Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LẬP ĐỀ TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học
Lứa tuổi HS tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Đây là lứa tuổi các em trở thành một hoc sinh ở trường phổ thông chứ không còn là một em bé mẫu giáo “học mà chơi, chơi mà học” nữa. Đó là một sự biến chuyển lớn rất quan trọng của lứa tuổi này.
Mục tiêu kiến thức Mục tiêu kĩ năng Mục tiêu thái độ Bước 1: Tìm đọc nội dung
bài toán tương tự bằng tiếng Anh
Bước 2: Phân tích mục tiêu bài toán
Bước 3: Xác định dạng bài toán
Bước 4: Thiết kế đề toán bằng tiếng Anh
Xác định thuật ngữ chính Tìm hiểu các cấu trúc câu chính
Phân tích cấu trúc bài toán Xác định dạng bài toán Chuẩn bị các thuật ngữ toán học bằng tiếng Anh
Đề toán thực hiện phép tính Đề toán có lời văn
Đây là giai đoạn HS bắt đầu tham gia vào hoạt động mang tính xã hội hóa mạnh mẽ để tiếp nhận hệ thống tri thức khoa học của loài người. Lứa tuổi này diễn ra một sự phát triển toàn diện về các quá trình nhận thức như sau:
- Tri giác của các em đã được phát triển hơn hẳn.Trẻ có khả năng định hướng tốt với các hình dạng và màu sắc khác nhau. Song sự tri giác ấy mới chỉ dừng lại ở mức nhận biết và gọi tên hình dạng và màu sắc. Trẻ chưa biết phân tách một cách có hệ thống bản thân các thuộc tính và phẩm chất của các đối tượng được tri giác. Sau quá trình học tập tại trường phổ thông khả năng phân tích và phân biệt các đối tượng đã được tri giác được phát triển mạnh mẽ và hình thành một dạng hoạt động mới là quan sát.
- Trí nhớ của các em đang phát triển mạnh. Ban đầu trẻ áp dụng phương pháp ghi nhớ đơn giản nhất là nhắc đi nhắc lại nhiều lần để ghi nhớ nguyên văn tài liệu. Sau đó, các em được dạy ghi nhớ có chủ định một cách lâu dài. Ghi nhớ máy móc dần dần tiến tới ghi nhớ có ý nghĩa dựa trên mối quan hệ lôgic của nội dung.
- Trí tưởng tượng của các em phát triển mạnh hơn và phong phú hơn. So với giai đoạn đầu khả năng tưởng tượng của trẻ khá nghèo nàn thì đến giai đoạn thứ hai, khi trẻ học lớp 2 lớp 3 thì khả năng tưởng tượng của trẻ tăng lên rõ rệt.
Trẻ có khả năng tạo những hình ảnh mà không cần có sự cụ thể hóa đặc biệt nhờ vào trí tưởng tượng hoặc những sơ đồ.
- Tư duy của các em phát triển rất nhanh. Giai đoạn đầu cấp tiểu, học tư duy của các em giống với tư duy của trẻ mẫu giáo. Sư phân tích tài liệu của lứa tuổi này chủ yếu diễn ra trong bình diện hành động trực quan. Nghĩa là trẻ chỉ có khả năng tư duy khi các đối tượng tác động trực tiếp đến trẻ. Khả năng khái quát hóa của trẻ giai đoạn này chủ yếu dựa trên những dấu hiệu sặc sỡ của đối tượng.
Giai đoạn cuối cấp tiểu học, tư duy của các em chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông HS tiểu học.
- Năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa đang phát triển mạnh. Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa phát triển dần theo lứa tuổi, đặc biệt HS lớp 4,5 các em bắt đầu biết khái quát hóa.
- Ngôn ngữ của các em có sự phát triển rõ rệt. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thực thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ.
- Căn cứ vào đặc điểm nhận thức, sự phát triển tâm sinh lý của HS tiểu học mà cấu trúc nội dung môn toán có sự phù hợp với từng giai đoạn phát triển của HS:
+ Giai đoạn đầu cấp (lớp 1, 2, 3)
HS bắt đầu tự chuyển hoạt động chủ đạo là hoạt động chơi mà học. Do đó, học tập trong giai đoạn này là “ học mà chơi, chơi mà học” học trong hoạt động và bằng hoạt động, nên việc tổ chức hoạt động trò chơi trong một giờ học toán ở giai đoạn này là hết sức cần thiết. GV cần phải đưa HS vào các tình huống hoạt động trong một giờ học toán tức là mọi HS đều phải được hoạt động (bằng tư duy, ngôn ngữ, hành vi).
Nhận thức của HS giai đoạn này chủ yếu là nhận thức cảm tính dựa vào các đồ vật gắn liền với đời sống hằng ngày của HS. Vì vậy, dạy học giai đoạn này nhất thiết phải sử dụng các yếu tố trực quan.
+ Giai đoạn cuối cấp (lớp 4, 5)
Nhận thức của HS ở giai đoạn này bắt đầu chuyển sang nhận thức lý tính trên cơ sở quan sát, phân tích, so sánh các sự vật và hiện tượng trong học tập và trong đời sống. Vì vậy, khi dạy học ở giai đoạn này cần giảm dần về thời gian sử dụng và mức độ trực quan của yếu tố trực quan.
Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động trò chơi trong một giờ học toán giai đoạn này là không bắt buộc, tuy nhiên nên khuyến khích việc tổ chức các hoạt động trò chơi mang tính trí tuệ, trò chơi xử lý tình huống trong học tập và trong cuộc sống.
Kết luận chương 1
Trong quá trình dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở tiểu học, kĩ năng lập đề toán có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hệ thống các bài toán phong phú, đáp ứng mục tiêu dạy học đề ra. Việc phát triển kĩ năng lập đề toán bằng tiếng Anh cho GV tiểu học tạo điều kiện cho GV nâng cao được năng lực sư phạm, tự tạo ra được những tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó, giúp HS phát triển được kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ học tập môn Toán.
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày một số khái niệm công cụ về kĩ năng và kĩ năng lập đề toán; phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc lập đề toán ở tiểu học, đề xuất được quy trình cũng như những yêu cầu khi lập đề toán bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu về đăc điểm nhận thức của HS tiểu học. Qua đó khẳng định ý nghĩa của kĩ năng lập đề toán bằng tiếng Anh của GV tiểu học. Để tìm hiểu rõ về thực trạng phát triển kĩ năng lập đề toán bằng tiếng Anh của GV tiểu học hiện nay, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng của GV một số trường tiểu học. Nội dung này được trình bày trong chương 2 của luận văn.