III. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
5. Các quan điểm về CSTK
a) Chính sách tài khóa chủ quan.
b) Chính sách tài khóa tự động.
c) Chính sách tài khóa cùng chiều.
d) Chính sách tài khóa nghịch chiều./
a) Chính sách tài khóa chủ quan
• Quan điểm này cho rằng: Chính phủ nên chủ động tác động vào nền kinh tế bằng các chính sách tài khóa (Keynes).
• Cơ sở hoạch định chính sách
Dựa vào thực trạng của nền kinh tế thông qua sản lượng cân bằng Ye (Yt) so với sản lượng mục tiêu Yp./
Y1
AD1
E1
C+I+G+X-M
Y
0
AD0
45o
Yp
YP
AD2 E2
Y2
Khi Y1< Yp: Nền kinh kế đang suy thoái, thất nghiệp nhiều.
→Để ↑Y chính phủ thực hiện CSTK mở rộng.
Khi Y2> Yp: Nền kinh kế bị áp lực lạm phát cao.
→Để ↓Y chính phủ thực hiện CSTK thu hẹp.
Mục tiêu: Ổn định kinh tế vĩ mô Yp
a) Chính sách tài khóa chủ quan
• Khi nền kinh tế suy thoái: để tăng Y Chính phủ cần thực hiện
CSTK mở rộng tức là: - Tăng G, T = const
- Giảm T, G = const
- Tăng G & giảm T
• Khi nền kinh tế có lạm phát: để giảm Y Chính phủ cần thực
hiện CSTK thắt chặt tức là: - Giảm G, T = const
- Tăng T, G = const
- Giảm G & Tăng T
a) Chính sách tài khóa chủ quan
Định lượng cho chính sách tài khóa
• Nếu chỉ thay đổi G: ∆G = ∆AD = ∆Y/k
• Nếu chỉ thay đổi T: ∆T = ∆AD/ -Cm
• Nếu thay đổi cả G và T:
∆AD = ∆ADG + ∆ADT
∆AD = ∆G + (– Cm.∆T)
Ví dụ
Một nền kinh tế có các hàm số:
C = 100 + 0,75Yd X = 100 Yp = 1800 I = 200 + 0,05Y T = 40 + 0,2Y
M = 50 + 0,15Y G = 280 (Đvt: tỷ đồng) a) Xác định sản lượng cân bằng quốc gia?
b) Xác định chính sách tài khóa mà Chính phủ cần thực hiện để điều tiết nền kinh tế (định tính và định lượng)?
Một số khó khăn khi thực hiện chính sách tài khóa chủ quan
• Đòi hỏi phải dự báo đúng biên độ và thời gian kéo dài của chu kỳ kinh doanh → Việc dự báo đúng là không dễ.
• Phải tính đúng giá trị của số nhân → Không dễ có được số liệu chính xác.
• Không kịp thời hay các chính sách luôn có độ trễ của nó.
• Việc thực hiện chính sách thuế hoàn toàn không dễ dàng trong ngắn hạn.
b) Chính sách tài khóa tự động
• Theo quan điểm này, Chính phủ chỉ cần sử dụng những nhân tố ổn định tự động là CSTK tự động được thực hiện.
• Các nhân tố ổn định tự động trong nền kinh tế là:
– Thuế thu nhập lũy tiến – Trợ cấp thất nghiệp
• Thuế thu nhập lũy tiến: là thuế mà khi thu nhập càng cao
thì thuế suất phải nộp càng cao.
– Vd: Thuế thu nhập cá nhân.
• Trợ cấp thất nghiệp:
– Không có trợ cấp → Người tiêu dùng sẽ tăng tiết kiệm → Kinh tế càng suy thoái trầm trọng.
– Có trợ cấp → Người tiêu dùng sẽ không cắt giảm chi tiêu một cách quá đáng.
b) Chính sách tài khóa tự động
b) Chính sách tài khóa tự động
• Khi kinh tế suy thoái, Y↓, U↑:
Y↓→ Thu nhập giảm → Tx↓ (Thuế thu nhập) U↑→ Tr↑ (Trợ cấp thất nghiệp)
Tx↓, Tr↑ → Thuế ròng T đã tự động giảm.
• Khi nền kinh tế lạm phát cao, Y↑, U↓:
Y↑→ Thu nhập tăng → Tx↑ (Thuế thu nhập) U↓→ Tr↓ (Trợ cấp thất nghiệp)
Tx↑, Tr↓ → Thuế ròng T đã tự động tăng.
c) Chính sách tài khóa cùng chiều
• Chính sách tài khóa cùng chiều (chính sách tài khóa trong điều kiện cân bằng ngân sách – A.Smith):
Là chính sách mà khi mục tiêu của CP luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thay đổi như thế nào./
c) Chính sách tài khóa cùng chiều
Khi thay đổi G và T trong điều kiện ngân sách cân bằng
G = T Khi CP thay đổi ∆G = ∆T
∆AD = ∆ADG + ∆ADT = ∆G – Cm ∆T
= ∆T - Cm ∆T = (1 – Cm ).∆T
Vì 0<Cm<1 nên (1- Cm) > 0. Có 2 trường hợp xảy ra:
c) Chính sách tài khóa cùng chiều
• TH1: Nếu CP tăng T đồng thời tăng G để NSCB
∆T > 0 ∆AD > 0 : AD tăng Y tăng
• TH2: Nếu CP giảm T đồng thời giảm G để NSCB
∆T < 0 ∆AD < 0: AD giảm Y giảm
Mục tiêu CBNS này tốt hay xấu đến nền kinh tế phụ thuộc vào:
Yt trước thay đổi so với Yp và ∆Y nhiều hay ít.
• Tiếp tục ủng hộ quan điểm ngân sách của Keynes
• Ngân sách cân đối theo chu kỳ.
– Ngân sách nên thâm hụt trong thời kỳ suy thoái.
– Ngân sách phải thặng dư trong thời kỳ hưng thịnh
• Tạo ra khuynh hướng cân bằng ngân sách xét trong dài hạn./
d) Chính sách tài khóa nghịch chiều