ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số BIỂU HIỆN lâm SÀNG, xét NGHIỆ LIÊN QUAN đến hội CHỨNG TIÊU KHỐI u gặp TRONG các BỆNH LXM tại VIỆN HUYẾT học TRUYỀN máu TRUNG ƯƠNG (Trang 21 - 26)

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

- Tất cả bệnh nhân LXM được chẩn đoán LXM lần đầu và điều trị tại khoa Điều trị hóa chất , Viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương trong thời gian từ t7/ 2019- t7/ 2020

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân.

- BN được chẩn đoán theo tiêu chuẩn WHO 2016 . - Phân loại LXM tủy cấp theo FAB sửa đổi.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.

Các bệnh nhân LXM đã được chẩn đoán từ trước.

2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu.

Từ tháng 6/ 2019 đến T8/ 2020.

2.3. Địa điểm nghiên cứu.

Khoa điều trị hóa chất, Viện Huyết Học- Truyền máu Trung Ương.

2.4. Vật liệu nghiên cứu.

2.4.1. Bệnh phẩm.

• Lấy 2 ml máu tĩnh mạch cho vào 1 ống nghiệm nhựa có ẵn chất chống đông Natri Citrat 3.2% để lấy huyết tương làm các xét nghiệm ure, creatinin, phosphate, kali, calci, acid uric, LDH.

• Lấy 2ml máu tĩnh mạch cho vào ống nghiệm nhựa có sẵn chất chóng đông EDTA khô để đếm số lượng bạch cầu.

2.4.2. Phương tiện, dụng cụ nghiên cứu.

- Máy ghi điện tâm đồ.

2.5. Phương pháp nghiên cứu.

2.5.1. Thiết kế nghiên cứu.

- Mục tiêu 1: mô tả tiến cứu.

- Mục tiêu 2: nghiên cứu ngang phân tích.

2.5.2. Cỡ mẫu

2.5.3. Cách chọn mẫu.

- Chọn mẫu thuận tiện.

2.5.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu.

2.5.5. Quy trình nghiên cứu.

• Thời điểm vào viện bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, được chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng sau để chẩn đoán bệnh và thể bệnh:

- Với bệnh nhân vào viện lần đầu: làm xét nghiệm huyết tủy đồ.

Nhận định dòng tế bào ác tính dự trên hình thái tế bào học tiêu chuẩn FAB bổ sung.

- Xét nghiệm phân loại miễn dịch khi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán LXM cấp.

Bệnh nhân được chỉ định bộ xét nghiệm phân loại miễn dịch cơ bản bao gồm 12 marker (theo Hướng dẫn vè chỉ định xét nghiệm trong điều trị bệnh máu tại Viện Huyết Học- Truyền máu Trung Ương 2012): CD 34, HLA- DR, CD13, CD33, CD15, CD117, CD2, CD3, CD19, CD20, CD22, CD45.

- Khi có kết quả tủy đồ, phân loại miễn dịch nghi ngờ dòng tủy, bệnh nhân sẽ được tiếp tục chỉ định các marker sau.

Dòng tủy: MPO.

Dòng Mono: CD14, CD64.

Dòng hồng cầu: CD71.

Dòng mẫu tiểu cầu: CD41, CD61.

• Tất cả đối tượng nghiên cứu lúc vào viện : - Khám, đánh giá chỉ số ECOG.

- Các xét nghiệm (máu)sau:

Số lượng bạch cầu.

LDH.

Creatinin.

Ure, calci, kali, phospho.

• Trong quá trình nằm viện bệnh nhân được theo dõi:

Các chỉ số: WBC, LDH, Creatinin, Ure, Calci, Kali, Phospho máu mỗi 1- 3 ngày .

Làm điện tâm đồ nếu Kali máu >6 mmol/l hoặc Calci máu < 1,75 mmol/l.

* Sơ đồ nghiên cứu:

2.5.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng tiêu khối u.

- BN được chẩn đoán LTLS và CLTS theo nghiên cứu Howard và cộng sự 2011.

* Chẩn đoán LTLS: ≥2 trong số các bất thường chuyển hóa sau đây xảy ra đồng thời trong vòng 3 ngày trước và tối đa 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị:

+ Axit uric> 8,0 mg / dl (475,8 μmol / lít) ở người lớn hoặc trên giới hạn trên của phạm vi bình thường đối với tuổi ở trẻ em.

+ Phospho > 4,5 mg / dl (1,5 mmol / lít) ở người lớn hoặc> 6,5 mg / dl (2,1 mmol / lít) ở trẻ em.

+ Kali> 6.0 mmol / lít.

+ Canxi hiệu chỉnh <7,0 mg / dl (1,75 mmol / lít) hoặc canxi ion hóa

<1,12 mg/dl (0,3 mmol / lít).

Mức canxi được điều chỉnh (mg/ dl) = canxi đo được + 0,8 × (4 – albumin). (albumin tính bằng g/l).

* Hội chứng ly giải khối u lâm sàng đòi hỏi sự hiện diện của hội chứng ly giải khối u trong phòng thí nghiệm kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng sau:

+ Tổn thương thận cấp tính: tăng mức độ creatinine ít nhất 0,3 mg/ dl (26,5 μmol/ lít) hoặc thời gian thiểu niệu kéo dài từ 6 giờ trở lên.

+ Co giật.

+ Rối loạn nhịp tim.

+ Tử vong.

2.5.7. Các yếu tố nguy cơ hội chứng tiêu khối u.

• Tế bào u nhạy cảm với hóa chất

• Kích thước khối u lớn, đường kính > 10 cm, BC > 50 G/l, LDH trước điều trị > 2 lần giới hạn trên của chỉ số bình thường, thâm nhiễm nhiều cơ quan, xâm lấn tủy xương.

• Tốc độ tăng sinh tế bào ung thư nhanh

• Tăng acid uric máu hoặc phosphate trước điều trị (acid uric > 446 micromol/l)

• Có tổn thương thận từ trước.

• Thiểu niệu hoặc nước tiểu bị acid hóa.

• Mất nước, giảm thể tích tuần hoàn, bù dịch không đủ trong quá trình điều trị.

2.5.8. Các thông số thu thập trong nghiên cứu.

1. Đặc điểm lâm sàng:

• Tuổi.

• Giới.

• Thể bệnh.

• Bất thường điện tim do tăng K hoặc hạ Natri máu.

• Co giật.

• Đột tử

2. Xét nghiệm (lúc vào viện và 1-3 ngày trong quá trình nằm viện).

• Số lượng bạch cầu.

• LDH.

• Creatinin.

• Ure, calci, kali, phospho.

3. Các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện TLS.

• Tuổi.

• Giới.

• Chỉ số ECOG.

• Thể bệnh.

• Số lượng bạch cầu (lúc vào viện).

• LDH (lúc vào viện).

• Creatinin (lúc vào viện).

• Tình trạng suy thận từ trước.

• Điều trị dự phòng hội chứng tiêu khối u (có/ không).

• Phương pháp điều trị: điều trị triệu chứng/ điều trị hóa chất.

2.5.9. Kỹ thuật thu thập số liệu.

Khám, đánh giá, theo dõi triệu chứng lâm sàng kết hợp phân tích kết quả xét nghiệm.

Thu thập thông tin vào bệnh án nghiên cứu.

2.5.10. Sai số nghiên cứu.

- Sai số chọn.

- Sai số đo lường: do máy móc, hóa chất làm xét nghiệm.

2.5.11. Quản lý và phân tích số liệu.

Quản lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

- Tỷ lệ %, kiểm định , giá trị trung bình để đánh giá các biến số.

- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

- Tính tỷ suất chênh để, khoảng tin cậy (95% CI) để xác định các yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của TLS.

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.

- Nghiên cứu chỉ có mục đích duy nhất để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, vì lợi ích cao nhất của người bệnh.

- Mọi thông tin cá nhân của người bệnh được giữ kín.

- Nghiên cứu với tinh thần trung thực, nghiêm túc thực hiện các quy định và quy trình chuyên môn kỹ thuật.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số BIỂU HIỆN lâm SÀNG, xét NGHIỆ LIÊN QUAN đến hội CHỨNG TIÊU KHỐI u gặp TRONG các BỆNH LXM tại VIỆN HUYẾT học TRUYỀN máu TRUNG ƯƠNG (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w