T R U Y Ệ N D Ũ N G s ĩ H Ê R A C L Ê X (1)
Tuổi ấu thơ của Hẽraclẽx
Tại thành Mykênai có một ông vua trị vì tên là Êlêctryôn. Một hỏm, những người Têlêbôi (một bộ tộc ở miền trung tây Hi Lạp), dãn đáu là các hoàng tử con vua Ptêrêlaôx, kéo đến cướp bò của Êlêctryôn. Họ giết chết các con trai của Êlêctryỏn, khi những người con trai này muốn lấy lại đàn bò của mình. Thế là Elêctryôn liền loan báo rằng ai đem được đàn bò của ỏng về và trả thù được cho những người con của ỏng, thì ỏng sẽ gả nàng công chúa xinh đẹp tên là Alcmênê cho. Nhưng lúc đó vua Ptêrêlaỏx lại giao đàn bò ăn cướp được cho pỏlycxenỏx, vua xứ Êlix, và ông này lại trao cho một tráng sĩ dưới quyền mình là Amphitryôn canh giữ. Thế là khi biết được tin loan báo của vua Êlêctryỏn, Amphitryôn liền đem đàn bò giao nộp lại cho vua Elêctryôn và cưới nàng Alcmênê làm vợ.
Nhưng Amphitryôn không ở lại được lâu tại thành Mykênai, bởi vì trong lúc diễn ra tiệc cưới, do tranh chấp về chuyện đàn bò, chàng đã giết chết Êlêctryôn và buộc phải chạy trốn cùng với vợ mình. Alcmênê bằng lòng đi theo chồng chỉ với một điều kiện là chồng mình phải trừng phạt những người con trai của Ptêrêlaôx vì tội họ đã giết chết các anh trai nàng. Thế là, sau khi đến thành Thêbai và được vua Crêôn cun mang, Amphitryồn đã dẫn đoàn quân của Crêôn đi đánh quân Têlêbôi. Trong lúc Amphitryôn vắng nhà, thần Dớt tình cờ nhìn thấy nàng Alcmênê. Rung động trước sắc đẹp của nàng, thần Dớt đã hiện hình giả làm Amphitryôn lọt vào phòng nàng và ăn nằm với nàng. Sáng ra Amphitryôn cũng trở về nhà và ân ái cùng nàng. Thế là, từ cuộc tình với thần Dớt và với Amphitryồn, nàng Alcmênê sẽ phải sinh đôi hai người con. Tất
(1) T r o n g thần thoại La Mã, Hêraclêx có tên gọi là Herculêx, gọi theo tiếng Pháp là Héc quyn.
nhiên người con trai của thần Dớt có với Alcmênê sẽ là anh, tói vì chàng lớn tuổi hơn cậu em một đêm.
Vào cái ngày mà người con trai vĩ đại của thần Dớt có với nàng Alcmênê sắp sửa ra đời, các thần linh họp nhau lại trên núi Ôlympôx. Vui sướng vì sắp sửa có được một đứa con trai, nhưng không muốn tiết lộ đó chính là con đỏ của mình, nên thần Dứt toàn năng chỉ bảo với các vị thần rằng :
- Hỡi các thần linh hãy nghe ta nói đây ! Ngày hôm nay dưới Hạ Giới sẽ ra đời một tráng sĩ vĩ đại. Đó là một người con cháu của con trai Perxêux của ta. Ta sẽ phải dành cho chàng một món quà gì đây ?
Nhưng nữ thần Hêra là người có tính ghen tuông độc ác. Nàng biết ngay đó chính là con của thần Dớt chồng nàng có với người con gái trần tục Alcmênê. Cả Amphitryôn lẫn Alcmênê đều thuộc dòng dõi của Perxêux. Để trả thù đứa con của thần Dớt sắp ra đời, nàng liền sai nữ thần Dối Trá Atê làm cho đầu óc thần Dứt u mê trong chốc lát. Sau đó nàng mới ri tai thần Dớt bảo rằng :
- Xin vị chúa tể của muôn loài hãy trao quyền cai trị dòng giống của Perxêux cho người con cháu nào của Perxêux ra dời trước tiên trong ngày hôm nay.
Vì không hiểu được mưu mô của Hêra do đang bị u mê bởi nữ thần Dối Trá, nên thần Dớt đã chuẩn y ý kiến của Hêra. Đê cho chắc chắn, Hêra còn bắt thần Dớt phải cầu khấn nữ thần sông Xtích dưới Âm Phủ để thề. Thần Dớt long trọng xin thề. Lập tức Hêra sai con gái mình là nữ thần Hộ Sinh Ilithia đi làm cho con trai của Dứt có với Alcmênê ra đời muộn hơn kì hạn và làm cho Êuryxthêux, con trai của Xthênêlôx, cũng thuộc dòng tộc Perxêux, ra đời sớm hơn hạn định. Thế là hôm đó, Êuryxthêux mới được bảy tháng đã ra đời. Vì đẻ non, sau này anh ta trở thành một người ốm yếu và bệnh tật. Còn con trai của Dứt thì phải nằm trong bụng mẹ những mười tháng.
Khi nghe tin mọi việc đã diễn ra theo đúng ý mình, Héra liền báo cho thần Dớt biết :
- Ồi thần Dứt vĩ đại ! Ngày hôm nay tại thành Argôx đã ra đời cậu bé Êuryxthêux, cậu là con trai của Xthênêlôx, một người con cháu của Perxêux. Cậu ta là người ra đời trước tiên hôm nay và cậu sẽ phải là chủ nhân của tất cả những người con cháu của Perxêux.
Khi ấy thần Dớt mới tỉnh hẳn con mê. Thần buồn rầu vô hạn khi hiểu ra đó chính là mưu mô của nữ thần Hêra. Thần cũng cay đắng tức giận cả nữ thần Dối Trá Atê. Trong cơn giận dữ, thần túm lấy tóc nữ thần Atê quẳng từ trên núi Ôlympôx xuốnc trần gian. Nữ thần Atê ngã xuống một quả đồi tại khư vực Phryghia, từ đó quả đồi được mang tên là đồi Dối Trá. Sau này tại đây vua Ilôx dựng lên thành trì Iliôn (sau gọi là thành Trôia). Và cũng từ đó thần Dớt cấm không cho nữ thần Atê được đặt chân lên núi Ôlympỏx nữa.
Thế là sự dối trá đã phải ở lại với con người để trở thành một tài sản đáng buồn của nhân loại.
Để an ủi sô phận của con trai mình, thần Dớt thoả thuận chắc chắn với Hêra rằng con trai thần sẽ không phải chịu sự sai khiến suốt đời dưới quyền Êuryxthêux. Chàng sẽ thực hiện mười hai chiến công hiển hách theo lệnh của ông này, sau đó không những chàng được thoát khỏi sự sai khiến của ông ta, mà chàng còn được trở thành người bất tử. Vị chúa tể của muôn loài biết rằng con trai mình sẽ phải đương đầu với rất nhiều nguy hiểm, vì thế thần ra lệnh cho con gái yêu của mình là nữ thần Athêna đi giúp chàng.
Sau đó thần không ngớt buồn rầu khi thấy người con trai dũng mãnh của mình phải làm việc nặng nhọc dưới sự cai trị của cái gã Êuryxthêux ốm yếu và hèn nhát, nhưng thần không thể phản bội lời thề của mình.
Sau một thời gian dài đau đớn mang thai, Alcmênê sinh ra hai người con trai sinh đôi : đứa lớn là con của thần Dớt, nàng đặt tên là Alcâydêx, gọi theo tên ông nội Alkéux của cậu bé ; còn đứa nhỏ là con của Amphitryôn, nàng đặt tên là Iphiclêx. v ề sau cô thầy
bói Pythia đổi tên Alcâyđêx thành Hêraclêx, có nghía là "niềm vinh quang của Hêra", ám chỉ rằng những chiến công sau này của chàng dũng sĩ sẽ có nhiệm vụ tôn vinh nữ thần Hêra.
Đc cho Hêraclêx trở thành bất tử, lúc chàng mới ra đời, thần Dớt đã sai thần Đưa Tin Heirnêx bế chàng đến bú sữa trộm nữ thần Hêra khi nữ thần đang ngủ. Khi tỉnh dậy, Hêra liền gạt đứa bé ra, nhưng đã quá muộn. Dòng sữa chảy ra từ ngực nàng làm thành một vệt dài trên bầu trời, người phương Tây gọi đó là con đường sữa (tiếng Pháp : "la voie de lactée" ; ở ta gọi là sông Ngân Hà).
Hêra bắt đầu tìm cách hãm hại Hêraclêx ngay từ những ngày đầu chàng mới chào đời.
Khi Hêraclêx được tám tháng
và đang còn phải cuốn tã nằm chung trong nôi với em trai mình là Iphiclêx, nữ thần đã sai hai con rắn độc to lớn tới để qiết chết cậu.
Khi đêm xuống, hai con rắn với những con mắt sáng quắc bò vào phòng của Aicmênê. Hai con rắn khe khẽ bò lên chiếc nôi trong đó có hai đứa trẻ sinh đôi đantỊ ngủ say sưa, chúng quấn lấy thân thể cậu bé Hêraclêx và đang chuẩn bị xiết chật cho cậu ngạt thở mà chết. Nhưng cậu con trai của thần Dứt thức giấc, cậu liền đưa hai bàn tay bé xíu của mình về phía hai con vật rồi tóm lấy cổ chúng bóp chặt làm chúng chết ngay tại chỗ. Thấy động, Alcmênê nhảy xuống giường. Nhìn thấy hai con rắn, nàng kinh hãi kêu thét lên.
Các nàng hầu trong phòng cũng hoảng hốt kêu lên rồi chạy lại chỗ
H ê ra c lẽ x bóp chết con rắn
chiếc nôi. Nghe thây tiếng kêu, Amphitryôn cầm kiếm chạy vào.
Tất cả đứng vây quanh chiếc nôi và được chứng kiến một điều kì diệu chưa từng có : hai con rắn khổng lồ đang nằm thoi thóp trong bàn tay bé xíu của cậu bé Hêraclêx. Kinh ngạc trước sức khoẻ của Hêraclcx, Amphitryỏn hiểu ngay rằng cậu chính là con của thần linh. Ông liền cho gọi thầy tiên tri Tirêxiax đến đê hỏi về đường hậu vận của đứa bé mới sinh. Ong già tiên tri cho biết rằng Hêraclêx sẽ lập được những chiến công hiển hách và về cuối đời chàng sẽ trở thành bất tử.
Khi được biết số phận vinh quang của Hêraclêx, Amphitryôn đã nuôi dưỡng chàng như nuôi dưỡng một người anh hùng. Ông không chỉ chăm lo đến việc bồi dưỡng sức khoẻ cho chàng, mà ông còn lo việc học hành cho chàng. Ông mời thầy vể dạy cho chàng học võ, học đọc, học viết, học hát, học đàn. Bản thân ông dạy chàng cách đánh xe ngựa ; vua Êurytôx ở thành Ôikhalia dạy chàng môn bắn cung ; Caxto, một trong hai anh em Điôxcurôi, dạy chàng thuật đánh võ bằng khí giới. Nhưng Hêraclêx tỏ ra giỏi võ nghệ hơn việc học chữ và ca hát. Thầy dạy hát cho Hêraclêx là Linôx, em trai Orphêux. Nhiều lần ông tỏ ra rất tức giận cậu học trò lười biếng của mình. Một hôm trong giờ dạy học hát, tức giận vì thái độ lười nhác của Hêraclêx, Linôx đã đánh chàng. Hêraclêx nối cáu vớ cây đàn kithara đập vào đầu Linôx. Nhưng chàng trai trẻ Hêraclêx không ngờ cứ đánh của mình lại mạnh đến mức làm cho thầy dạy hát của mình chết ngay tại chỗ.
BỊ đem ra xử án, Hêraclêx đã lự bào chữa như sau :
- Ngay cả Rađamanthyx, vị quan toà công minh nhất trong số các quan toầ, cũng tuyên bố rằng kẻ nào bị đánh thì có quyền đánh trả.
Các quan toà tuyên hô' Hêraclêx vỏ tội. Nlurng không muốn để xảy ra những sự việc tương tự như vậy, Arnphitryôn liền sai Hêraclêx về quê chăn bò.
H ê ra clê x - ch à n g dũng s ĩ m ạnh nhất trong cá c dũng s ĩ
Trong thời gian này Hêraclêx lớn lên thành một chàng trai tuấn tú. Chàng cao hơn hẳn moi người một cái đầu, và sức klioỏ của chàng thì không ai bì kịp. Nhìn chàng người ta có the biết ngay chàng là con trai của thần Dớt, nhất là nhìn mắt chàng, một đôi mắt long lanh khác thường như đỏi mắt thần linh. Không ai có thể dấu võ tay không được với chàng, còn bắn cung và phóng lao thì chàng tỏ ra vô cùng thành thạo, đến mức không bao giờ trật đích.
Đến năm mười tám tuổi, chàng đã lập được chiến công đầu tiên.
Trên núi Kithairôn gần đó có một con sư tử to lớn và vô cùng hung dữ. Nó đã nhiều lần về bắt bò của cha chàng và của ông vua Thexpióx ở miền gần đó. Không có một người thợ săn nào dám giết nó. Hêraclêx đến gặp vua Thexpiôx xin trú ngụ để hàng ngày đi săn con vật. Ban ngày chàng lên núi tìm con vật, tối đến chàng về cung của vua Thexpiôx ngủ trọ. Nhà vua cùng hoàng hậu Mêgamêđê có năm mươi người con gái. Thán phục sức khoẻ và lòng dũng cảm của Hêraclêx, nhà vua muốn có cháu trai là dòng giống của tráng sĩ, nên đã bố trí cho tráng sĩ ngủ mỗi đêm với một người con gái của mình. Thế là trong suốt năm mươi đêm, Hêraclêx lần lượt ngủ với năm mươi người con gái của nhà vua, nhưng vì mệt mỏi sau một ngày leo núi đi tìm con sư tử, nên trong đêm tối chàng không phân biệt được cô nào với cô nào mà cứ tưởng rằng vẫn chỉ có một cô. Với năm mươi cô công chúa, chàng có năm mươi người con trai. Đến ngày thứ năm mươi thì chàng giết chết được con sư tử rồi lột lấy da làm áo. Chàng khoác chiếc áo da sư tử lên người, buộc hai đầu da chân trước ngực, còn da đầu sư tử thì chàng làm thành một chiếc mũ. Sau đó, chàng nhổ một cây tần bì cả gốc cả rễ ở rừng Nêmêa để làm một chiếc chuỳ khổng lồ. Thần Hermêx han cho chàng thanh kiếm, thần Apôlô cho chàng cung tên, thần Hêphaixtỏx rèn cho chàng chiếc áo giáp lưới sắt, còn nữ thần Athêna thì dệt cho chàng bộ quần áo bằng chính đôi tay của mình. Chàng đến chào từ biệt vua Thexpiỏx rồi trở về thành Thêbai bảy cổng.
Cuộc sống của Hêraclêx tại thành Thẽbai
Sau khi giết chết con sư tử, Hêraclêx lên đường quay về nhà vì đã hết hạn phái chăn bò. Dọc đường chàng gặp đoàn sứ giả của vua thành Orkhômênôx là Erghinôx sang thành Thêbai đòi đồ công nạp. Chàng vào thành Thêbai và được vua Crêôn cho biết đầu đuôi câu chuyện là trước đây, cha của Erghinôx bị một tráng sĩ Thêbai tên là Pêriêrêx giết chết trong một vụ xích mích. Erghinôx đem quân đánh thành Thêbai. Erghinôx giết chết được nhiều quân Thêbai và cuối cùng hai bên giảng hoà với điều kiện là hàng năm thành Thêbai phải nộp cống cho vua Erghinôx một trăm con bò trong vòng hai mươi năm. Hêraclèx vô cùng bất bình. Chàng liền trói đoàn sứ giả của Erghinôx lại, cắt mũi xẻo tai treo vào cổ chúng rồi bắt chúng đem về làm đổ cống nạp cho vua của chúng.
Erghinôx vô cùng tức giận liền cất quân đi đánh thành Thêbai lần thứ hai. Vua Crêôn hoảng sợ định đầu hàng, nhưng Hêraclêx kêu gọi trai tráng trong thành tập hợp lại rồi chàng cầm quân đi đón đánh Erghinôx. Để ngăn cản kị binh địch, chàng tháo nước cho ngập đồng ruộng làm cho ngựa địch bị sa lầy. Cuối cùng chàng giết chết được ông vua Erghinôx và giành chiến thắng. Nhưng trong cuộc chiến này, cha nuôi của chàng là Amphitryôn đã bị địch giết chết. Sau đó chàng bắt thành Orkhômênôx hàng năm phải nộp cho thành Thêbai một đồ cống nhiều gấp hai so với đồ cống mà Irước đây thành Thêbai phải nộp cho họ. Để thưởng công cho chàng, vua Crêôn gả con gái lớn của mình là Mêgara cho chàng.
Hêraclêx sống với người vợ trẻ tại thành Thêbai một thời gian tràn đầy hạnh phúc. Các thần linh ban cho chàng ba người con trai vô cùng xinh đẹp. Nhưng hạnh phúc của chàng không kéo dài được lâu. Nữ thần Hêra vẫn không buông tha chàng. Nữ thần đã làm cho chàng mắc phải một căn bệnh khủng khiếp : bệnh mất trí ! Trong cơn điên dại, chàng đã giết chốt tất cả những người con của mình và của cả em trai Iphiclêx của chàng. Khi hết cơn điên,
4
chàng mới thấy vô cùng đau khổ. Sự hành hạ của Hêra thật là tàn khốc : nàng làm cho chàng điên đê gây ra tội ác đối với chính người thân của mình, sau đó lại làm cho chàng tỉnh để chàng thấy được tội ác của mình mà đau khổ suốt đời. Sau khi phạm tội, Hêraclêx chán nản rời bó thành Thêbai đến thành Đenphi xem bói tại đền thờ thần Apólô. Cô thầy bói Pythia nhân danh Apôlô phán rằng : để chuộc tội, Hêracléx phải sống ở thành Tiryntliôx và phục vụ cho ông vua thành Mykênai là Êuryxthêux mười hai năm ; và rằng chỉ sau khi thực hiện được mười hai kì công theo lệnh của Êuryxthêux, chàng mới được trở thành bất tử. Từ đây bắt đầu một cuộc đời gian truân nhung đầy vinh quang hiển hách của người con trai thần Dớt.
Kì công thứ nhất: giết chết con sư tử ỏ Nẽmêa
Hêraclêx đến ở tại thành Tirynthôx và trở thành nô lệ của ông vua ốin yếu và hèn nhát Êuryxthêux ở thành Mykênai. Ông này vì sợ sức mạnh của chàng nên không dám để cho chàng đến gặp y tại thành Mykênai. Mọi mệnh lệnh của y gửi cho Hêraclêx đều do sứ giả của y là Côprêux thân chinh đến Tirynthôx truyền đạt lại cho Hêraclêx.
Hêraclêx không phải chờ đợi lâu cho đến khi nhận được cái lệnh đầu tiên của ông vua Êuryxthêux. Ông ta yêu cầu chàng phải đi giết con sư tử ở Nêmêa. Con vật này là con trai của quái thần Typhôn có với nữ quái thần Êkhiđna và nó có một thân hình khổng lồ. Nó xuất hiện ở gần thành Nêmêa và tàn phá hoa màu của tất cả các khu vực xung quanh. Hêraclêx dũng cảm lên đường đi thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm này. Khi đến Nêmêa, chàng đi thẳng lên núi để tìm hang ổ con vật. Khi tráng sĩ lên đến núi thì đang là giữa trưa. Xung quanh không một bóng người. Tất cả các loài sinh vật đểu bỏ chạy khỏi nơi này vì sơ con sư tử hung dữ. Hêraclêx đi sục sạo khắp núi rừng để tìm hang ố của nó. Cuối cùng khi bóng chiều