Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại KCT Sơn Mỹ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại khu chứng tích sơn mỹ, tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 49)

CHƯƠNG 2: 13THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TẠI KHU CHỨNG TÍCH SƠN MỸ, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại KCT Sơn Mỹ

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích tại KCT Sơn Mỹ đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và các sở ban ngành. BQL KCT Sơn Mỹ thực hiện hiệu quả và chủ động trong quá trình triển khai các hoạt động bảo tồn, trùng tu, phát huy giá trị di tích, từng bước đẩy mạnh công tác tôn tạo, và bảo vệ di tích về cơ bản đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra và đã phát huy được hiệu quả, thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước ngày càng đông

- Các khâu công tác của bảo tàng như nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và truyền truyền tại di tích đã được cán bộ ở đây triển khai một cách nghiêm túc và khoa học. Những hiện vật được sưu tầm về đều được kiểm kê, làm hồ sơ, vào sổ khoa học nhằm cung cấp đầy đủ giá trị pháp lý cho mỗi hiện vật tại di tích. Sau đó, hiện vật được đưa vào kho cơ sở để

36

theo dõi, kiểm tra tình trạng, từ đó có những phương pháp bảo quản tốt nhất phù hợp với từng loại hiện vật. Sau khi chọn lọc, một số hiện vật sẽ được sử dụng để phục vụ cho công tác trưng bày. Công tác khảo sát, nghiên cứu tư liệu về vụ thảm sát Sơn Mỹ để xây dựng bộ hồ sơ khoa học về vụ thảm sát được tổ chức một cách có hệ thống, khoa học. Đồng thời, cũng nghiên cứu về đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân Sơn Mỹ trước khi xảy ra vụ thảm sát để có những cơ sở xây dựng những đề cương trưng bày bổ sung, nhằm đổi mới liên tục trong công tác trưng bày để thu hút khách tham quan đến với Sơn Mỹ nhiều hơn.

- Một số dự án được quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích LS-VH đã và đang được xúc tiến đầu tư. Khu chứng tích Sơn Mỹ đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa như vận động các cá nhân và tổ chức trong nước và ngoài nước tham gia công tác tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại Khu chứng tích Sơn Mỹ như: xây dựng tháp chuông đặt trước tượng đài Sơn Mỹ, hằng ngày rung lên 504 tiếng để cầu siêu cho 504 nạn nhân bị sát hại do Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam tài trợ với kinh phí 150 triệu VNĐ vào năm 2009; trùng tu, tôn tạo và nâng cấp mộ chôn chung 75 năm do nguồn kinh phí từ cựu chiến binh Mỹ Bill Cally vào năm 2010; trùng tu và tôn tạo ngôi mộ chôn tập thể 32 nạn nhân do Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam tài trợ vào năm 2011… các công trình này đã được vào sử dụng vừa bảo vệ được di tích đang xuống cấp, vừa hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, được gia đình các thân nhân rất hoan nghênh và trân trọng.

- Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại KCT Sơn Mỹ đạt kết quả tương đối dựa trên việc trùng tu, tôn tạo, phát huy di tích tại KCT Sơn Mỹ. Dựa trên cơ sở các đề án của tỉnh Quảng Ngãi, BQL KCT Sơn Mỹ đã ban hành các kế hoạch đối ứng kinh phí thực hiện tôn tạo và phát huy giá trị các di tích: Năm 2003, Bộ Văn hóa – Thông tin hỗ trợ dự án bảo tồn

37

tôn tạo và phát huy giá trị di tích Khu chứng tích Sơn Mỹ để mở rộng khuôn viên Khu chứng tích Sơn Mỹ từ 2,2 ha lên 3,4 ha, xây dựng Nhà trưng bày bổ sung ra ngoài khu vực di tích gốc có diện tích gần 1.000m2 , tôn tạo phục dựng một số con đường di tích, đường nội bộ, sân vườn, nhà làm việc, khu vệ sinh, tường rào cổng ngỏ, nội thất trung bày, phòng chiếu phim tài liệu, nhà bia 97 nạn nhân tại thôn Cổ Lũy … với số tiền gần 12 tỷ VNĐ. Đến năm 2005 các hạng mục công trình trong dự án được nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

- Việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại KCT Sơn Mỹ một cách bền vững, BQL KCT Sơn Mỹ đã chọn mục tiêu gắn với phát triển du lịch cộng đồng, hành trình về nguồn, kết hợp với các công ty du lịch hình thành tuyến du lịch Sơn Mỹ - Lý Sơn và hiện nay đang là một tuyến du lịch được du khách lựa chọn cao.

2.3.2. Những hạn chế

- Việc tổ chức thực hiện các chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa còn chậm, chưa đồng bộ và cụ thể. Mặc dù, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều văn bản về việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích KCT Sơn Mỹ nhưng việc thực hiện vẫn còn chậm, rời rạc. Sự phối hợp thực hiện giữa các bộ, ngành, các cấp về việc ban hành các tiêu chí, cơ chế, chính sách, chỉ đạo điều hành một số chương trình về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa còn thiếu chặt chẽ.

- Mặc dù KCT Sơn Mỹ là đơn vị có thu vé, nhưng do đặc thù của KCT là chứng tích tội ác nên giá vé rất thấp(10.000 đồng/vé), bên cạnh đó còn phải miễn giảm vé cho các đối tượng chính sách, học sinh, sinh viên … Vì vậy, kinh phí thu hàng năm tuy đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ranhưng chỉ đáp ứng được 1 phần kinh phí tôn tạo, tu bổ, chống

38

xuống cấp cho di tích. Chính vì vậy để trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích đều nhờ vào sự quan tâm đầu tư kinh phí của UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Việc bảo tồn nguyên trạng các di tích gặp nhiều khó khăn và phức tạp, đặc biệt là trong điều kiện trước khi tôn tạo, tu bổ chưa có quy hoạch bảo tồn tổng thể và chi tiết di tích gắn liền với qui hoạch phát triển kinh tế, xây dựng khu dân cư ở nơi có di tích. Ngoài ra, đối với các di tích nằm lẻ tẻ không tập trung tại 1 khu vực. Các di tích phân bố trên ruộng, đường làng và trong vườn nhà dân, do đó khó có thể quy hoạch bảo tồn thành khu di tích tách biệt như khu chứng tích Sơn Mỹ nên mỗi di tích chỉ khoanh một khu vực bảo vệ nhỏ để dựng bia bản ghi lại địa điểm và nội dung lịch sử. Hầu hết các di tích đều tồn tại dưới dạng địa điểm lịch sử. Hiện nay khó xác định được tình trạng nguyên gốc của di tích ở vào thời điểm diễn ra sự kiện vụ thảm sát Sơn Mỹ ngày 16/3/1968, kể cả một số di tích vốn nguyên gốc cũng chỉ là địa điểm như: đám ruộng, mương nước, vườn tược, đường làng (nơi diễn ra thảm sát), song hiện nay môi trường cảnh quan mà di tích tồn tại hoặc gắn liền với nó cũng bị biến dạng, thay đổi đi rất nhiều. Trong điều kiện hiện trạng phần lớn các di tích chỉ còn lại dấu vết mờ nhạt (địa điểm thảm sát), kinh phí hết sức eo hẹp, hiểu biết về di tích gốc chưa thật đầy đủ, hồ sơ khoa học cho từng loại hình di tích chưa được xây dựng thì không thể phục hồi tràn lan các di tích mà phải chọn giải pháp tối ưu nhất là: gia cố, tu bổ và xây dựng bia bản như hiện nay.

- Nhà trưng bày của KCT Sơn Mỹ được xây dựng mới năm 2003 nhưng không gian trưng bày còn chật hẹp, nên chưa đáp ứng cho việc thể hiện nội dung trưng bày một cách trọn vẹn để phục vụ khách tham quan. Phần trưng bày Sơn Mỹ hôm nay còn đơn điệu cần phải bổ sung thêm một số hiện vật cũng như một số hình ảnh mới để làm phong phú nội dung trưng bày nhằm

39

hấp dẫn khách tham quan. Bên cạnh đó cần đổi mới nội dung và hình thức trưng bày, sử dụng phương pháp trưng bày hiện đại: kết hợp trưng bày hiện vật gốc tĩnh lặng với việc trưng bày tạo ra âm thanh tiếng động, hình ảnh động bằng các phương tiện nghe nhìn hiện đại, tạo hiệu quả tác động đến sự chú ý của khách tham quan.

- Đường đi đến điểm di tích ngoài trời của di tích chưa được mở rộng, nên việc tham quan, tìm hiểu phát huy giá trị di tích của các điểm di tích chưa được thuận lợi. Cần quy hoạch và xây dựng hệ thống cống rãnh giải quyết nạn thoát nước bề mặt (vì địa hình ở đây rất trũng), hạn chế sự ngập úng cho di tích về mùa mưa, đặc biệt là ở khu vực các di tích nền nhà, hầm chống háo trong khu chứng tích.

- Việc quy hoạch khu vực bảo vệ di tích chưa được tiến hành quy hoạch mạng lưới giao thông đến di tích, quy hoạch tuyến tham quan chưa hợp lý cho các điểm di tích nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và phát huy tác dụng của di tích.

- Nhiều hiện vật gốc, hình ảnh gốc đã trở thành bộ sưu tập có giá trị của nhà chứng tích nhưng chưa được nghiên cứu bảo quản một cách khoa học (đặc biệt là các ảnh màu gốc và phim gốc) để giữ gìn và trưng bày được lâu dài. Công tác sưu tầm, bảo tồn phục dựng, tái hiện lại quang cảnh trước và sau vụ thảm sát của KCT Sơn Mỹ chưa được quan tâm và còn nhiều hạn chế về thiết kế, chưa xứng tầm với một di tích quốc gia. Việc tổ chức lễ tưởng niệm hằng năm còn đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

- Hoạt động dịch vụ như ăn uống, nơi lưu trú, hàng lưu niệm tại di tích hầu như chưa có, không đáp ứng được nhu cầu của du khách

- Nguồn nhân lực tại KCT Sơn Mỹ hiện nay còn chưa đáp ứng được yêu cầu của một bảo tàng hiện đại. Nguồn nhân lực bảo tàng hiện nay “chưa đông

40

và cũng thực sự chưa tinh”. Đội ngũ cán bộ hiện tại mới đáp ứng được một phần kiến thức chuyên ngành, chưa đáp ứng được chuẩn mực quốc tế về kiến thức, năng lực và kỹ năng của người làm việc trong bảo tàng. Chưa nhiều cán bộ thành thạo về ngoại ngữ, việc sử dụng ngoại ngữ để nghiên cứu, khai thác kinh nghiệm từ các tài liệu nước ngoài hầu như không có, nên đội ngũ nhân lực của bảo tàng ít có khả năng và cơ hội cập nhật những vấn đề, những quan điểm mới về lĩnh vực bảo tàng học trên thế giới.

- Việc theo dõi, giám sát triển khai thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa chưa chặt chẽ, đồng bộ. Công tác tuyên truyền, giáo dục về di tích LS –VH chưa sâu rộng.

- Cần xác định khai thác và phát huy tác dụng di tích là giải pháp bảo tồn di tích tốt nhất, làm cho di tích được giới thiệu rộng rãi đối với khách trong và ngoài nước, góp phần giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế để tạo nguồn cho việc bảo tồn di tích. Do đó, phương hướng sắp đến là cần quy hoạch bảo tồn, đưa ra những chính sách tu bổ tôn tạo, khai thác khu di tích trong mối liên hệ với các di tích, danh thắng trong vùng, trong tỉnh với các ngành kinh tế xã hội khác như: du lịch, dịch vụ, giao thông trong sự gắn kết với quy hoạch xây dựng làng văn hóa, làng nghề truyền thống nhằm phát triển kinh tế xã hội, xã Tịnh Khê nói riêng cũng như vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi nói chung.

2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, nhận thức của các cấp, các ngành trong toàn tỉnh về vai trò, ý nghĩa của di tích chưa sâu sắc, toàn diện và chưa được quan tâm,cụ thể hóa bằng các biện pháp, kế hoạch, chương trình, các chính sách đồng bộ, hiệu quả. Công tác vận động, phổ biến trong nhân dân còn hạn chế, nên sự phối hợp với cộng đồng chưa thực sự sâu sát, người dân tham gia vào các hoạt động tại di tích còn hạn chế.

41

Thứ hai, công tác bảo vệ và quản lý môi trường di tích lịch sử KCT Sơn Mỹ chưa được quan tâm triệt để. Hiện nay, hầu hết các di tích phân bố ở trong vườn nhà dân có diện tích khoanh vùng bảo vệ quá nhỏ hẹp, có di tích chỉ đủ để dựng bia. Thực trạng trên đòi hỏi trong đợt lập hồ sơ khoa học này phải quy hoạch lại khu vực bảo vệ các di tích trong phạm vi tối thiểu (bằng bản đồ và biên bản quy định khu vực bảo vệ) có tính đến nhu cầu xây dựng phát triển dân cư, kinh tế của thôn xóm có di tích nhưng vẫn bảo đảm điều kiện cần thiết để bảo vệ nguyên vẹn các địa điểm nguyên gốc của di tích. Từ đó có thể mở rộng diện tích khoanh vùng khu vực bảo vệ hợp lý, gồm khu vực I (khu vực bất khả xâm phạm) và khu vực điều chỉnh xây dựng đảm bảo theo đúng pháp lệnh và được các cấp thẩm quyền phê duyệt là cơ sở pháp lý để mọi người chấp hành và không xâm phạm di tích. Cần phải tiến hành cắm mốc giới quy định thật cụ thể các khu vực bảo vệ cho từng di tích, đặc biệt là các điểm di tích nằm trong vườn nhà dân.

Thứ ba, nguồn kinh phí cho công tác quản lý, bảo tồn di tích chủ yếu là nguồn ngân sách hạn chế của địa phương, được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp chi phối thông qua các kế hoạch hoạt động chuyên môn của Ban Quản lý KCT Sơn Mỹ. Việc vận động tài trợ, ủng hộ, công đức và công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài cụ thể, nên chưa khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Việc tu bổ, tôn tạo di tích chưa thường xuyên, liên tục, dứt điểm, chủ yếu được thực hiện thông qua các dịp kỉ niệm lớn. Lực lượng thiết kế, thi công, phục hồi di tích không phải là những đơn vị chuyên nghiệp về bảo tồn, tôn tạo di tích vì vậy khó đảm bảo tính chân thực, khách quan và khoa học.

Thứ tư, việc đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, là những bất cập trong sử dụng và quản lý nguồn nhân lực, là những cơ chế chính sách còn

42

thiếu và chưa phù hợp,... Khi về công tác tại bảo tàng, chủ yếu các cán bộ tự đào tạo mình qua thực tế công việc. Mặc dù cán bộ nghiệp vụ và thuyết minh tuyên truyền của KCT Sơn Mỹ đã rất cố gắng, nỗ lực tự học hỏi vươn lên, theo cách của riêng mình để nâng cao trình độ kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của công việc. Tuy nhiên sự chuyên nghiệp và trình độ chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của công việc, bên cạnh đó tiền lương và chế độ đãi ngộ cho cán bộ, cho các công trình nghiên cứu, cho các ý tưởng trưng bày quá thấp, không thỏa đáng, do vậy không tạo được đòn bẩy kích thích năng lực sáng tạo và yên tâm trọn đời dâng hiến cho nghề nghiệp mà mình lựa chọn.

Thứ năm, công tác quảng bá hình ảnh về di tích còn hạn chế chưa xứng tầm với di tích cấp quốc gia, việc thực hiện tuyên truyền bằng panô, băng rôn, cắm cờ phướn… chủ yếu được bố trí trên các trục đường chính, trong phạm vi gần di tích, chưa rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nên hiệu quả công tác tuyên truyền không cao. Hoạt động tổ chức tuyên truyền, giới thiệu tại di tích chưa có khoa học, bài bản, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức khai thác du lịch và dịch vụ tại di tích.

Thứ sáu , hiện vật trưng bày tại khu di tích với chất liệu khác nhau, có nhiều hiện vật bằng giấy, vải, không được bảo quản theo chế độ chuẩn, lại phải đối mặt với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên bị huỷ hoại và xuống cấp nhanh chóng.

43

Tiểu kết chương 2

Ở chương 2, tác giả đã trình bày khái quát về di tích lịch sử KCT Sơn Mỹ, tìm hiểu về các giá trị lịch sử, giá trị quốc tế, giá trị về du lịch của di tích.

Luận văn còn nêu lên thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại KCT Sơn Mỹ như: về công tác bảo tồn trùng tu tôn tạo di tích, công tác kiểm kê sưu tầm tài liệu hiện vật, công tác phát huy giá trị di tích, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ.Từ việc phân tích thực trạng, tác giả đã đánh giá công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại KCT Sơn Mỹ với những việc đã làm được như công tác kiểm kê, bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích và phát huy giá trị di tích. Từ đó rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong trong việc thực hiện chính sách trong công tác thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích KCT Sơn Mỹ để làm tiền đề để định hướng và đưa ra những giải pháp ở Chương 3.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại khu chứng tích sơn mỹ, tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)