Các chỉ số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm mô cứng và mô mềm tầng mặt dưới trên phim cephalometric của bệnh nhân sai khớp cắn loại II (Trang 25 - 35)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu

2.3.3.1. Các góc tương quan xương

- Góc SNA: tương quan theo chiều trước sau của xương hàm trên so với Nền sọ, giá trị Trung Bình là 82o ± 2o

- Góc SNB tương quan theo chiều trước sau của xương hàm dưới so với Nền sọ, giá trị Trung Bình là 80o ± 2o

- Góc ANB = SNA- SNB: đánh giá tương quan theo chiều trước sau giữa xương hàm trên và xương hàm dưới. [mục 1.6.6]

- Góc mặt phẳng cắn so với nền sọ (SN), giá trị trung bình 14o [Hình 1.4]

- Góc mặt phẳng hàm dưới (theo Steiner) so với nền sọ SN- GoGN: đánh giá tương quan hàm dưới với nền sọ trước, giá trị trung bình 32o.Góc này càng lớn thì hướng phát triển của HD càng theo hướng mở. [Hình 1.4]

- Góc mặt: góc giữa đường thẳng N- Pog và mặt phẳng FH, cho biết vị trí cằm theo chiều ngang. Góc mặt lớn có nghĩa cằm nhô ra trước. Góc nhỏ là cằm lùi sau. Giá trị trung bình 87o± 3o

Hình 2.1: Góc mặt [10]

2.3.3.2. Các góc tương quan răng

Hình 2.2: Các góc tương quan răng [10]

- Góc giữa 2 răng cửa: góc tạo bởi 2 đường thẳng đi qua trục của răng cửa trên và răng cửa dưới. Giá trị trung bình: 135,4o

- Góc của răng cửa dưới và mặt phẳng hàm dưới: tạo bởi mặt phẳng hàm dưới (Downs) và đường thẳng đi qua rìa cắn và cuống răng cửa hàm dưới.Trên lâm sàng, giá trị góc bằng giá trị đo được – 900. Giá trị trung bình 1,4o.

- Góc của răng cửa trên và mặt phẳng nền sọ: tạo bởi mặt phẳng S-Na và đường thẳng đi qua rìa cắn và chóp gốc răng cửa giữa hàm trên.Giá trị trung bình 104o.

Hình 2.3: Góc răng cửa trên và mặt phẳng nền sọ. [13]

- Khoảng cách AO – BO: hạ vuông góc từ điểm A,B trên xương hàm trên và xương hàm dưới xuống mặt phẳng cắn, tạo ra điểm AO và BO. Khoảng cách này có giá trị trung bình là -1mm ở nam giới và 0mm ở nữ giới.

Hình 2.4: Khoảng cách AO, BO [37].

2.3.3.3. Các chi số mô mềm.

a. Tỷ lệ của tầng mặt giữa với tầng mặt dưới.

Chiều cao tầng mặt giữa là khoảng cách từ điểm G đến Sn.

Chiều cao tầng mặt dưới là khoảng cách từ điểm Sn đến Me’.

Hai kích thước này do bằng cách hạ đường vuông góc đến mặt phẳng đứng dọc.

Tỷ lệ chuẩn: 1:1

Hình 2.5: Một số tỷ lệ mô mềm theo chiều đứng [2]

b.Độ nhô của mặt:

Xác định bằng góc tạo bởi đường Gl-Sn và Sn-Pog’. Góc tạo bởi 2 đường thẳng Gl-Sn và Sn-Pog’ xác định kiểu mặt. Mặt lồi nếu đỉnh góc quay ra ngoài, mặt lõm nếu đỉnh góc quay ra sau, mặt thẳng nếu 2 đường thẳng trùng nhau.

Giá trị trung bình 12o±4o.

Hình 2.6: Các dạng mặt nhìn nghiêng [21]

c. Góc của đường H

Đường H là đường tiếp tuyến của cằm và môi trên.

Góc của đường H là góc tạo bởi đường H và đường Na’-Pog’.

Giá trị bình thường từ 7o-15o

Hình 2.7: Góc của đường H [2]

Hình 2.8: Bảng đo lường góc của đường H (Nguồn: “Soft tissue Evaluation” [2]) d.Đường thẩm mỹ S

Là đường thẳng kẻ từ điểm nhô nhất phần mềm cằm đến trung điểm từ đỉnh mũi đến chân cánh mũi.Lý tưởng nhất là 2 môi tiếp xúc với đường S ở điểm nhô nhất.

Nếu cả hai môi đều nằm sau đường S thì khuôn mặt nhìn nghiêng quá phẳng/lõm.

Ngược lại khuôn mặt quá nhô.

Hình 2.9: Đường thẩm mỹ S [2]

e. Đường thẩm mỹ E

Từ đỉnh mũi đến phần nhô nhất của phần mềm cằm.

Bình thường môi trên sau đường E 4 mm, môi dưới sau 2mm.

Hình 2.10: Đường thâm mỹ E [2]

f. Tỷ lệ chiều cao môi trên và tầng mặt dưới. [Hình 2.5]

Chiều cao môi trên (Sn-Stm_s) thường xấp xỉ 1/3 chiều cao tầng mặt dưới.

g.Góc mũi môi:

Góc này bị ảnh hưởng bởi độ nghiêng của trụ mũi và độ ngả của răng cửa trên. Giá trị trung bình 102o± 8o

Hình 2.11: Góc mũi môi [2]

h.Độ nhô môi trên:

Là khoảng cách từ điểm Ls đến đường thẳng Sn-Pog’

Giá trị trung bình 3mm ± 1mm

Hình 2.12: Độ nhô môi và khoảng cách giữa 2 môi [2]

i. Độ dày môi trên:

Là khoảng cách theo chiều ngang từ điể nằm trên mặt ngoài xương ổ răng, ở phía dưới điểm A 2mm đến đường viền ngoài môi trên.

Hình 2.13: Độ dầy và độ căng môi trên [2]

j. Độ căng của môi trên:

Đo từ đường viền môi đỏ môi trên đến mặt ngoài răng cửa giữa hàm trên.

Thông số này xấp xỉ độ dầy môi trên (sai lệch 1mm). Nếu độ căng môi trên mà nhỏ hơn độ dầy môi trên thì được coi là bị căng quá.

k.Khoảng trống giữa 2 môi: (Interlabial gap)

Là Khoảng cách theo chiều đứng giữa môi trên và môi dưới, trung bình từ 0-3mm. [Hình 2.12]

l. Độ nhô môi dưới:

Là khoảng cách từ điểm Ls đến đường thằng Sn- Pog’. [Hình 2.12]

Giá trị trung bình 4mm±2mm m. Môi dưới đến đường H:

Môi dưới thường phải nằm trên đường H. Giới hạn bình thường: - 1mm đến 2mm.

n. Độ nhô cằm:

Là khoảng cách từ điểm B’đến đường thẳng Sn-Pog’

o. Chiều dài cằm-họng:

Là khoảng cách từ điểm CP đến điểm Gn’

Hình 2.14: Chiều dài cằm họng CP-Gn’

p.Góc giữa tầng mặt dưới-họng

Góc tạo bởi đường tiếp tuyến cằm và dường tiếp tuyến họng.

Hình 2.15: Góc giữa tầng mặt dưới và họng[2]

q.Độ dầy cằm [36]:

Độ dầy cằm được đánh giá ở 3 chỉ số: Pog-Pog’, Gn-Gn’, Me- Me’

Hình 2.16: Độ dầy cằm [36]

r. Thẩm mỹ khuôn mặt nhìn nghiêng:

Đánh giá ở 3 mức: Xấu, đẹp và trung bình. Đánh giá mang tính chủ quan của người làm nghiêng cứu.

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm mô cứng và mô mềm tầng mặt dưới trên phim cephalometric của bệnh nhân sai khớp cắn loại II (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w