Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến động thái tăng trưởng chiều cao quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón NTR2 và K2SO4 đến năng suất và chất lượng của giống cam xã đoài tại huyện hàm yên, tuyên quang (Trang 57 - 70)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến năng suất và chất lượng của giống cam Xã Đoài huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

3.1.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến động thái tăng trưởng chiều cao quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Trong sản xuất Nông nghiệp nói chung và trong việc trồng cây ăn quả nói riêng, mong muốn quả lớn nhanh là điều luôn luôn được người trồng cây quan tâm.

Với cam Xã Đoài tốc độ lớn nhanh, sớm đạt kích thước tối đa sẽ thúc đẩy quá trình chín đến nhanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường ngay trong thời điểm đầu mùa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân hữu cơ khoáng NTR2 đến động thái tăng trưởng quả cam Xã Đoài được trình bày ở bảng 3.4 và 3.5

Thời gian theo dõi (ngày)

Tỷ lệ rụng

quả (%)

48

Chiều cao quả (cm)

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân NTR2 đến động thái tăng trưởng chiều cao quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

ĐVT: cm

Chỉ tiêu CT

Ngày theo dõi

30/4 30/5 30/6 30/7 30/8 30/9 30/10 8kg NTR2 1,34 3,21 5,53 6,30 6,83 7,21 7,31bc 9kg NTR2 1,42 3,43 5,87 6,75 7,26 7,42 7,53a 10kg NTR2 1,39 3,34 5,77 6,52 7,02 7,25 7,40ab 0,64kgN +1,8kgP+0,55kg

K + 20kg Pc (Đ/c) 1,35 3,34 5,66 6,48 6,89 7,20 7,23c

p - - - <0,05

LSD 0,05 - - - 0,18

CV - - - 1,2

0 1 2 3 4 5 6 7 8

30.4 30.5 30.6 30.7 30.8 30.9 30.10

CT1: 8kgNTR2 CT2: 9kgNTR2 CT3: 10kgNTR2 CT4: Đối chứng

Hình 3.2. Ảnh hưởng của phân NTR2 đến động thái tăng trưởng chiều cao quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Từ số liệu ở bảng 3.4 và hình 3.2 cho thấy, khi sử dụng phân hữu cơ khoáng Thời gian theo dõi (ngày)

49

NTR2 ở tất cả các công thức đều cho tốc độ quả lớn nhanh, đặc biệt là sau các giai đoạn rụng sinh lý, dinh dưỡng được tập trung để nuôi quả, vì vậy tốc độ quả lớn rất nhanh. Tuy nhiên sự chênh lệch cũng không nhiều so với đối chứng. Cụ thể như sau:

Chiều cao quả theo dõi đến 30/10 các công thức sử dụng phân hữu cơ khoáng NTR2 cho chiều cao tăng trưởng quả dao động từ 7,31 – 7,53 cm cao hơn công thức đối chứng không sử dụng phân hữu cơ khoáng. Công thức sử dụng phân hữu cơ khoáng 9kg NTR2 cho chiều cao quả cao nhất đạt 7,53 cm cao hơn công thức đối chứng không sử dụng phân hữu cơ khoáng 0,3c m, công thức 3 sử dụng 10kg NTR2 cho chiều cao quả đạt 7,40 cm tương đương với công thức sử dụng 9kgNTR2 cao hơn công thức đối chứng 0,13 cm, tiếp đến là công thức 1 sử dụng 8kg NTR2 đạt 7,31cm không sai khác so với công thức đối chứng, thấp nhất là công thức đối chứng không sử dụng phân hữu cơ khoáng đạt 7,23 cm ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân NTR2 đến động thái sinh trưởng đường kính quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

ĐVT:cm Chỉ tiêu

CT

Ngày theo dõi

30/4 30/5 30/6 30/7 30/8 30/9 30/10 8kg NTR2 1,34 3,27 5,74 6,90 7,55 7,96 8,18bc 9kg NTR2 1,42 3,47 6,14 7,32 7,81 8,18 8,54a 10kg NTR2 1,39 3,39 6,08 7,09 7,71 8,06 8,37ab 0,64kgN +1,8kgP+0,55kg

K

+ 20kg Pc (Đ/c)

1,37 3,37 5,94 6,91 7,58 7,97 8,00c

p - - - <0,05

LSD 0,05 - - - 0,35

CV - - - 2,1

50

Chiều cao quả (cm)

Thời gian theo dõi (ngày) 0

1 2 3 4 5 6 7 8 9

30.4 30.5 30.6 30.7 30.8 30.9 30.10

CT1: 8kgNTR2 CT2: 9kgNTR2 CT3: 10kgNTR2 CT4: Ðối chứng

Hình 3.3. Ảnh hưởng của phân NTR2 đến động thái sinh trưởng đường kính quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Từ số liệu ở bảng 3.5 và hình 3.3 cho thấy

Đường kính quả theo dõi đến 30/10 các công thức sử dụng phân hữu cơ khoáng NTR2 cho chiều cao tăng trưởng quả dao động từ 8,00 – 8,53 cm cao hơn công thức đối chứng không sử dụng phân hữu cơ khoáng. Công thức sử dụng phân hữu cơ khoáng 9kg NTR2 cho đường kính quả cao nhất đạt 8,54 cm cao hơn công thức đối chứng không sử dụng phân hữu cơ khoáng 0,54 cm, công thức 3 sử dụng 10kg NTR2 cho đường kính quả đạt 8,37cm tương đương với công thức sử dụng 9kgNTR2 cao hơn công thức đối chứng 0,37cm, tiếp đến là công thức 1 sử dụng 8kg NTR2 đạt 8,18 cm cho đường kính quả không sai khác so với công thức đối chứng, thấp nhất là công thức đối chứng không sử dụng phân hữu cơ khoáng đạt 8,00 cm ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy qua bảng 3.4 và 3.5 tăng trưởng kích thức quả ta kết luận sử dụng phân hữu cơ khoáng NTR2 cho chiều cao và đường kính quả tăng so với công thức đối chứng bón theo địa phương không sử dụng phân hữu cơ khoáng, nổi trội nhất là công thức bón 9kg NTR2 đều cho chiêu cao và đường kính quả cao nhất.

51

3.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến biểu hiện sâu bệnh hại cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể năng suất, phẩm chất và chu kỳ kinh doanh của cam quýt. Tại những vườn cam điều tra cho thấy có rất nhiều loại sâu bệnh hại và hại ở tất cả các bộ phận của cây. Tuy nhiên mức độ gây hại có khác nhau, phụ thuộc vào giống, mùa vụ và kỹ thuật chăm sóc được áp dụng của mỗi hộ trồng cam quýt cũng như sự thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu của từng năm. Theo kết quả bảng 3.6 và 3.7 cho thấy nhện đỏ, rệp sáp mềm, bệnh loét, bệnh ghẻ xuất hiện nhiều và phổ biến nhất, sau đó là sâu vẽ bùa và rệp muội đen, bệnh Greening, bệnh khô cành....

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến biểu hiện bệnh hại cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

ĐVT:Cấp

Tên bệnh hại

Bộ phận bị hại

Mức độ gây hại ở các công thức 8kgNTR2 9kg

NTR2 10kgNTR2

0.64kgN + 1,8kgP+0,55kg

K + 20kg Pc (Đ/c) Bệnh khô cành

(Diaphorthe citri Wolf)

Cành 1 1 1 3

Bệnh Greening (Liberobacteria

áiaticu)

Cả cây 1 1 1 3

Bệnh ghẻ (Elsinoe fawcettii)

Lá,

Quả 1 1 3 3

Bệnh loét (Xanthomonas Campestris pv)

Quả 1 1 3 3

52

Qua bảng 3.6 về tình hình bệnh hại trên cây cam ta thấy:

Bệnh khô cành và bệnh greening ở các công thức sử dụng phân khoáng NTR2 cho tỷ lệ bệnh thấp (cấp 1), riêng công thức đối chứng không sử dụng phân hữu cơ khoáng NTR2 cho mức độ bệnh cao hơn (cấp 3)

Bệnh ghẻ và bệnh loét cở công thức sử dụng 8kgNTR2 và 9kgNTR2 cho mức độ nhiễm bệnh tháp (cấp 1), công thức sử dụng 10kgNTR2 và công thức đối chứng không sử dụng phân hữu cơ khoáng cho mức độ nhiếm bệnh cao hơn (cấp 3).

Như vậy việc sử dụng phân hữu cơ khoáng NTR2 làm giảm mức độ nhiễm bệnh hại ở các công thức tham gia thí nghiệm, riêng chỉ công thức 4 đối chứng không sử dụng phân hữu cơ khoáng cho mức độ nhiễm bệnh hại năng hơn cụ thể là ở cấp 3.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến biểu hiện sâu hại cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Đơn vị: cấp

Tên sâu hại

Bộ phận bị

hại

Mức độ gây hại ở các công thức 8kgNTR2 9kg

NTR2 10kgNTR2

0.64kgN + 1,8kgP+0,55kg

K + 20kg Pc (Đ/c) Rệp sáp mềm

(Planococcus citri Risso)

Lá, cành,

quả

1 1 3 3

Rệp muội đen (Toxoptera aurantii

BdeF)

Lá non,

lộc non 1 1 1 3

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis

citrellr)

Lá 1 1 1 1

Nhện đỏ

(Panonychus citri) Lá,quả 1 1 3 3

53

- Rệp sáp gây hại ở đọt non, lá non, hoa, trái…và cả rễ cây. Trong quá trình sống rệp bài tiết nhiều đường mật, làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển. Nếu mật độ cao, gây hại nặng, rệp có thể làm cho rễ cây bị hư thối, cây bị suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết. Rệp sáp mềm xuất hiện ở các công thức hại trung bình và ít, riêng công thức 2 sử dụng 9kgNTR2 và công thức 4 đối chứng bị hại ở mức độ nặng hơn(cấp 3).

- Rệp muội gây hại nhiều vào các đợt lộc non (tháng 3, 4, 7, 8, 9, 10) thường sống tập trung, gây hại ở ngọn non, cuống lá, mặt dưới lá. Rệp chích hút nhựa cây làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, cằn cỗi, khô héo dần rồi rụng từng bộ phận:

lá, hoa. Hơn nữa là chất bài tiết của rệp lại là thức ăn và môi trường sống của nấm bồ hóng (bào tử nấm có màu đen) làm giảm năng suất và chất lượng hoa. Chất thải của rệp sáp còn là thức ăn cho kiến đỏ và kiến đen sống cộng sinh trên cây; làm cho cây đào cằn cỗi, lá vàng, ra hoa rất kém rồi héo dần và chết khi bộ rễ bị hỏng nặng.

Tất cả các công thức thí nghiệm sử dụng phân hữu cơ khoáng đều bị hại nhưng chỉ hại ở mức trung bình và ít không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quả, riêng công thức 4 đối chứng không sử dụng phan khoáng bị hại nặng hơn(cấp 3).

- Sâu vẽ bùa là sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo.

Sự phá hại của sâu làm cho lá co cúm, quăn queo, hạn chế quang hợp. Ngoài ra, các vết thương do sâu to nên trên lá, chồi to điều kiện cho bệnh loét phát triển.

Thời gian gây hại sâu vẽ bùa chủ yếu ở các đợt lộc non, đặc biệt là vào tháng 2, 3, 5, 6 và 8, 9.

Sâu vẽ bùa xuất hiện ở các công thức thí nghiệm và bị hại ở mức trung bình (cấp 1) không làm ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất quả.

- Nhện đỏ chích hút nhựa cây trên lá non, chồi non, nụ hoa, cuống hoa, quả non làm cho cây còi cọc không lớn được; lá, hoa bị khô héo và rụng; trái non bị sần sùi, không lớn được, chất lượng quả giảm sút, gây thất thu khá lớn cho nhà vườn.

Vào các tháng mùa khô đa số các vườn cây ăn quả có múi đều có nhện đỏ xuất hiện với mật số khá lớn. Nhện đỏ hại nặng (cấp 3) ở các công thức bón 10kgNTR2 và công thức 4 đối chứng, công thức 1 và công thức 2 hại ở mức độ nhẹ (cấp 1).

54

Qua quá trình làm thí nghiệm và điều tra ta thấy:

Tại Hàm Yên mặc dù có rất nhiều loài sâu bệnh hại cam quýt nhưng cũng chỉ có 72% số hộ trồng cam phun thuốc định kỳ, đa số các hộ trồng cam tiến hành phun phòng trừ nhện đỏ ngay từ giai đoạn quả non, còn lại 28% số hộ trong tổng số hộ điều tra cho rằng khi thấy xuất hiện sâu bệnh mới phun đồng thời kết hợp với một số các biện pháp phòng trừ khác như: Vệ sinh vườn cây ăn quả, cơ giới, vật lý, bón phân cân đối, chọn cây khỏe, chọn giống sạch bệnh.v.v...

Việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại tốn kém và mất nhiều thời gian cũng như đòi hỏi chi phí lớn về thuốc bảo vệ thực vật cũng như kỹ thuật áp dụng làm sao cho có hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến môi trường, đây là vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù các hộ đã có áp dụng các biện pháp để phòng trừ sâu bệnh hại cho cam quýt, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Vì vậy việc tuyên truyền, phổ biến và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp IPM cho cam quýt cần được quan tâm nhiều hơn nữa để làm tăng năng suất và chất lượng quả của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.

3.1.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Năng suất cây trồng luôn được cải thiện là mong muốn không ngơi nghỉ của các nhà khoa học và người làm nông nghiệp. Mỗi một yếu tố đóng một vai trò khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ quả liên hoàn tạo nên năng suất, chất lượng cao nhất mà trong đó các yếu tố đều có liên quan mật thiết với nhau. Như vậy mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển đều liên quan và tạo nên năng suất quả sau này. Vì vậy, chăm sóc, quản lý tốt ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây cam là điều hết sức cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng cây cam.

Số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của các công thức được thu thập, thống kê trong bảng 3.8

55

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến các yếu tố cấu thành năng suất cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Công thức

Số quả TB Khối lượng TB Năng suất TB Số

quả/cây

% so với đối chứng

KL/quả (g)

% so với đối chứng

NS/cây (kg)

% so với đối chứng 8kg NTR2 243,22b 117,94 238,67b 106,11 58,05b 125,16 9kg NTR2 284,11a 137,77 258,30a 115,05 73,38a 158,21 10kg NTR2 266,00ab 128,98 244,03b 108,69 64,89b 139,91 0,64kgN+1,8kgP+0,55kgK+

20kg Pc (Đ/c) 206,22c 100,00 224,50c 100,00 46,38c 100,00

p <0,05 - <0,05 - <0,05 -

LSD 0,05 22,95 - 12,40 - 7,18 -

CV 4,6 - 2,6 - 5,9 -

Qua bảng 3.8 và hình 3.4 ta thấy:

Số quả trên cây các công thức tham gia thí nghiệm giao động từ 206,22 – 284,11 quả/cây, trong đó các công thức sử dụng phân hữu cơ khoáng có số quả trên cây nhiều hơn công thức đối chứng. Cụ thể công thức 2 bón 9kgNTR2 cho số quả trên cây cao nhất đạt 284,11 quả/cây cao hơn công thức 4 đối chứng 77,89 quả tăng 137,77%, công thức 3 bón 10kg NTR2 cho số quả tương đương so với công thức 2 đạt 266,00 quả/cây và cao hơn công thức 4 đối chứng 59,78 quả/cây tăng 128,98%, tiếp đến là công thức 1 bón 8kgNTR2 đạt 243,22 quả trên cây cao hơn công thức đối chứng 37 quả/cây tăng 117,94%, thấp nhất là công thức 4 đối chứng không sử dụng phân hữu cơ khoáng đạt 206,22 quả/cây ở mức độ tin cậy 95%.

Khối lượng trên quả của các công thức tham gia thí nghiệm giao động từ 224,50 – 258,30 gam, trong đó các công thức sử dụng phân hữu cơ khoáng có khối

56

lượng quả nhiều hơn công thức đối chứng. Cụ thể công thức 2 bón 9kgNTR2 cho khối lượng quả cao nhất đạt 258,30gam/quả cao hơn công thức đối chứng 33,8 gam quả tăng 115,05%, công thức 3 bón 10kg NTR2 cho khối lượng quả tương đương so với công thức 1 bón 8kgNTR2 lần lượt đạt 244,03 gam/quả và 238,67 gam/quả và cao hơn công thức 4 đối chứng 19,53 gam/quả và 14,17 gam/quả tăng 106,11% - 108,68%, thấp nhất là công thức 4 đối chứng không sử dụng phân hữu cơ khoáng đạt 224,50 gam/quả ở mức độ tin cậy 95%.

Năng suất trên cây của các công thức tham gia thí nghiệm giao động từ 46,38 – 73,38 kg/cây, trong đó các công thức sử dụng phân hữu cơ khoáng có năng suất quả trên cây nhiều hơn công thức đối chứng. Cụ thể công thức 2 bón 9kgNTR2 cho năng suất trên cây cao nhất đạt 73,38 kg/cây cao hơn công thức 4 đối chứng 27 quả tăng 158,21%, công thức 1 bón 8kg NTR2 cho năng suất trên cây tương đương so với công thức 3 bón 10kgNTR2 lần lượt đạt 58,05 kg/cây và 64,89 kg/cây và cao hơn công thức đối chứng 11,67 kg/cây - 18,51 kg/cây tăng 125,16% - 139,91%, thấp nhất là công thức 4 đối chứng không sử dụng phân hữu cơ khoáng đạt 46,38 kg/cây ở mức độ tin cậy 95%.

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Năng suất kg/cây

CT1: 8kg NTR2 CT2: 9kg NTR2 CT3: 10kg NTR2 CT4: Đối chứng

Hình 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến các yếu tố cấu thành năng suất cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

57

Như vậy qua kết quả nghiên cứu trên ta thấy khi sử dụng phân hữu cơ khoáng làm cho số quả trên cây, khối lượng quả trung bình, năng suất trên cây tăng và cao hơn công thức không bón phân hữu cơ khoáng NRT2. Cụ thể công thức bón 9kgNTR2 nổi trội nhất cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao nhất, thấp nhất là công thức 4 đối chứng bón 0,64kgN+1,8kgP+0,55kgK+ 20kg P/C.

3.1.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR2 đến một số chỉ tiêu chất lượng quả cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân NTR2 đến một số chỉ tiêu quả cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Công thức

Số hạt trên quả(hạt)

Tỷ lệ phần ăn được

(%)

Tỷ lệ phần không ăn được (%)

Độ Brix (%)

Độ chua (%)

8kg NTR2 19,57 84,98a 15,02b 9,13b 4,46b 9kg NTR2 19,43 85,36a 14,64b 9,72a 4,31b 10kg NTR2 19,27 84,79a 15,20b 9,65a 4,27b 0,64kgN+1,8kgP+0,55kgK+

20kg Pc (Đ/c) 19,23 82,42b 17,58a 8,88b 5,09a p >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

LSD 0,05 - 1,80 1,80 0,39 0,43

CV - 1,1 5,8 2,1 4,7

Nghiên cứu 1 số chỉ tiêu của quả cam ta thu được 1 số kết quả được trình bày trong bảng 3.9 như sau:

58

Về số hạt trên quả ta thấy các công thức thí nghiệm dao động từ 19,23 – 19,57 hạt/quả, việc sử dụng phân hữu cơ khoáng NTR2 trên cây cam không làm ảnh hưởng đến số hạt trên quả ở mức độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ phần ăn được các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 82,42% - 85,36%. Trong đó các công thức sử dụng phân hữu cơ khoáng NTR2 cho tỷ lệ phần ăn được cao nhất cao hơn công thức 4 đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ phần không ăn được các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 14,64% - 17,58%. Trong đó các công thức sử dụng phân hữu cơ khoáng NTR2 cho tỷ lệ phần không ăn được thấp hơn công thức 4 đối chứng đạt 17,58% ở mức độ tin cậy 95%.

Độ brix qua kết quả nghiên cứu ta thấy độ brix của các công thức dao động từ 8,88 – 9,72%, trong đó công thức 2 bón 9kgNTR2 và công thức 3 bón 10kgNTR2 cho độ brix tương đương nhau lần lượt đạt 9,72% và 9,65% cao hơn công thức 4 đối chứng (8,88%), công thức 1 bón 8kgNTR2 cho độ brix 9,13%

tương đương với công thức 4 đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Độ chua dao động từ 4,31% - 5,09% trong đó các công thức sử dụng phân hữu khoáng có độ chua thấp hơn công thức 4 đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy việc sử dụng phân hữu cơ khoáng NTR2 cho cây cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên – Tuyên Quang làm tăng tỷ lệ ăn được, tăng độ ngọt và giảm độ chua đồng thời cũng là tiền đề làm tăng chất lượng và giá trị cây cam cụ thể với mức bón 8 - 10kg NTR2/cây, thấp nhất là ở công thức 4 đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.1.8. Hiệu quả kinh tế bón phân NTR2 trên cam Xã Đoài tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Đối với việc chăm sóc, quản lý một vườn cây, khi ứng dụng thêm một biện pháp kỹ thuật cũng đồng thời với việc tăng thêm chi phí cho vật tư, công lao động.

Hiệu quả mà các biện pháp kỹ thuật mang lại luôn là vấn đề mà các nhà vườn đặt ra.

Đặc biệt với thí nghiệm bón phân, để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành tính hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm sử dụng phân bón lá dựa vào năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón NTR2 và K2SO4 đến năng suất và chất lượng của giống cam xã đoài tại huyện hàm yên, tuyên quang (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)