Triển khai thực hiện các văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn xã phùng xá, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÙNG XÁ, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2. Thực trạng công tác quản lý di tích trên địa bàn xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội

2.2.2. Triển khai thực hiện các văn bản pháp lý

Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã ghi rõ nhiệm vụ trọng tâm là “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lược phát triển văn hóa. Tập trung toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và văn hóa phi vật thể; các loại hình nghệ thuật cổ truyền đặc sắc, văn hóa dân gian của từng địa phương, từng vùng văn hóa, từng vùng dân tộc; nghề thủ công truyền thống, lễ hội tiêu biểu, kho tàng Hán Nôm. Kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững”.

Để thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 4641/QĐ-UBND ngày 17/10/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nhằm cụ thể hóa quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội, ngày 31/12/2012, UBND huyện Thạch Thất có Kế hoạch số 1675/KH-UBND triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển văn hóa thành phố Hà Nội trên địa bàn huyện Thạch Thất đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030. Với quan điểm phát triển văn hóa huyện Thạch Thất gắn với phát triển văn hóa của thành phố Hà Nội, gắn với phát triển văn hóa của cả nước. Phát triển văn hóa là nền tảng xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của việc triển khai Chiến lược nhằm xây dựng văn hóa huyện Thạch Thất phát triển xứng tầm với vị thế là Thủ đô của đất nước, trung tâm văn hóa hàng đầu của khu vực, tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa, vừa tiên tiến, hiện đại, đa dạng về bản sắc văn hóa. Xây dựng môi trường đô thị, không gian văn hóa và các công trình văn hóa bảo đảm hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới. Bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa trên địa bàn huyện Thạch Thất gắn với văn hóa truyền thống của Hà Nội.

Hằng năm, trước và sau Tết Nguyên đán, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện ban hành văn bản gửi phường đôn đốc, tăng cường công tác quản lý lễ hội và các di tích lịch sử văn hóa.

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tham mưu cho UBND huyện Thạch Thất ban hành các văn bản về công tác quản lý Nhà nước, tăng cường các biện pháp bảo vệ di vật, cổ vật trong di tích trên địa bàn toàn huyện; các văn bản liên quan đến lĩnh vực được giao như: Công tác tu bổ, tôn tạo di tích, công tác lập hồ sơ xếp hạng di tích; giải quyết các đơn thư khiếu nại liên quan đến di tích (nếu có), các văn bản được ban hành đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể, cần thiết và tính khả thi cao, đúng thời gian quy định (đầu năm 2014 phòng Văn hóa và Thông tin huyện tham mưu trình UBND huyện ban hành Công văn số 41/UBND- VHTT ngày 16/01/2014 về việc tăng cường công tác quản lý di tích, lễ hội trên địa bàn huyện trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ 2014).

Song, để các văn bản này đi vào cuộc sống, đượ người dân đón nhận và thực hiện, công tác tuyên truyền, phổ biến những văn bản này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi, chỉ có thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ

biến người dân mới nắm được luật, thấy trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong việc bảo tồn các di tích LSVH, hiểu được giá trị, vai trò tích cực của chúng trong đời sống xã hội.

Với lợi thế là nơi có nhiều di tích lịch sử quý giá, công tác sử dụng, khai thác và tuyên truyền các giá trị của di tích phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân tại huyện Thạch Thất rất được coi trọng và được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau:

- UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức các cuộc vận động, tuyên truyền sâu rộng, quán triệt pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa đến các tổ chức đoàn thể xã hội và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của họ về giá trị của các di tích LSVH, từ đó khơi dậy ý thức của người dân đối với việc bảo vệ, gìn giữ các di tích LSVH tại địa phương.

- Phòng Văn hóa và Thông tin huyện biên tập bài viết tuyên truyền về Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật; giới thiệu, phản ánh những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong việc gìn giữ, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích LSVH và phát tin trên hệ thống đài phát thanh của các xã trong chuyên mục “văn hóa - xã hội”.

Công tác tuyên truyền đó đã bước đầu phát huy tác dụng. Nhận thức của cán bộ, nhân dân đã được nâng lên rõ rệt, bằng chứng là những năm gần đây các vụ xâm hại di tích giảm, tình trạng mất cắp cổ vật được ngăn chặn kịp thời, nhiều hộ gia đình tự giác không bán hàng trước cửa di tích, có những giám sát và báo cáo kịp thời với các cấp chính quyền về mọi trường hợp vi phạm di tích… Phần lớn các hộ dân xác định được di tích LSVH là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa quốc gia và dưới sự quản lý của Nhà nước, nhân dân cần gìn giữ để phục vụ cho sự phát triển

chung của xã, của huyện và của thủ đô và của đất nước. Nhân dân tự nguyện và hăng hái tham gia vào các hoạt động quản lý di tích LS-VH trên địa bàn mình sinh sống. Nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất cho công tác quản lý di tích LS-VH thật sự xác đáng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn xã phùng xá, huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)