Trình tự và thủ tục hành chính khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu Xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất theo dự án đường dây 220kv tân uyên thuận an trên địa bàn thị xã tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 21 - 24)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA BỒI THƯỜN VÀ HỖ TRỢ

1.3. Trình tự và thủ tục hành chính khi Nhà nước thu hồi đất

Điều 49 Quyết định 51/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 nhƣ Điều 69 Luật Đất đai 2013 đều quy định về trình tự, thủ tục hành chính khi nhà nước thu hồi đất. Theo đó:

- Bước 1. Thông báo thu hồi đất

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xây dựng kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm trình cơ quan có thẩm quyền ra thông báo thu hồi đất trước khi có quyết định thu hồi đất ít nhất 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. Thông báo thu hồi đất đƣợc gửi đến từng người dân có đất thu hồi, họp phổ biến trong khu vực dân cư có đất thu hồi đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, cổng thông tin điện tử,... và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã hoặc các khu sinh hoạt chung của dân cƣ nơi có đất thu hồi.

- Bước 2. Kiểm kê đất đai, tài sản

UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. NSDĐ có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp NSDĐ không phối hợp thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cùng với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục NSDĐ phối hợp.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày đƣợc vận động, thuyết phục nếu NSDĐ vẫn không phối hợp thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu đã có quyết định kiểm đếm bắt buộc mà NSDĐ vẫn không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ tiếp tục ban hành và tổ chức thực hiện quyết định cƣỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Khi đã có quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, trường hợp người bị cƣỡng chế chấp hành thì tổ chức thực hiện cƣỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Ngƣợc lại, tổ chức đƣợc giao thực hiện cƣỡng chế thi hành quyết định cƣỡng chế.

- Bước 3. Lập phương án bồi thường

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến người dân về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Lập biên bản về việc lấy ý kiến người dân đối với phương án bồi

18

thường, hỗ trợ, tái định cư, có xác nhận của đại diện UBND cấp xã và đại diện Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện người có đất bị thu hồi.

- Bước 4. Niêm yết phương án bồi thường

Sau đó, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cƣ nơi có đất thu hồi.

- Bước 5. Hoàn chỉnh phương án bồi thường

Sau niêm yết, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp những đóng góp của người dân, tổ chức đối thoại khi còn có ý kiến nào đó không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hoàn chỉnh phương án trình cơ quan cấp có thẩm quyền thẩm định trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi.

- Bước 6. Quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường

Cơ quan cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi ra quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quyết định thu hồi đất trong cùng một ngày. Sau khi ra quyết định thu hồi đất, cơ quan cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi tiếp tục ra quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. QĐ thu hồi đất và QĐ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được gửi đến từng người có đất bị thu hồi.

- Bước 7. Tổ chức chi trả bồi thường

Theo quy định tại Điều 93 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 30 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP:

Sau 30 ngày kể từ ngày có QĐ thu hồi đất thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phải thực hiện việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư cho NSDĐ theo QĐ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp cơ quan có trách nhiệm chậm chi trả bồi thường, hỗ trợ thì phải thanh toán thêm khoản tiền chậm nộp theo Luật quản lý thuế. Đối với các trường hợp người được bồi thường, hỗ trợ không chịu nhận tiền hay trường hợp diện tích thu hồi đang có tranh chấp thì số tiền bồi thường, hỗ trợ được tạm chuyển vào kho bạc Nhà nước chờ giải quyết. NSDĐ còn nợ nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất,...) thì số tiền được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phải trừ khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính để hoàn trả vào ngân sách Nhà nước. Nếu số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính của NSDĐ nhiều hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ, (sau khi đã trừ số tiền để đƣợc giao đất ở, nhà ở tái định cƣ nếu có) thì NSDĐ tiếp tục đƣợc ghi nợ với số tiền chênh lệch còn thiếu đó. Ngƣợc lại, NSDĐ đƣợc nhận phần chênh lệch đó.

Đối với người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà phải trả tiền...nếu tự nguyện ứng trước kinh phí cho việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì số tiền đã ứng trước được trừ vào số tiền SDĐ, tiền thuê đất phải nộp. Các trường hợp thuộc diện không phải thu tiền, diện phải thu tiền nhƣng đƣợc miễn hay mức

19

ứng trước đã trừ vào khoản tiền cần nộp nhưng vẫn còn thì số tiền đó được tính vào vốn đầu tƣ của dự án.

- Bước 8. Bàn giao mặt bằng, Cưỡng chế thu hồi đất

Người có đất bị thu hồi sau khi được chi trả bồi thường phải tiến hành bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trường hợp NSDĐ không bàn giao diện tích đất đã được chi trả bồi thường, thì UBND cấp xã, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và tổ chức nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục người có đất thu hồi bàn giao đất. Sau khi đã đƣợc vận động, thuyết phục mà NSDĐ vẫn không thực hiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định cƣỡng chế thu hồi đất và thành lập Ban cƣỡng chế thu hồi đất. Quyết định cƣỡng chế thu hồi đất đƣợc niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung và được gửi đến người có đất thu hồi. UBND cấp xã lập biên bản nếu người bị cưỡng chế không nhận được quyết định cƣỡng chế (vắng mặt, có mặt nhƣng từ chối không nhận,..). Ban thực hiện cưỡng chế tiến hành vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế. Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì lập biên bản ghi nhận lái sự chấp hành và sau đó 30 ngày phải bàn giao đất. Ngƣợc lại Ban thực hiện cƣỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan ra khỏi khu đất cƣỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cƣỡng chế; nếu không thực hiện Ban cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người và tài sản có liên quan ra khỏi khu đất cƣỡng chế. Ban cƣỡng chế lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản đối với trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản tại thời điểm bị cƣỡng chế.

Tiểu kết chương 1:

Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là công tác cần thiết, quan trọng đối với sự phát triển - kinh tế xã hội của địa phương, của quốc gia. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu thực trạng, chương này đề cập đến các khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ; nêu lên quyền và nghĩa vụ của NSDĐ cũng như thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi Nhà nước thu hồi đất.Từ đó, chúng ta khẳng định đƣợc vị trí và vai trò của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong hệ thống quản lý nhà nước về đất đai. Lược sử lại công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ Luật Đất đai 2003 đến nay để thấy đƣợc sự khác biệt, đổi mới, tiến triển trong công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất qua các năm, các giai đoạn. Người nghiên cứu dẫn ra các căn cứ pháp lý của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi làm cơ sở luận để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đường dây 220kV Tân Uyên - Thuận An trong chương tiếp theo.

20

Một phần của tài liệu Xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất theo dự án đường dây 220kv tân uyên thuận an trên địa bàn thị xã tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)