* Về phía giáo viên
Bản thân tôi nắm chắc các phương pháp rèn luyện thể lực cho trẻ, nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thể lực cho trẻ nên việc rèn thể lực cho trẻ được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao, tôi thấy mình thêm tự tin và sáng tạo trong khi tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ
Qua các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và qua kiểm tra thi đua cuối năm học của ngành, lớp được xếp loại Tốt.
* Về phía học sinh
Qua một thời gian tôi kiên trì thực hiện, đưa các trò chơi vào các hoạt động để giúp trẻ phát triển thể lực, đến nay trẻ lớp tôi đã đạt được kết quả sau:
100% trẻ khỏe mạnh, sạch sẽ, mạnh dạn, tự tin, biết lao động tự phục vụ bản thân, có thói quen vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi. Nắm chắc kiến thức yêu cầu của độ tuổi đề ra.
Trẻ được củng cố, rèn luyện các kỹ năng vận động, phát triển vận động cơ bản ( đi, chạy, nhảy…) hoặc vận động tinh ( cầm,nắm, ném…) Củng cố và phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, khéo cho trẻ. Có khả năng phản ứng nhanh, đúng theo tín hiệu. Đồng thời giáo dục trẻ ý thức tổ chức, biết hợp tác cùng bạn khi tham gia các hoạt động.
Qua việc cho trẻ tiếp xúc, tri giác với đồ dùng đẹp có màu sắc tươi sáng sẽ hình thành ở trẻ những bài học về cái đẹp cho trẻ.
Trẻ hứng thú vừa học vừa chơi, bố mẹ an tâm, tin tưởng khi thấy các con khỏe mạnh cơ thể cân đối, hài hòa.
* Về phía phụ huynh :
Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ, luôn quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình.
Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến hoạt động của con tại trường, yên tâm tin tưởng các cô khi gửi con đến lớp, phấn khởi khi thấy con em mình có thể lực và sức khỏe tốt.
Phần 3: KẾT LUẬN
1/ Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến:
Trò chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ.
2/ Hiệu quả thiết thực của sáng kiến được triển khai:
Trò chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực.
Trò chơi vận động không chỉ thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ mà nó góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan và tăng cường thể lực.
Thông qua vận động, giúp trẻ phát huy tính tích cực, tinh thần tập thể biết chia sẻ với bạn bè, có lòng dũng cảm, tính kiên trì và kỷ luật tốt
Trò chơi vận động làm tăng quá trình tuần hoàn hô hấp làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, tăng cường lực sống đem lại sự vui vẻ, thoải mái cho trẻ.
Trò chơi vận động góp phần nâng cao nhận thức còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Nội dung của các trò chơi vận động phong phú và phản ánh những hiện tượng đơn giản của cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hàng ngày rất gần gũi với cuộc sống của trẻ. Tên trò chơi hấp dẫn, hành động thỏa mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ, luật chơi, cách chơi khá đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, đồ dùng đồ chơi kèm theo cũng không đòi hỏi sự đầu tư kinh phí nhiều, có thể tận dụng đồ dùng vận dụng sẵn có xung quanh ta.
Trò chơi vận động có thể tổ chức ở mọi nơi mọi lúc nó ít bị gò bó.
Đối tượng tham gia chơi cũng linh hoạt có thể chơi một mình hoặc số đông.
Với kết quả đạt được của lớp 4 tuổi số 1 Trường Mầm non Hương Mạc 2 ở sáng kiến cho thấy nếu biết phối hợp các biện pháp tổ chức các trò chơi cho trẻ nói chung, trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng sẽ đạt kết quả tốt .
Bài học kinh nghiệm
Qua một thời gian thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và qua việc nghiên cứu đề tài này. Tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, gần gũi với trẻ, luôn tạo tâm thế thỏa mái, tự nhiên khi tham gia vận động.
Cần tổ chức thường xuyên cho trẻ chơi các trò chơi vận động, để phát triển thể lực cho trẻ.
Trước khi tổ chức cho trẻ chơi cần chuẩn bị địa điểm, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi thật đầy đủ
Khi cho trẻ chơi cần tìm hiểu kỹ nội dung cũng như cách chơi, luật chơi để từ đó chuẩn bị những yếu tố cần thiết khi tham gia chơi.
Giáo viên cần giáo dục trẻ những cảm xúc tích cực, bảo đảm sự sảng khoái, trạng thái vui tươi, phát triển khả năng vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực.
Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu, luôn phối hợp cùng giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ có thể lực tốt từ đó giúp cho sự phát triển toàn diện sau này của trẻ.
Những người lớn xung quanh nhất là các cô giáo, các bậc phụ huynh, các anh chị ở gia đình phải thật sự chú ý rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe trẻ.
Những kinh nghiệm của tôi rất đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng thực hiện được. Qua buổi họp chuyên môn trong khối, tôi đã đưa ra cùng đồng nghiệp thảo luận và đã được nhiều giáo viên áp dụng và cũng đã đạt được kết quả tốt
3. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Đề xuất BGH tổ chức nhiều hơn nữa các buổi thảo luận về chuyên môn, các hình thức tổ chức hoạt động để chị em học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn.Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ.
Ban giám hiệu cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ trong qua trình phát triển thể chất và có những biện pháp hữu hiệu để giáo viên thực hiện được tốt hơn.
Mỗi giáo viên phải có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc phát triển thể chất đối với quá trình hình thành nhân cách trẻ sau này
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc phát triển thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi vận động. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, các chị em đồng nghiệp để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động nhiều hơn nữa cho trẻ đạt kết quả cao hơn !
Phần 4 : PHỤ LỤC 1/ Tài liệu tham khảo:
- Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non 4- 5 tuổi - Sách hướng dẫn trò chơi vận động cho trẻ mầm non.
- Sách hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 2/ Biên bản họp hội đồng sáng kiến cấp cơ sở