Một số công nghệ và thiết bị xử lý nước thải sản xuất bia hiện nay

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia sài gòn khánh hòacông suất 2000m3 ngày đêm (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI NGÀNH BIA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

2.2. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH BIA 13 1. Phương pháp cơ học và thiết bị xử lý

2.2.4. Một số công nghệ và thiết bị xử lý nước thải sản xuất bia hiện nay

Nhà máy rượu bia công ty United Winery and Distillery Limited Company ở Thái Lan [3]

Bảng 2.3 Các thông số ô nhiễm của nước thải nhà máy rượu bia công ty United Winery and Distillery Limited Company [3]

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào Đầu ra Hiệu quả

BOD5 mg/l 29800 22

>99%

COD mg/l 53856 253

SS mg/l 70 40

SVTH: Huỳnh Kim Khánh 31 GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

Hình 2.12 Sơ đồ xử lý nước thải ở nhà máy rượu bia công ty United Winery and Distillery Limited Company. [3]

Thuyết minh sơ đồ: Nước thải từ nhà máy có công suất 400 m3/ng.đ sẽ được đưa vào hồ kị khí và hồ hiếu khí với thể tích lần lượt là 115.200 m3, 15.775 m3. Sau đó nước thải sẽ được xử lý bằng thực vật thủy sinh là bãi lau sậy bằng cách thấm qua lớp đất. Hiệu quả xử lý của công nghệ này đạt khoảng 99%.

Nhà máy bia Đông Nam Á (SEAB) [15]

Với sản lượng 55 triệu lit bia/năm SEAB có lượng nước thải công nghiệp 600m3/ngđ.

Bảng 2.4 Các thông số ô nhiễm của nước thải nhà máy bia SEAB Chỉ tiêu Đơn vị Trước xử lý TCVN 5945 – 2005 loại B

BOD5 mg/l 2000 50

COD mg/l 2857 100

TSS mg/l 714 100

Tổng P mg/l 60 6

Nước thải Hồ kị khí Hồ hiếu khí Thấm qua đất

Bãi lau sậy (đất ngập nước)

SVTH: Huỳnh Kim Khánh 32 GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

Hình 2.13 Sơ đồ xử lý nước thải ở nhà máy bia Đông Nam Á. [15]

Thuyết minh sơ đồ: Nước thải từ các công đoạn sản xuất và vệ sinh thiết bị được tập trung vào hầm bơm. Sau đó nước thải đi vào bể trung hòa, tại đây nước thải được châm thêm các hóa chất để điều chỉnh pH thích hợp. Tiếp theo nước thải sẽ được bơm vào bể UASB. Ở đây diễn ra quá trình chuyển hoá các hợp chất có khả năng phân hủy sinh học với sự tham gia của các vi khuẩn lên men kỵ khí. Sản phẩm hình thành bao gồm một số hợp chất dễ phân hủy sinh học, CH4, CO2, H2S, NH3. Nước sau xử lý kỵ khí được chảy vào bể bùn hoạt tính hiếu khí. Nước sau xử lý hiếu khí được đưa qua bể lắng nhằm tách bùn hoạt tính sau đó xả ra nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm của hệ thống:

- Tự động hoá toàn bộ quá trình xử lý nước thải . - Hiệu quả xử lý cao.

- Sử dụng cơ cấu lọc sinh học để khử mùi tạo ra do quá trình xử lý kỵ khí . - Phù hợp với vị trí của nhà máy là đóng trên địa bàn dân cư.

- Thiết bị hiện đại.

Nhược điểm của hệ thống:

- Đòi hỏi người vận hành phải có trình độ chuyên môn cao.

- Chi phí vận hành cao.

Nước thải Hầm bơm

kkhí Bể trung hòa

UASB Bể Aerotank

Bể lắng

Nguồn tiếp nhận

Bể chứa bùn

Xử lý định kì Hóa chất

Sục khí

Khí biogas

SVTH: Huỳnh Kim Khánh 33 GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

Nhà máy bia Habeco [15]

Lưu lượng nước thải khoảng 1200 m3/ngđ.

Bảng 2.5 Các thông số ô nhiễm của nước thải nhà máy bia Habeco. [15]

Chỉ tiêu Đơn vị Trước xử lý TCVN 5945 – 2005 loại B

pH - 9,66 5,5-9

BOD mg/l 780 50

COD mg/l 1712 80

SS mg/l 378 100

Tổng N mg/l 10,5 30

Tổng P mg/l 3,95 6

Hình 2.14 Sơ đồ xử lý nước thải ở nhà máy bia Habeco.[15]

Nước thải Hố bơm chìm Thiết bị lọc rác

Bể cân bằng MUR tank Bể hiếu khí

Bể lắng ly tâm Bể chứa bùn

Xử lý định kì Bơm định lượng

acid/bazo

Sục khí

Nguồn tiếp nhận

Bùn

SVTH: Huỳnh Kim Khánh 34 GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

Thuyết minh sơ đồ: Nước thải từ các khu sản xuất của Công ty được thu gom tại hố bơm chìm và đi qua các lưới lọc thô được đặt tại các cống xả để giữ lại một phần rác. Sau đó nước thải được bơm lên hệ thống lọc rác tinh ở công đoạn sau. Tại bể cân bằng nước thải được trộn đều nhờ hệ thống cánh khuấy (Agitator) với mục đích: Cân bằng và giảm pH (nhờ quá trình lên men Acid hữu cơ), giảm COD, BOD, cân bằng nhiệt độ, chống đóng cặn bùn tại bể. Trước khi vào bể xử lý vi sinh kỵ khí (MUR Tank), pH của nước thải được điều chỉnh đạt theo thông số kỹ thuật yêu cầu bằng hệ thống bơm định lượng tự động. Nước thải được bơm vào bể phản ứng vi sinh kỵ khí qua hệ thống ống phân phối đặt song song và phân bố đều ở đáy bể. Nước trong đi theo hệ thống máng, chảy tràn bằng trọng lực sang bể xử lý vi sinh hiếu khí. Các chất hữu cơ còn laị trong nước thải sau khi ra khỏi bể MUR tiếp tục được xử lý tại bể xử lý vi sinh hiếu khí. Sau đó nước thải qua bể lắng ly tâm. Nước thải được gạn trong và chảy tràn qua thành bể đi vào hệ thống mương thoát ra ngoài.

Bảng 2.6 Hiệu suất xử lý qua các bể [15]

Chỉ tiêu Bể kị khí (%) Bể hiếu khí (%)

BOD 75 80 - 90

COD 80 90

N 15 25

P 20 10

Ưu điểm của hệ thống:

- Công suất lớn.

- Hiệu quả xử lý cao.

- Phù hợp cho vị trí nhà máy đóng trên địa bàn dân cư.

Nhược diểm của hệ thống:

- Vận hành phức tạp.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia sài gòn khánh hòacông suất 2000m3 ngày đêm (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)