CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VỊ TRÍ CỬA LẤY NƯỚC VÀO SÔNG ĐÁY
3.5 Kiến nghị một số giải pháp nâng cao khả năng cấp nước mùa kiệt và thoát lũ cống Cẩm Đình
3.5.1 Các giải pháp phi công trình
a. Nạo vét đoạn kênh dẫn thượng lưu cống Cẩm Đình
Nạo vét đoạn kênh dẫn thượng lưu cống Cẩm Đìnhđể nâng cao năng lực hoạt động của các công trình cống Cẩm Đình. Hệ thống công trình qua nhiều năm khai thác kênh mương bị bồi lắng nhiều, đặc biệt khu vực đầu kênh dẫn đoạn tiếp giáp với sông Hồng, do vậy hàng năm cần được nạo vét thường xuyên để đảm bảo phục vụ sản xuất kịp thời. Kênh dẫn thượng lưu cống Cẩm Đình dài 600m từ cửa cống Cẩm Đình ra sông Hồng, bề rộng đáy kênh 22m,... Hiện nay, phần lòng dẫn đã bị đất cát bồi lắng tương đối lớn, lượng bùn cát bồi lắng trung bình so với thiết kế là 1,03m, khối lượng bùn cát bồi lắng sơ bộ 20.940 m3. Nguyên nhân do trong quá trình đưa nước từ sông Hồng vào sông Đáy lượng bùn cát hòa tan trong nước lớn, mặt khác do cống Cẩm Đình thường xuyên đóng để giữ nước trong kênh phục vụ sản xuất, dân sinh kinh tế nên nước bị giữ lại ở thượng lưu cống dẫn tới bùn cát lắng đọng tại thượng lưu cống Cẩm Đình càng lớn.Để kênh dẫn Cẩm Đình - Hiệp Thuận bảo đảm chủ động trong việc vận hành đưa nước sông Hồng vào sông Đáy phục vụ sản xuất và dân sinh kinh tế, Ban quản lý Công trình phân lũ sông Đáy Hà Nội đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho chủ trương lập dự án nạo vét và bố trí kinh phí để thực hiện việc nạo vét đoạn kênh dẫn thượng lưu cống Cẩm Đình (từ cửa lấy nước sông Hồng đến cống Cẩm Đình) trong năm 2016. Chính vì vậy việc đề xuất giải pháp nạo vét đoạn kênh dẫn thượng lưu cống Cẩm Đình là hợp lý và phù hợp với thực tiễn hiện nay.
b. Bảo vệ nguồn nước
Để phòng chống hạn hán trước hết phải bảo vệ được nguồn nước. Mặc dù tổng lượng nước hàng năm cơ bản không có thay đổi lớn nhưng sự phân phối giữa mùa mưa và mùa khô có sự thay đổi lớn. Bảo vệ nguồn nước bằng các chính sách là giải pháp điều chỉnh sự phân phối theo hướng giảm dòng chảy mùa lũ và tăng cường vào mùa kiệt bằng các giải pháp: Bảo vệ và trồng rừng; Quy hoạch phát triển và quản lý bền vững
136
tài nguyên nước; Tăng cường sử dụng nước hồi quy; Phân phối nguồn nước hợp lý; Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
c. Khai thác, sử dụng nước hợp lý
Việc khai thác, sử dụng nước chưa hợp lý; khai thác, sử dụng ở thượng lưu, chưa chú ý đầy đủ tới khai thác, sử dụng ở hạ lưu; quản lý, vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện còn chưa hợp lý, thường phải chú trọng một vài lợi ích chính, các lợi ích khác, có khi, có thời kỳ, bị xem nhẹ. Ngoài ra, do trên các lưu vực thường có hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa mà lại thiếu phối hợp nên luôn có tình trạng hồ trên tích được đầy nước thì hồ phía hạ lưu không còn đủ nước (Ví dụ như việc tích nước vào các hồ chứa ở Trung Quốc trên phần lưu vực sông Hồng thường làm giảm đáng kể nguồn nước về nước ta làm cho các hồ chứa rất khó khăn trong tích nước đầy hồ).Cần nghiên cứu và thực thi các giải pháp để chuyển từ cách quản lý truyền thống là “đáp ứng nhu cầu, cần bao nhiêu cấp bấy nhiêu” sang quản lý nhu cầu dùng nước; thực hiện quản lý các hồ chứa thủy điện, thủy lợi theo những giải pháp mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả tổng hợp của chúng, trước hết là xây dựng cơ chế phối hợp các Bộ, ngành và địa phương để tạo chuyển biến trong quản lý vận hành các hồ chứa để cấp nước cho hạ du.
d. Xây dựng quy trình quản lý vận hành cống lấy nước hợp lý
Việc quản lý và vận hành cống lấy nước một cách hợp lý cũng có thể hạn chế được sự bồi lắng trước cửa cống, cụ thể như sau:
Vào mùa lũ mực nước sông dâng cao, hàm lượng phù sa trong nước sông lớn. Nếu phải lấy phù sa cho đồng ruộng thì nên tập trung lấy vào đầu mùa lũ (lúc có lũ tiểu mãn) vì lúc này lòng kênh tại khu vực cửa chưa bị bồi lấp sẽ không xảy ra hiện tượng xói bùn cát đã bị bồi đưa vào sâu trong kênh, hơn nữa phù sa đầu vụ lũ thường giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho cây trồng. Mặt khác cũng nên hạn chế việc lấy phù sa xen kẽ trong thời gian lũ, vì lấy như vậy sẽ tạo điều kiện cho bùn cát ngày càng bồi sâu vào phía cửa cống.
Về mùa lũ khi lấy nước thì nên mở to cửa cống để tăng thêm lưu lượng qua cống tránh bồi lắng.
137
Lợi dụng độ chênh lệch mực nước thượng, hạ lưu cống khi mở cửa cống dùng sức nước để xói trôi bùn cát bị đọng lại trước cửa cống.
Về mùa mưa nên kết hợp với vấn đề chống úng trong lưu vực mở cửa cống để xả bùn cát bồi lắng ra sông.
Mặt khác khi dự án tiếp nước từ sông Tích vào sông Đáy cũng đã đáp ứng đủ được nhu cầu nước mùa kiệt và nhu cầu thường xuyên làm sống lại sông Đáy.
Cụ thể vận hành lấy nước mùa kiệt như sau:
Cống Cẩm Đình mở hoàn toàn âu thuyền, vận hành 2 cửa tầng dưới với các độ mở từ 0,5m đến 3,0m, đảm bảo lấy đủ lưu lượng thiết kế QTK=36,24m3/s khi mực nước sông Hồng 5,33m Zs 6,05m và ZTL> ZHL
Đảm bảo thông nước liên tục trên trục kênh dẫn Cẩm Đình-Hiệp Thuận-sông Đáy và Cống Hiệp Thuận mở hoàn toàn để đảm bảo lấy được nước.
Vận hành lấy nước thường xuyên trong mùa lũ
Khi dự báo trong 3 ngày tiếp theo không có mưa hoặc chỉ có mưa nhỏ trên lưu vực sông Đáy thì căn cứ vào mực nước sông Hồng để lấy nước vào sông Đáy. Cụ thể:
Khi mực nước sông Hồng 7,00m Zs 9,50m và ZTL>ZHL thì:
Cống Cẩm Đình mở 2 cửa tầng dưới cấp nước theo nhu cầu hạ du và khả năng lấy nước của cống; Đóng cửa âu thuyền và hai cửa tầng trên; Cống Hiệp Thuận mở hoàn toàn và khống chế mực nước hạ lưu cống Cẩm Đình 8,00m
Khi mực nước sông Hồng 9,5m Zs 13,0m; Cống Cẩm Đình mở 2 cửa tầng trên cấp nước theo nhu cầu hạ du và khả năng lấy nước của cống; Đóng cửa âu thuyền và hai cửa tầng dưới.Cống Hiệp Thuận mở hoàn toàn; Khống chế mực nước hạ lưu cống Cẩm Đình 8,0m
Khi mực nước sông Hồng Zs 13,10m cống Cẩm Đình mở 2 cửa tầng trên với các độ mở khác nhau để lấy nước; Đóng cửa âu thuyền và hai cửa tầng dưới; Cống Hiệp
138
Thuận đóng hoàn toàn; Mực nước trong kênh Cẩm Đình-Hiệp Thuận duy trì ở cao độ 9,00m; khi mực nước tại hạ lưu cống Cẩm Đình đạt cao độ +9,00 thì đóng cống.