Tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng được giải quyết

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

2.1. Tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường

Căn cứ theo Điều 41 Luật BVQLNTD, ngoài các tranh chấp đáp ứng ba điều kiện xét xử theo thủ tục tố tụng rút gọn, các tranh chấp tiêu dùng khác khi được đưa ra xét xử tại Tòa án sẽ áp dụng trình tự tố tụng như đối với giải quyết một vụ án dân sự thông thường. Có thể khái quát trình tự giải quyết

tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng tại Toà án bao gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến Tòa án 7

Khoản 1 Điều 41 Luật BVQLNTD quy định vụ án dân sự về BVQLNTD: “Vụ án dân sự về BVQLNTD là vụ án mà bên khởi kiện là người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD theo quy định của Luật này”. Theo đó, những chủ thể có quyền khởi kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là người tiêu dùng có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD được người tiêu dùng ủy quyền hoặc khởi kiện vì lợi ích công cộng.

Theo Khoản 1 Điều 190 BLTTDS 2015 thì đơn khởi kiện có thể được nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Toà án (nếu có). Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải nộp các chứng cứ có liên quan đến nội dung khởi kiện như các loại chứng cứ chứng minh mình đã mua hàng của doanh nghiệp bị kiện, các loại chứng cứ chứng minh mình bị thiệt hại, các loại chứng cứ chứng minh doanh nghiệp bị kiện đã có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tòa án sau khi nhận đơn khởi kiện sẽ ra thông báo nhận đơn gửi cho nguyên đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều 191 BLTTDS 2015.

Bước 2. Xử lý đơn khởi kiện8

Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 191 BLTTDS 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; b)

7 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015

8 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015

Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn; c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3. Thụ lý vụ án9

Trường hợp Toà án thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Đối với các vụ án dân sự tiêu dùng, Khoản 2 Điều 43 Luật BVQLNTD năm 2010 có quy định cho phép người tiêu dùng khi khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án. Tuy nhiên, trong trường hợp người tiêu dùng thua kiện thì nghĩa vụ nộp án phí, lệ phí vẫn phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Đối với tổ chức BVQLNTD, nếu khởi kiện với tư cách bảo vệ lợi ích công cộng thì cũng không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí, án phí.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.10

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán

9 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015

10 Khoản 1 Điều 196 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015

dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật này.11 Bước 4. Tiến hành hoà giải 12

Khác với các vụ án hình sự, đối với vụ án dân sự tiêu dùng, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của BLTTDS 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn13. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải, biên bản hòa giải thành có ký tên xác nhận của các bên là căn cứ để chấm dứt vụ án tranh chấp giữa thương nhân và người tiêu dùng.

Bước 5. Xét xử sơ thẩm

Trường hợp các bên hòa giải không thành, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trình tự phiên xét xử sơ thẩm được quy định tại Chương XIV BLTTDS 2015. Bản án sơ thẩm sẽ được Toà án chuyển tới các đương sự, cơ quan, tổ chức cá nhân khởi kiện và Viện Kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp14. Bản án sẽ có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu không có kháng cáo của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện và kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng

11 Khoản 2 Điều 197 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015

12 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015

13 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015

14 Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015

cấp; và 30 ngày kể từ ngày tuyên án nếu không có kháng nghị của Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp (Điều 271, Điều 273, Điều 278 và Điều 280 BLTTDS 2015 về thời hạn kháng cáo, thời hạn kháng nghị).

Bước 6. Xét xử phúc thẩm

Trường hợp không đồng ý với phán quyết của tòa án sơ thẩm, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm có quyền kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án (Điều 271 BLTTDS 2015). Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm (Điều 278 BLTTDS 2015). Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày:

hết thời hạn kháng nghị hoặc hết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo đã nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Đối với vụ án dân sự tiêu dùng, bên kháng cáo là người tiêu dùng thì tạm ứng án phí cũng được miễn.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)