Dựng hình chiếu trục đo có giao tuyến giữa hai mặt cong

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ kĩ thuật (Trang 97 - 182)

CÁC KHÁI NIỆM VỀ GHI KÍCH THƯỚC

G. Dựng hình chiếu trục đo có giao tuyến giữa hai mặt cong

Hình 5.39 trình bày cách tìm các điểm thuộc giao tuyến hai mặt trụ bằng cách giảii bài toán điểm thuộc đường sinh.

Vẽ hình cắt trên hình chiếu trục đo

Để thể hiện hình dạng bên trong của vật thể, trên hình chiếu trục đo cũng thường vẽ hình cắt. Chọn các mặt phẳng cắt sao cho hình chiếu trục đo vừa thể hiện cấu tạo bên trong, vừa giữ được hình dạng bên ngoài của vật thể. Thông thường vật thể được coi như cắt đi một phần tư hay một phần tám, các mặt phẳng cắt là mặt phẳng đối xứng, hoặc các mặt phẳng song song với mặt phẳng toạ độ. Có hai cách vẽ hình cắt trên hình chiếu trục đo:– Vẽ toàn bộ hình chiếu trục đo rồi mới vẽ mặt cắt (Hình 5.41): Cách vẽ này dễ xác định mặt cắt hơn, nhưng có nhiều nét phụ sau khi vẽ phải tẩy xoá.– Vẽ mặt cắt trước rồi mới vẽ các phần còn lại sau mặt cắt (Hình 5.42)Các đường gạch gạch trong hình chiếu trục đo được kẻ tuỳ theo loại hình chiếu trục đo được sử dụng.

Tô bóng trên hình chiếu trục đo

Để hình chiếu trục đo được nổi và đẹp, cho phép tô bóng trên hình chiếu trục đo.

Hướng tia sáng được quy ước là hướng song song với đường chéo hình lập phương có các mặt song song với mặt phẳng toạ độ. Tuỳ theo vật thể được chiếu sáng nhiều hay ít mà kẻ các đường đậm, mảnh, thưa, dày khác nhau. Các đường tô bóng được kẻ song

song với cạnh hoặc đường sinh của các khối hình học cơ bản Hình 5.43 giới thiệu cách tô bóng hình chiếu trục đo.

Hình chiếu phối cảnh

Hình chiếu phối cảnh

Hãy quan sát đoạn Video clip sau để biết thêm một số định nghĩa về hình chiếu phối cảnh

CHÈN VIDEO phoicanh

Định nghĩa các thành phần phối cảnh

Khi chúng ta nhìn một vật, từ mắt chúng ta tỏa ra những tia gọi là tia nhìn trong phối cảnh, chúng ta chấp nhận chỉ dùng một mắt tượng trưng kí hiệu là OE.

Những mặt phẳng chính

Bức tranh T:Bức tranh là một mặt phẳng ở giữa mắt nhìn OE và vật phải vẽ.Mặt phẳng ngang chính H: Là mặt phẳng ngang tầm mắt, ta gọi là mặt phẳng H.Mặt phẳng G:Là mặt đất, trờn đú cỏc bỡnh đồ của mẫu vật hay cụng trỡnh kiến trỳc vẽ phối cảnh sẽ đươợc đặt lênMặt phẳng đứng chính V: Mặt phẳng này thẳng góc với bức tranh T, thẳng góc với mặt phẳng G (mặt đất) và ngang qua mắt nhìn OE.Mặt phẳng tiền đầu:Là mặt phẳng song song với bức tranh T. T là mặt phẳng tiền đầu gần nhất.Mặt phẳng trung trực N:

Là mặt phẳng song song với bức tranh T (thẳng góc với G),và đi qua mắt nhìn OE

Những đường chính - Đường đất:

XY là đường giao của 2 mặt phẳng N và G.xy là đường giao của 2 mặt phẳng T và G.

- Đường chân trời H'H:

là đường giao của 2 mặt phẳng H và T.

- Đường thẳng đứng chính VV':

là đường giao của 2 mặt phẳng T và mặt phầng đứng chính V.

- Tia nhìn chính oep:

là tia nhìn từ mắt OE thẳng góc với bức tranh T.

- Khoảng cách chính d:

là khoảng cách từ mắt nhìn OE đến bức tranh T: oep = d Những điểm chính

- Điểm biến chính P:

là giao điểm của tia nhìn chính oep với bức tranh T. P nằm trên đường chân trời HH’

- Điểm p:điểm chiếu của P trên xy.- Điểm khoảng cách D:

D+ nằm trên H'H phía bên phải với PD+ = d (khoảng cách chính)D- nằm trên H'H phía bên trái với PD- = d Tóm lại, tất cả những thành phần trên gồm những điểm, đường thẳng, mặt phẳng chủ yếu nằm trong một hệ thống của 4 mặt phẳng T, H, N và G. . .Những yếu tố này là căn bản trong phép vẽ phối cảnh. Từ hệ thống 4 mặt phẳng T, H, N và G chiếu hết vào mặt phẳng T ta thu được hình chiếu (hình 5.45)Chiếu hết xuống mặt phẳng G chúng ta có hình chiếu (hình 5.46)Hai hình chiếu trên đây có liên hệ với nhau, nên khi dựng phối cảnh, chúng ta phối hợp 2 hình chiếu trên như hình 5.46.Trong trường hợp cần thiết xy và XY có thể trùng lại nhau để rút gọn bản vẽ.

Hình chiếu phối cảnh của 1 điểm

Để hiểu cách vẽ phối cảnh của 1 điểm, chúng ta quan sát hình không gian sau:

- Mặt phẳng đứng A-OE-oe cắt bức tranh T theo đơường aa'- Mặt phẳng P-OE-A cắt bức tranh T theo đường P-a-a1Vậy suy ra cách vẽ trên đồ thức như sau:

1- Vẽ tia OE-A trên mặt chiếu G2- OEA cắt XY tại a' (thuộc bức tranh T)3- Chiếu vuông gúc A lờn xy ta cú a14- Nối P với a15- Từ a' kẻ vuụng gúc với xy lờn cắt Pa1 thu đơược a; a là phối cảnh của A

Phối cảnh 1 đường thẳng Nguyên tắc chung:

Một đường thẳng được xác định bằng 2 điểm thì phối cảnh của chúng cũng được xác định bằng 2 điểm. Vậy muốn vẽ phối cảnh của một đường thẳng, ta cần tìm phối cảnh của 2 điểm thuộc đường thẳng đó. Hai điểm này phải đặc biệt và dễ tìm, đó là điểm góc (gần nhất) và điểm ở vô cực (xa nhất)

Phối cảnh của đường thẳng trong không gian:

- Trong hệ thống 4 mặt phẳng H, T, N, G ta vẽ 1 đường thẳng D bất kỳ - Trên mặt phẳng G: D gặp XY ở dg- điểm này nằm trên G và T, cũng là phốicảnh của chính nó.Gọi nó là phối cảnh điểm góc của D- Một điểm bất kỳ d1 thuộc D có phối cảnh của nó là điểm d’1 trên T.- dg và d’1 là phối cảnh của 2 điểm trên đường thẳng D. Khi d biến trên D cho đến vô cực thì tia nhìn OE-∞ sẽ song song với D và nằm trên mặt phẳng H.Tia vô cực này gặp H'H tại f. Gọi f là điểm biến (hay điểm tụ)

Từ lập luận trên suy ra cách vẽ phối cảnh của đường thẳng D trên T như sau:+ Vẽ D tới cắt mặt phẳng G (tức là cắt XY trên đồ thức) ở điểm góc dg. + Tìm d’1+ Vẽ OE -F song song với D gặp XY Ở F;+ Chiếu F lên H’H ta được f .+ Nối d’1 với f ta được d’1 - f là phối cảnh của D.Nếu ta có nhiều đường thẳng song song với D thì phối cảnh của những đường đó sẽcùng biến và quy tụ về f.

Sự hình thành ren

Sự hình thành ren

Một hình phẳng chuyển động trên đường xoắn ốc sao cho mặt phẳng chứa hình phẳng đó luôn luôn chứa trục quay sẽ tạo nên mặt xoắn gọi là ren (Hình 4.4).

• Ren hình thành trên mặt trụ gọi là ren trụ, hình thành trên mặt côn gọi là ren côn.

• Ren hình thành trên mặt ngoài của hình trụ gọi là ren ngoài (Hình 4.5a).

• Ren hình thành trên mặt trong của hình trụ gọi là ren lỗ (Hay còn gọi là ren trong (Hình 4.5b).

• Hình phẳng chuyển động có thể là hình tam giác, hình vuông, hình thang...

Các khái niệm chung về mối ghép bằng ren

Các khái niệm chung về mối ghép bằng ren

Đường xoán ốc

Đường xoắn ốc là quỹ đạo của một điểm (A)chuyển động trên một đường thẳng khi đường thẳng đó quay đều quanh một trục cố định.

Đường sinh

Đường thẳng quay quanh trục gọi là đường sinh. Trục cố định gọi là trục quay.

• Nếu đường sinh song song với trục quay ta có đường xoắn ốc trụ (Hình 4.1a).

• Nếu đường sinh cắt trục quay ta có đường xoắn ốc côn (Hình 4.1b).

Một số định nghĩa của đường xoắn ốc

a. Vòng xoắn là một phần của đường xoắn có điểm đầu và điểm cuối là hai điểm kề nhau cùng thuộc một đường sinh.b. Bước xoắn là khoảng cách di chuyển được của một điểm trên một đường sinh khi đường sinh đó quay được một vòng trục quay. Đó chính là khoảng cách theo chiều trục của điểm đầu và điểm cuối vòng xoắn. Bước xoắn kí hiệu là Ph (Hình 4.2).c. Góc xoắn α: Góc xoắn được tính theo công thức: tgα=Ph/ΠdHướng xoắnTrên hình chiếu vuông góc của đường xoắn lên mặt phẳng hình chiếu song song với trục quay, nếu:

– Phần thấy của đường xoắn theo hướng đi lên từ trái sang phải ta có hướng xoắn phải (Hình 4.3a)– Phần thấy của đường xoắn theo hướng đi từ phải sang trái ta có hướng xoắn trái (Hình 4.3b).

e. Số đầu mốiNếu trên một mặt trụ (hoặc mặt côn) có nhiều đường xoắn có cùng bước xoắn được gọi là số đầu mối. Số đầu mối kí hiệu là n. Tỉ số giữa bước xoắn và số đầu mối gọi là bước ren, kí hiệu là P.

P = P h / n

Hình 42

Các yếu tố của ren

Các yếu tố của ren

Prôfin của ren

Prôfin của ren là đường bao mặt cắt ren khi mặt phẳng cắt chứa trục ren (chính là đường bao của hình phẳng chuyển động). Prôfin của ren có thể là tam giác đều, tam giác cân, vuông, hình thang hay cung tròn (Hình 4.6)

Số đầu mối của ren

Số đầu mối của ren là số đường xoắn ốc tạo thành ren. Số đầu mối của ren ký hiệu là n.

(Hình 4.7).

Bước ren

Bước ren là khoảng cách cùng phía của hai prôfin kề nhau theo chiều trục. Bước ren ký hiệu là P. Như vậy ta cóP=Ph/n

Các kích thước của ren

+ Đường kính ngoài của ren là đường kính của mặt trụ bao đỉnh ren ngoài hoặc đáy ren trong. Đường kính ngoài của ren còn gọi là đường kính danh nghĩa của ren. Đường kính ngoài của ren ký hiệu là d cho ren ngoài (hoặc D cho ren lỗ).+ Đường kính trong của ren là đường kính mặt trụ bao đáy ren ngoài hoặc đỉnh ren trong. Đường kính trong của ren ký hiệu là d1 (hoặc D1).+ Đường kính trung bình của ren là đường kính mặt trụ tưởng tượng đồng trục với ren và có đường kính cắt prôfin của ren tại điểm có bề rộng rãnh bằng nửa bước ren.Đường kính trung bình của ren ký hiệu là d2 (hoặc D2).Hình 4.8 biểu diễn các kích thước của trục và lỗ ren tam giác ăn khớp

Biểu diễn các mối ghép bằng ren

Biểu diễn các mối ghép bằng ren

Mối ghép bu lông

Để đơn giản, mối ghép bu lông được vẽ theo qui ước, các cung hypebôn của đầu bu lông và đai ốc được thay thế bằng cung tròn như hình 4.22 đã hướng dẫn. Các kích thước của mối ghép căn cứ vào đường kính ngoài của ren để tra trong bảng 4.43.Độ dài của bu lông tính theo công thức.

L = b 1 + b 2 + H d +s + a + c

Sau khi tính được L cân đối chiếu với TCVN 1892 – 76 để xác định chính thức L đúng với tiêu chuẩn qui định (bảng 4.43):Cũng có thể tính các kích thước của mỗi ghép theo các công thức sau:d1 = 0,85 d, R = 1,5d; r xác định khi vẽd2 = 1,1d,

R1= d,D = 2d, C = 0,15d,Dv= 2,2d, Sv = 0,15d,Hđ = 0,8d, L = (1,5 ( 2)d.Hb= 0,7d, a = (0,15 ÷ 0,25)d,

Ghi chú: Dấu x là loại bulông có ren trên suốt chiều dài thân

Mối ghép vít cấy

Các kích thước của mối ghép vít cấy cũng được tính theo đường kinh ngoài của vít cấy theo TCVN 3068– 81. Đai ốc và vòng đệm tra trong bảng 4.44 và bảng 4.45 tương tự trong mối ghép bu lông. Chiều dài đoạn ren cấy vào chi tiết phụ thuốc vào vật liệu chế tạo chi tiết bị ghép để chọn cho thích hợp. Chiều dài vít cấy tính theo công thức:

L = b + s + H d + a + c

Sau khi tính song phải đối chiếu với bảng tiêu chuẩn để xác định chính thức L đúng tiêu chuẩn quy định.

Ghi chú: Không nên dùng những đai ốc có kích thước trong ngoặc đơn.

Mối ghép bằng vít

Dùng cho các mối ghép chịu tải trọng nhỏ. Đinh vít được vặn trực tiếp vào lỗ có rencủa chi tiết bị ghép không cần đai ốc. Độ dài của vít được tính theo công thức:

L > b + l 1 – H Trong đó:

b: Chiều dày của chi tiết ghép có lỗ trơn;l1: Chiều dài của ren;H: Chiều cao của rãnh chìm trên chi tiết ghép có lỗ trơn (Nếu đầu vít được vặn chìm vào chi tiết ghép).

Ghép bằng ống nối

Để nối các đường ống (dẫn hơi, dẫn khí hoặc chất lỏng...) với nhau, người ta dùng phần nối (Hoặc gọi là đầu nối) tiêu chuẩn được chế tạo bằng gang rèn theo quy định trong TCVN 1286 – 85. Đặc trưng của đường ống là "đường thông quy ước": Kích thước thực tế của đường thông qui ước là đường kính lòng ống đo bằng milimét. Ký hiệu của đường ống gồm có đường kính đường thông quy ước: Dqưvà số hiệu tiêu chuẩn qui định đường ống.Ví dụ: ống 20 TCVN 1286 - 85– Hình 4.38: Các loại đầu nối bằng gang rèn

Biểu diễn quy ước ren

Biểu diễn quy ước ren

Hình dạng của ren phức tạp nên ren được biểu diễn theo quy ước quy định trong TCVN 12 – 85.

Biểu diễn ren thấy

– Đường đỉnh ren và đường giới hạn giữa phần có ren và phần không có ren vẽ bằng nét liền đậm.– Đường đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh và cách đường đỉnh ren một đoạn xấp xỉ bằng bước ren. Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục ren đường tròn đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh và để hở một đoạn bằng khoảng 1/4 đường tròn sao cho cung không bắt đầu và kết thúc ở đúng trục tâm của đường tròn (Hình 4.12).

Biểu diễn ren khuất

Đường đỉnh ren, đường đáy ren đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt (Hình 4. 13).

Một số điểm cần chú ý:

1– Kí hiệu ren luôn phải ghi tương ứng với đường kính ngoài của ren.2– Trường hợp ren không tiêu chuẩn thì biểu diễn thêm profin ren bằng hình cắt riêng phần hay hình trích để ghi rõ kích thước (Hình 4.15)3– Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt ren phải gạch đến đường đỉnh ren.4– Khi cần biểu diễn đoạn ren cạn (đoạn ren có Prôfin không đủ) thì đoạn ren cạn đó được vẽ bằng nét liền mảnh (Hình 4.16).5– Ren hình côn được vẽ và kí hiệu như trên hình 4.17

Ghi ký hiệu ren

1. Ký hiệu ren được ghi trên đường kích thước của đường kính ngoài ren.2. Ký hiệu ren gồm có:

+ Ký hiệu đặc trưng Prôfin của ren: Ví dụ: M; R; Tr...+ Đường kính danh nghĩa của ren (đường kính vòng đỉnh của ren ngoài hay đường kính vòng chân của ren lỗ), đơn vị đo là mm. Riêng ren ống lấy đường kính lòng ống làm kích thước danh nghĩa và đơn

vị đo là inch.+ Bước ren (đối với ren một đầu mối) bước xoắn (đối với ren nhiều đầu mối),không phải ghi kích thước bước ren lớn; kích thước bước ren nhỏ được ghi sau kích thước danh nghĩa của ren và phân cách bởi dấu x.Kích thước của bước ren nhiều đầu mối được ghi trong ngoặc đơn, sau bước xoắn kèm theo kí hiệu P. Ví dụ: Tr 20 x 4 (P2).+ Hướng xoắn: Chú ý rằng ren có hướng xoắn phải thì trên ký hiệu ren không cần ghi hướng xoắn. Nếu hướng xoắn trái thì ghi kí hiệu LH.+ Cấp chính xác: Kí hiệu cấp chính xác của ren được ghi sau hướng xoắn của ren và phân cách bằng một gạch nối. Kí hiệu các miền dung sai của mối ghép ren được ghi bằng một phân số, trong đó tử số là miền dung sai của ren trong, mẫu số là miền dung sai của ren ngoài.

Ghi chiều dài ren và chiều sâu của lỗ khoan

Thường chỉ cần ghi kích thước chiều dài ren mà không cần ghi kích thước chiều sâu lỗ khoan. Nếu không ghi tức là chiều sâu lỗ khoan bằng 1,25 chiều dài ren. Hình 4.18 là ví dụ về ghi kích thước ren

Một số ví dụ về ghi kí hiệu ren

• M12: Ren hệ Met, bước lớn, đường kính danh nghĩa 12 mm;hướng xoắn phải.

• M14 x 1,5 Ren hệ Mét, bước nhỏ, đường kính danh nghĩa 14 mm, bước ren 1,5 mm

• M 24 x 4 (P2) LH: là ren hệ mét, hai đầu mối, đường kính danh nghĩa 24 mm bước xoắn 4 mm (bước ren 2 mm) hướng xoắn trái.

• Tr 30 x 4 – 5H: Ren thang, đường kính danh nghĩa 30mm, bước ren 4mm, cấp chính xác 5H.

• Sq 30 x 2 LH: Ren vuông một đầu mối, đường kính danh nghĩa 30 mm, bước xoắn bằng bước ren bằng 2 mm, hướng xoắn trái.

G1 3/4 x 1/11": Ren ống một đầu mối, đường kính ngoài 1" 3/4", bước ren 1/11" và ren có hướng xoắn phải.

Một số loại ren thường gặp

Một số loại ren thường gặp

Trong kỹ thuật ren được sử dụng rộng rãi và có nhiều công dụng khác nhau như ren để lắp nối, để điều chỉnh, để truyền lực hay truyền chuyển động. Phần lớn các loại ren được tiêu chuẩn hoá. Sau đây là một số loại ren thường dùng.

Ren hệ mét

Ren hệ mét được dùng rộng rãi trong các mối ghép, prôfin của ren hệ mét là tam giác đều, góc đỉnh ren bằng 60 độ. Ren hệ mét ký hiệu là M. Kích thước của ren hệ mét được đo bằng milimét, và được quy định trong TCVN 2247–77 đối với ren bước lớn và TCVN 2248 – 77 đối với ren bước nhỏ.(Hình 4.8). Xác định đường kính, bước ren và các kích thước cơ bản của ren hệ mét TCVN 2248_78 xem bảng 4.42.

(*) Ren bước nhỏ có các kích thước d1, D1, d2, D2, d3 khác với kích thước đã cho trong bảng này

Ren ống

Ren ống dùng trong mối ghép đường ống, prôfin của ren ống có hình tam giác cân, góc đỉnh bằng 550. Kích thước ren ống dùng inch làm đơn vị, ký hiệu bằng '' (1 inch = 25,4 mm)Ren ống trụ ký hiệu là G được quy định trong TCVN 4681 – 89. Ren ống côn ngoài có kí hiệu là R được qui định trong TCVN 4681–89.Ren ống côn trong có kí hiệu là Rc.

Hình 4.9

Ren hình thang

Prôfin là một hình thang cân góc đỉnh bằng 30o. Ren hình thang ký hiệu là Tr và được qui định trong TCVN 4673 – 89 xem bảng 4.48. Kích thước ren hình thang lấy milimét làm đơn vị đo (hình 4.10).

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ kĩ thuật (Trang 97 - 182)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)