2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.8. Các nội dung và thông số nghiên cứu
2.2.8.1. Các đặc điểm dịch tễ.
- Tuổi.
- Giới.
2.2.8.2. Lý do vào viện.
- Đau họng.
- Nuốt vướng.
- Ngủ ngáy.
- Hôi miệng.
2.2.8.3. Các triệu chứng cơ năng thường gặp.
- Đau họng - Nuốt vướng.
- Ngủ ngáy.
- Hôi miệng.
2.2.8.4. Điều trị trước phẫu thuật.
- Bác sĩ Tai mũi họng.
- Bác sĩ đa khoa.
- Tự điều trị.
- Không điều trị.
2.2.8.5. Mức độ quá phát của amidan.
2.2.8.6. Thời gian phẫu thuật.
Thời gian phẫu thuật (phút): Được tính từ lúc đặt mở miệng cho đến khi lấy hết mô amidan hai bên, cầm máu hoàn toàn.
2.2.8.7. Lượng máu mất trong phẫu thuật.
Ước lượng máu mất theo lượng máu thấm ướt gạc (1- 5ml).
2.2.8.8. Các biến chứng sau phẫu thuật.
a. Chảy máu sau mổ.
Chảy máu sau mổ bắt đầu tính từ sau khi rút ống nội khí quản, được đánh giá gồm có chảy máu sớm và chảy máu muộn. Theo phân loại của Windfuhr J [31].
- Chảy máu sớm (≤ 24h sau khi cắt amidan).
Thường xuất hiện 3 đến 4 giờ sau khi cắt amidan, bệnh nhân nhổ ra máu đỏ tươi liên tục, bệnh nhân có thể nuốt rồi nôn ra. Trước khi nôn, bệnh nhân thường có biểu hiện do mất máu: mặt tái xanh, toát mồ hôi, mạch nhanh và yếu, bệnh nhân dễ bị ngất (choáng).
- Chảy máu muộn (≥ 24h sau khi cắt amidan). Phân loại theo mức độ chảy máu và phương pháp can thiệp.
Nhẹ:
- Toàn thân: Không ảnh hưởng.
+ Da niêm mạc bình thường.
+ Mạch < 100 lần/phút.
+ Nhịp thở: 14-20 lần/phút.
+ Huyết áp bình thường.
- Tính chất chảy máu: Dây máu lẫn nước bọt, sau 3 giờ không tự cầm.
- Cận lâm sàng:
+ Hồng cầu: ≥ 4x1012/l + Hb > 90g/l
- Phương pháp can thiệp:
+ Bệnh nhân được chườm và ngậm nước đá.
+ Ép bông cầu thấm oxy già hoặc thấm AgNO3. Trung bình:
- Toàn thân: Ảnh hưởng ít.
+ Tinh thần bình thường.
+ Da niêm mạc nhợt tái, vã mồ hôi.
+ Mạch 100 - 200 lần/phút.
+ Nhịp thở: 20 - 30 lần/phút.
+ Huyết áp tối đa tụt ≥ 10 mm Hg.
- Tính chất chảy máu: Chảy máu từng đợt hay tia nhỏ rỉ rả.
- Cận lâm sàng:
+ 3,5 x1012/l ≤ hồng cầu < 4x1012/l.
+ Hb 70 - 90g/l
- Phương pháp can thiệp: Gây mê kiểm soát chảy máu.
+ Dùng đông điện cầm máu.
+ Khâu buộc điểm chảy máu.
+ Khâu ép trụ với cục gạc ở hốc amidan.
Nặng:
- Toàn thân:
+ Tinh thần hoảng hốt kích thích.
+ Da niêm mạc xanh nhợt.
+ Mạch > 120 lần/phút.
+ Nhịp thở: > 30 lần/phút.
+ Huyết áp tối đa giảm, gây shock mất máu.
- Tính chất chảy máu:
+ Chảy máu liên tục hay thành tia lớn.
+ Chảy máu tỏa lan toàn bộ hốc amidan.
- Cận lâm sàng:
+ Hồng cầu: < 3,5 x1012/l.
+ Hb < 90g/l
- Phương pháp can thiệp:
+ Thắt động mạch cảnh ngoài khi mọi biện pháp trên không hiệu quả.
b. Đánh giá mức độ đau và thời gian phục hồi.
- Bệnh nhân được đánh giá mức độ đau qua Thang điểm đau Numberical pain scale: Đây là công cụ đo mức độ đau dưới hình dạng là một đường thẳng nằm ngang dài 10 cm, các số 0-10 và hàng chữ bên dưới tương ứng với mức độ đau, bệnh nhân được đánh giá vào ngày 1, 2, 7 và 14 sau mổ, ghi lại mức độ đau mà bệnh nhân báo cáo để quyết định điều trị, theo dõi và so sánh giữa các lần khám.
Trong đó 0 điểm: Bình thường.
1-3 điểm: Đau nhẹ.
4-6 điểm: Đau vừa.
7-10 điểm: Đau nặng.
Hình 2.4. Thang điểm Numberical pain scale [23],[24].
+ Ngày 1: Đánh giá sau 6h sau khi mổ, là thời điểm bệnh nhân đã hết tác dụng giảm đau của thuốc giảm đau dùng trong và ngay sau mổ.
+ Ngày 2: Đánh giá mức độ đau khi bệnh nhân chưa uống thuốc giảm đau, thuốc giảm đau không được dùng thường quy mà dặn bệnh nhân chỉ khi đau vừa hoặc đau nhiều mới dùng (từ 5- 10 điểm độ đau). Nếu đau mức độ nhẹ, dặn bệnh nhân ngậm nước muối đá, nước muối lạnh (< 5 điểm độ đau).
- Số lần dùng thuốc giảm đau trong ngày.
- Thời gian dùng thuốc giảm đau (tính theo ngày).
c. Thời gian có thể ăn uống bình thường.
Được bệnh nhân hoặc người nhà ghi nhận thời điểm có thể ăn uống bình thường như trước mổ.
d. Đánh giá tình trạng tiến triển của hốc amidan sau phẫu thuật.
Dựa trên những quan sát về hốc amidan vào ngày 1, tái khám ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau phẫu thuật, chúng tôi đưa ra tiêu chuẩn đánh giá.
- Ngày thứ nhất:
+ Tốt: Giả mạc mỏng, màu trắng đều khắp hốc mổ.
+ Không tốt: Giả mạc dầy, màu đen xám không đều.
- Ngày thứ 7:
+ Tốt: Giả mạc bong được ≤ 50%, không chảy máu.
+ Không tốt: Giả mạc bong được ≤ 25% có chảy máu hoặc có nhiễm khuẩn hốc mổ.
- Ngày thứ 14:
+ Tốt: Giả mạc bong được 100%, không chảy máu, không sẹo co kéo hốc mổ.
+ Không tốt: Giả mạc bong được < 100% có chảy máu hoặc sẹo co kéo hốc mổ.
2.2.8.9. Chi phí.
Chi phí cho cuộc mổ tính theo giá của bệnh viện.