CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO HẠN
1.4 Tổng quan về vùng nghiên cứu
Vùng Duyên hải Miền Trung có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp Lào và Tây Nguyên.
Toàn vùng có 14 tỉnh và thành phố bao gồm: các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và TP Đà Nẵng (hình 1.2).
37
Hình 1.2 Bản đồ vùng Duyên hải Miền Trung
Dải đất DHMT được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Địa hình miền Trung gồm 2 khu vực chính là Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây. Nơi giáp Lào có độ cao trung bình và thấp.
Riêng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ 1000-1500m. Khu vực miền núi Nghệ An - Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trường Sơn có địa hình rất hiểm trở, phần lớn các núi cao nằm rải rác ở đây. Các miền đồng bằng có tổng diện tích khoảng 6.200km2, trong đó đồng bằng Thanh Hoá do nguồn phù sa từ sông Mã và sông Chu bồi đắp, chiếm gần một nửa diện tích và là đồng bằng rộng nhất của Trung Bộ.
Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đông - Tây (trung bình 40-50 km), hạn hẹp
38
hơn so với Bắc Trung Bộ. Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi.
Xét chung, địa hình vùng DHMT có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ.
vùng DHMT là “mặt tiền” của Việt Nam nhìn ra biển Đông, các tỉnh Duyên hải Miền Trung có ưu thế rất quan trọng về kinh tế biển. Với nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú, nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đất, rừng, di sản văn hóa lịch sử... cho phép phát triển 5 lĩnh vực chủ yếu của kinh tế biển là: đánh bắt xa bờ;
khai thác tài nguyên khoáng sản; cảng biển và dịch vụ hàng hải; khu kinh tế, khu công nghiệp gắn liền với lợi thế cảng biển và du lịch biển đảo, gắn với văn hóa, lịch sử. Trong đó, du lịch là lĩnh vực tràn trề thế mạnh phát triển.
Khí hậu vùng DHMT được chia ra làm hai khu vực chính là Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Khu vực Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía Bắc đèo Hải Vân). Vào mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa. Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ. Đến mùa Hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp. Vùng Nam Trung Bộ (bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân). Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã. Vì vậy khi về mùa hè khi xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực.
Vùng DHMT chịu hậu quả to lớn của chiến tranh, chịu hậu quả khắc nghiệt của mưa bão, đã vậy còn là “máng xối” của dãy Trường Sơn, đất đai không phì nhiêu, không
39
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Cùng đó, vùng DHMT thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn của hiện tượng El Nino, vào mùa khô nhiều nơi trong vùng DHMT thường xảy ra hạn hán. Đặc biệt là các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận.