I. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ MANG THAI/SAU KHI SINH
1. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai/ sau khi sinh
Mang thai là một trong những giai đoạn đẹp nhất trong cuộc sống của bất kỳ người phụ nữ nào. Mang thai là một quá trình mà người mẹ nuôi nấng, chăm sóc con khi con mới chỉ ở dạng bào thai. Quá trình này thường kéo dài nhiều hơn hoặc ít hơn 40 tuần một chút. Để có được một quá trình mang thai khỏe mạnh, an toàn là điều không đơn giản. Trước khi có thai, bạn cần lên một bản kế hoạch chi tiết cho mọi việc, tổ chức sắp xếp công việc thật khoa học và chuẩn bị sẵn cho mình một lượng kiến thức đủ để bạn có thể chăm sóc tốt em bé của mình.
2. Các biểu hiện thường gặp khi mang thai
Mỗi một người phụ nữ lại có những triệu chứng khác nhau, không ai giống ai một cách tuyệt đối. Có một số triệu chứng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải như: ốm nghén, buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, thèm ăn, đau lưng, chuột rút… Một số chị em có những triệu chứng như thế này khi mang thai đặc biệt trong thời gian đầu.
Để giảm bớt những cảm giác khó chịu của thời gian đầu mang thai, các mẹ có thể ăn những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B, folate, photpho... để giúp tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi, giảm triệu chứng buồn nôn và chống táo bón.
73
Chăm sóc bà bầu trong 3 giai đoạn của thai kỳ:
Ba tháng đầu, đặc biệt là trong 4 tuần đầu tiên, cơ thể bạn có thể có những sự thay đổi nhất định. Sự thay đổi này hết sức bình thường để giúp cơ thể người mẹ thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Có thể bạn thấy mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn, đau lưng… bạn hãy yên tâm và nên nghĩ rằng đó là những triệu chứng hết sức bình thường trong thai kỳ và đa số chị em sẽ gặp phải.
Em bé đang trong quá trình hình thành và phát triển, người mẹ cần thận trọng với mọi dấu hiệu bất thường. Bà bầu sẽ hay có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.
Trong thời điểm này, cơ thể người mẹ sẽ bị yếu đi và là thời điểm khiến nhiều virus vi khuẩn tấn công, chị em nên giữ sức khỏe và có được một chế độ ăn uống ngủ nghỉ thích hợp. Giai đoạn này, bà bầu sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ, sảy thai là một trong những nguy cơ đó. Vì thế, lời khuyên tốt nhất dành cho chị em lúc này là hãy nghỉ ngơi và tránh lao động nặng nhọc, tuyệt đối tạm ngừng làm việc nếu làm trong môi trường độc hại, nguy hiểm.
Mang thai 3 tháng giữa, (từ tuần thai 13 tới 27) là giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Thời gian này bạn có thể thấy trọng lượng của cơ thể mình ngày càng lớn hơn, bạn đã ra dáng là một bà bầu đích thực với vòng eo và hông lớn hơn rồi, bạn nhận thấy rõ ràng sự chuyển động của bé trong tử cung của mình.
Lời khuyên của các chuyên gia dành cho bạn lúc này là hãy ăn thật nhiều trái cây, rau quả, uống nhiều nước để tránh táo bón.
Tại thời điểm này, thường các chị em sẽ giảm hẳn những cơn mệt mỏi vô lý như trước, giảm hẳn triệu chứng buồn nôn, ốm nghén, thậm chí giai đoạn này còn khiến bà bầu lấy lại hưng phấn tình dục đã mất trong giai đoạn đầu. Giai đoạn này thoải mái hơn vì vậy bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng, túc tắc đi mua đồ cho bản thân và bé yêu.
Ba tháng cuối, đây là giai đoạn mệt mỏi nhất và bạn cần tăng tốc để về đích đúng thời hạn. Bạn vừa mệt mỏi vì những thứ do cơ thể bầu bì của mình mang lại và càng phải chịu đựng trọng lượng cơ thể mình đang tăng mạnh đặc biệt là thời kỳ này.
74
Thời điểm này bạn sẽ gặp khá nhiều vấn đề về cảm xúc, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp khi chuẩn bị đón đứa con của mình. Bạn hãy lắng nghe cơ thể mình, mọi sự bất thường mà bạn nhận thấy, chớ chủ quan và bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình được biết.
Lời khuyên xuyên suốt quá trình này là bạn cần tuân thủ theo đúng lịch khám với bác sĩ của mình.
Để người phụ nữ có thai kì khỏe mạnh, tránh những vấn đề tâm lý cần:
Sự quan tâm đặc biệt của chồng
Phần lớn phụ nữ mang thai cần sự quan tâm đặc biệt của chồng so với thời kỳ trước khi mang thai. Phụ nữ thường tỏ ra lo lắng nhiều hơn cho thai nhi, vì vậy họ cần thường xuyên có được cảm giác an toàn để bớt lo âu. Điều đó có được nhờ vào công lao rất lớn của các ông chồng.
Người chồng cần tạo cho vợ có một cảm giác thoải mái, an toàn về tâm lý.
Trước hết cần thay đổi một số thói quen xấu như thường xuyên hút thuốc lá, hay uống nhiều rượu. Đôi khi chính sự thay đổi này cũng tạo ra một niềm vui lớn hơn bao giờ hết cho cả vợ và chồng.
Bên cạnh đó, hãy thường xuyên hỏi han vợ về cảm giác, tâm trạng hay mong muốn của vợ để giúp vợ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Chắc chắn, các bà vợ sẽ rất cảm động và thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Tạo không gian thoáng mát cho ngôi nhà
Để giúp bà bầu có một tâm lý thoải mái, việc sắp xếp không gian trong nhà cũng rất quan trọng. Người chồng có thể giúp vợ sắp xếp đồ đạc trong nhà một cách hợp lý, tạo một không gian mát mẻ và thật sự thoải mái.
Bên cạnh đó, người chồng hãy đóng vai trò của một trợ thủ nội trợ xuất sắc, thay vợ đảm nhiệm các công việc hàng ngày, thậm chí những công việc nhỏ nhất, điều đó sẽ làm người vợ nhận thấy trách nhiệm của người cha tương lai của con mình.
75
Chăm sóc bản thân nhiều hơn
Khi mang thai, các bà bầu hãy làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc nặng và quá sức. Việc chăm sóc bản thân trong thời gian này cũng đồng nghĩa là bạn đang chăm sóc bé yêu của mình. Thai phụ nên nghe, đọc, xem những điều nhẹ nhàng, vui vẻ. Đọc sách về kiến thức mang thai cũng rất hiệu quả trong việc giúp bà bầu thư giãn.
Bạn có thể đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên… Đây là những hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tâm sự để được chia sẻ
Khi mang thai, bà bầu rất hay gặp những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng, vì thế hãy chia sẻ điều đó với chồng hay với người thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.
Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với thai nhi. Do vậy, bạn nên chia sẻ những tâm sự vui, buồn của mình với người khác để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.
Chú ý trong ăn uống
Chế độ ăn của bà bầu cũng đóng vai trò không nhỏ đến việc tạo tâm lý thoải mái khi mang thai. Duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp bạn cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống. Tập luyện đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, yoga… vừa giúp thai phụ giữ vóc dáng, vừa giúp tinh thần được thoải mái. Tuy nhiên, không nên tập luyện tùy tiện, hãy làm theo sự hướng dẫn của các chuyên gia để giữ cân bằng tâm lý.
Sống lạc quan và luôn nở nụ cười
Tâm lý vui vẻ vừa có lợi cho sức khỏe của mẹ, vừa cải thiện lượng máu đưa đến phôi thai, giúp thai nhi phát triển tốt. Thay vì lo lắng về các vấn đề liên quan đến thai nhi trong bụng thì bạn nên nghĩ tích cực rằng em bé đang bình thường như bao bé khác.
76
Và luôn nhớ hãy cố gắng tìm cách giải quyết mọi vấn đề với thái độ thiện chí, luôn nở nụ cười cũng là cách sống lạc quan với mọi vấn đề.