa thêm điac.

+ Khi Uc tăng tới ngưỡng điện áp thông (uPA) của điac có dòng chạy vào cực điều khiển triac và triac mở từ thời điểm đó tới khi dòng điện của nó bằng 0

Hoạt động 4: Củng cố

1- Động cơ nào có thiết bị điều chỉnh tốc độ, trong các động cơ sau : A. Máy bơm nước. ; B.Tủ lạnh. ; C. Quạt bàn. ; D. Máy mài.

2. Khi sử dụng triac để điều khiển tốc độ động cơ cần tác động vào thông số nào của nguồn cấp điện cho động cơ ?

3. Hãy cho biết thiết bị điện nào sau đây sử dụng động cơ 1 pha không điều chỉnh tốc độ:

a. Máy bơm nước b. Quạt trần c. Quạt điện d. Cả 3

4.Hãy cho biết thiết bị điện nào sau đây sử dụng động cơ 1 pha có điều chỉnh tốc độ:

a. Máy bơm nước b. Quạt trần c. Quạt điện d. Cả 3

5.Để điều chỉnh tốc độ động cơ 1 pha hiện nay sử dụng các phương pháp nào?

a.Điều khiển bằng cách thay đổi điện áp b. Điều khiển bằng cách thay đổi tần số c. Cả 2 đều đúng d. Cả 2 đều sai 6. Triac được sử dụng làm gì trong mạch điện xoay chiều?

a.Điều khiển điện áp trên mạch b. Điều khiển thời gian c. Hạn chế điện trở d. Cả 3 đều sai

1. Đáp án : C.

2. Tác dụng vào điện áp.

5. Nhận xét và dặn dò chuẩn bị bài học kế tiếp

- Chuẩn bị bài học sau. Đọc thêm : Có thể em chưa biết SGK.

IV. Nhận xét và đánh giá

………..

………..

Nhận xét của lãnh đạo Ngày ……tháng …..năm 20…

Ngày soạn :………. Tiết PPCT : ……….

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm công nghệ 12 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w