Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu điều TRỊ NHỒI máu não cấp BẰNG CAN THIỆP nội MẠCH ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ tại VIỆN TIM hà nội năm 2019 (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3 Quy trình nghiên cứu

Đột quỵ não cấp tính là bệnh lý đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa nhiều chuyên khoa khác nhau với mục tiêu rút ngắn thời gian cửa kim nếu có chỉ định can thiệp nội mạch. Vì thời gian là não lên đòi hỏi các bộ phận cùng được kích hoạt như một teamwork.

2.3.1 Khám lâm sàng Hỏi bệnh:

Xác định các dấu hiệu thần kinh khu trú xuất hiện đột ngột và tồn tại hơn 30 phút không có dấu hiệu tự thuyên giảm.

Xác định thời điểm khởi phát các dấu hiệu đột quỵ.

Hỏi các tiền sử bệnh tật liên quan: Loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, hút thuốc, đột quỵ não trước đó, động kinh, cơn hạ đường máu, tiền sử dị ứng thuốc và thức ăn ….

Khám bệnh:

Khám các dấu hiệu thần kinh khu trú.

Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn.

Tính điểm NIHSS tại thời điểm vào viện.

2.3.2 Thăm dò hình ảnh học não, mạch não

Nguyên tắc của thăm dò hình ảnh là rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ não cấp. Trong đột quỵ não cấp, thời gian là não lên các thăm dò hình ảnh không được làm chậm chễ tái tưới máu não.

Trong trường hợp bệnh nhân đột quỵ não cấp đến viện với khoảng thời gian từ khi khởi phát nằm gần gianh giới 4,5h, chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quan có thể được cân nhắc chỉ định sớm ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm sinh hóa nếu khai thác thấy tiền sử bệnh nhân không có bệnh lý thận mạn tính trước đó.

Chụp cộng hưởng từ mạch não và tưới máu não được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đến sau 6h theo kết quả nghiên cứu DAWN và DEFUSE 3.

2.3.3 Các xét nghiệm khác

Các xét nghiệm thường quy khác như công thức máu, sinh hóa máu, đông máu …được thực hiện sớm ngay khi bệnh nhân đang được làm các xét nghiệm hình ảnh học thần kinh.

2.3.4 Quy trình can thiệp nội mạch

Tuân theo quy trình can thiệp nội mạch đã được phê duyệt của Bộ Y tế

Sát khuẩn và gây tê chỗ chọc

Chọc kim và đặt ống vào lòng mạch Bước 1:

Chọc động mạch đùi, rồi đặt bộ mở vào lòng mạch 6 hoặc 8F.

Dùng chống đông trong can thiệp:

Tùy trường hợp

Nếu dùng thuốc tiêu sợi huyết đường động mạch đơn thuần thì không dùng Heparin.

Nếu dùng dụng cụ lấy huyết khối đơn thuần thì dùng chống đông: Heparin tiêm Bolus 2500UI. Sau đó duy trì bơm tiêm điện 500-700UI/giờ duy trì APTT gấp 1,5 đến 2 lần bình thường hoặc cứ mỗi tiếng tiếp theo bơm Bolus Heparin 1000UI/h.

Bước 2:

Kỹ thuật lấy huyết khối (có thể lựa chọn 1 trong 3 loại dụng cụ sau)

Dùng bộ dụng cụ hút huyết khối: vi ống thông đặt sát huyết khối. Có thể tiến hành bơm thuốc tiêu sợi huyết đoạn sau, trong và trước huyết khối với tổng liều 6mg.

Luồn dụng cụ khoan đẩy làm tan huyết khối, đồng thời nối bộ hút huyết khối. Thực hiện nhiều lần đến khi huyết khối tan hoàn toàn và lập lại lưu thông dòng chảy.

Dùng Khung giá đỡ loại Solitaire lấy huyết khối: đặt ống thông dẫn đường có kèm bóng hoặc không cỡ 6-8F vào mạch mang. Luồn vi ống thông Rebar đặt qua chỗ huyết khối. Luồn Solitaire mở tại phía sau đoạn có huyết khối, chờ 5-10 phút, tiến hành bơm bóng ở đầu ống thông và tiến hành kéo Solitaire. Chụp kiểm tra nếu đã tái thông thìdừng thủ thuật. Nếu chưa tái thông có thể làm lại 2-3 lần như trên.

Dùng bộ Mercie lấy huyết khối: ống thông 8F có bóng đặt vào mạch mang. Luồn vi ống thông xuyên qua chỗ huyết khối. Luồn bộ dụng cụ lấy huyết khối đẩy ra sau cục huyết khối, rồi tiến hành rút để cho huyết khối mắc vào trong rồi tiến hành bơm bóng, đồng thời rút lấy huyết khối vào trong ống thông.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu điều TRỊ NHỒI máu não cấp BẰNG CAN THIỆP nội MẠCH ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ tại VIỆN TIM hà nội năm 2019 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w