5.3. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ
5.3.1.2. Gánh nặng quá mức của thuế từ góc độ toàn thị trường
a./ Xây dựng đường cầu đền bù.
Như vậy, chỉ có phản ứng đền bù mới gây ra gánh nặng quá mức, nhưng các điểm trên đường cầu thông thường lại chỉ phản ánh sự thay đổi của lượng cầu nói chung khi có sự thay đổi giá, tức là phản ánh phản ứng chưa đền bù. Vì thế, nếu muốn xác định gánh nặng quá mức của thuế trên cả thị trường thì không thể sử dụng đường cầu thông thường được mà phải xây dựng một đường cầu đền bù là đường cầu cho biết mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu về một hàng hóa mà chỉ do hiệu ứng thay thế gây ra.
Vải (m) A H
Uii
Ui
G
Y2 E2
Y1
Y3
N
O X2
E1
E3
F I
X3 X1
D
Gạo (kg)
P ($)
Px(1+t)
E2
Px
Đường cầu đền bù
E2’
E1
Đường cầu thông thường
0 X2 X2’
X1 Gạo (kg)
Hình 5.15: Đường cầu thông thường và đường cầu đền bù
Hình 5.15, thể hiện cách xây dựng một đường cầu đền bù về hàng hóa thông thường từ đường cầu thông thường. Xuất phát từ điểm cân bằng ban đầu E1 tại Px và X1, hoàn toàn tương ứng với Px và X1 trong hình 5.13.
Khi giá gạo tăng lên đến Px(1+t) thì lượng cầu giảm xuống X2, do đó điểm E2 sẽ nằm trên đường cầu thông thường. Tuy nhiên, trong sự giảm cầu này, chỉ có giảm từ X3 xuống X2 trong hình 5.13 mới là phản ứng đền bù. Vì thế, tương ứng với điểm E2 trên đường cầu thông thường, điểm E2’ trên đường cầu đền bù chỉ phản ứng sự giảm cầu đúng bằng X2X3 mà thôi.
Như vậy, khi giá tăng thì lượng cầu giảm do phản ứng đền bù ít hơn so với do phản ứng chưa đền bù, nên đường cầu đền bù sẽ dốc hơn. Ngược lại, khi giá giảm, phản ứng chưa đền bù cũng bao gồm cả hiệu ứng thu nhập (lượng cầu tăng do thu nhập tăng) và hiệu ứng thay thế (lượng cầu tăng do giá tương đối của hàng hóa giảm) nên mức độ giảm cầu do phản ứng chưa đền bù cũng càng lớn hơn mức độ giảm cầu do phản ứng đền bù. Kết quả, đối với hàng hóa thông thường, đường cầu đền bù bao giờ cũng dốc hơn đường cầu thông thường.
b./ Xác định gánh nặng thuế quá mức dọc theo đường cầu đền bù.
Cho đến đây, khi phân tích về gánh nặng quá mức của thuế, chúng ta vẫn giả định rằng thuế đánh vào hàng hóa hoàn toàn do người tiêu dùng chịu. Nhưng trên thực tế, thuế này thường do cả người bán và người mua cùng chịu. Nếu vậy thì việc xác định gánh nặng thuế quá mức trên cả thị trường sẽ như thế nào? Hình 5.16 minh họa trường hợp đánh thuế vào người sản xuất một hàng hóa.
Đường cầu D0 là đường cầu thông thường và đường cầu Db là đường cầu đền bù về hàng hóa này. Cân bằng thị trường ban đầu tại điểm E1. Khi có thuế, đường cung dịch chuyển lên trên từ S0 lên ST. Cân bằng thị trường mới tại điểm E2 với giá người tiêu dùng phải trả là Pm và người sản xuất nhận được là Pb. Khi chưa có thuế, phúc lợi xã hội do thị trường này mang lại bằng thặng dư tiêu dùng (Diện tích tam giác E1MP0) cộng với thặng dư sản xuất (diện tích tam giác E1NP0) tức là bằng diện tích tam giác E1MN. Sau khi có thuế, phúc lợi xã hội sẽ bằng thặng dư tiêu dùng
cộng với thặng dư sản xuất và doanh thu thuế của Chính phủ. Do giá mà người tiêu dùng thực sự phải trả đã tăng lên đến Pm nên thặng dư tiêu dùng lúc này chỉ còn là tam giác E2MPm. Tương tự, giá mà người sản xuất thực sự nhận được là Pb nên thặng dư sản xuất chỉ còn là tam giác E3NPb. Doanh thu thuế của Chính phủ là hình chữ nhật PbPmE2E3. Vì thế, tổng phúc lợi xã hội sau thuế là diện tích NME2E3 ( tức là NME2E3 = E2MPm + E3NPb + PbPmE2E3)
P ($) M Pm
P0
ST
Db
E2
E2’
0
B A E1
Pb
E3
N
0 X2 X2’ X1
D0
Gạo (kg)
Hình 5.16: Gánh nặng quá mức của thuế do theo đường cầu đền bù
So sánh phúc lợi xã hội trước và sau thuế có thể thấy thuế đã làm tổng phúc lợi xã hội bị giảm đi một lượng tương đương với diện tích tam giác E1E2E3. Tam giác này chính là gánh nặng quá mức của thuế. Nó được chia làm hai phần: Diện tích E1E2B là gánh nặng quá mức về phía tiêu dùng, còn tam giác E1E3B là gánh nặng quá mức về phía sản xuất.
Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là nguyên tắc chung để xác định bất kỳ một gánh nặng quá mức nào của thuế. Cần nhớ rằng, gánh nặng quá mức nên được đo theo đường cầu đền bù chứ không phải đường cầu thông thường. Nếu lượng cầu giảm từ X1 xuống X2 do giá tăng gồm hiệu ứng thay thế (X1X2’
) và hiệu ứng thu nhập
(X2X2’
) thì thực chất gánh nặng quá mức về phía tiêu dùng chỉ là tam giác E1E2’
A và tổng tổn thất do thuế gây ra là diện tích E1E2’ABE3.
S
Trong trường hợp đơn giản, khi hiệu ứng thu nhập tương đối nhỏ thì có thể giả định đường cầu thông thường trùng với đường cầu đền bù và tam giác E1E2E3 được coi là tổng gánh nặng quá mức của thuế. Để đơn giản ta sử dụng giả định này khi tính toán gánh nặng thuế quá mức do thuế gây ra.
Tổn thất phúc lợi do thuế (W) là diện tích tam giác E1E2E3 và được tính toán bằng công thức sau:
ΔW
1 T ΔQ
1
T 2 Q 0
ε D ε S
2 2 P0 ε D ε S
Đây là công thức tổng quát để tính gánh nặng thuế quá mức của thuế đơn vị.