Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG SAU PHẪU THUẬT RUỘT NON ở TRẺ EM tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

− Mục tiêu 1: Mô tả loạt ca bệnh.

− Mục tiêu 2: Theo dõi dọc, tiến cứu.

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện.

2.3.3. Các chỉ tiêu, biến số nghiên cứu

2.3.3.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

− Tuổi thai

− Giới tính: nam, nữ

− Cân nặng lúc sinh, cân nặng lúc phẫu thuật

− Ngày nhập viện

− Tuổi ở thời điểm phẫu thuật cắt ruột

− Chẩn đoán: Chẩn đoán trước mổ, chẩn đoán trong và sau mổ

− Dị tật bẩm sinh kèm theo 2.3.3.2. Triệu chứng lâm sàng

− Các chỉ số nhân trắc: Cân nặng, chiều cao, vòng đầu

− Tình trạng dinh dưỡng: Không suy dinh dưỡng/suy dinh dưỡng vừa/suy dinh dưỡng nặng

− Tần suất tiêu thụ thực phẩm: Số lượng sữa, năng lượng 2.3.3.3. Triệu chứng cận lâm sàng

− Tổng phân tích máu ngoại vi: Hb, MCV, MCH, RDW, WBC, Neu%, Lym%, PLT (giới hạn bình thường ở trẻ em tham khảo phụ lục 5 )

− Sinh hóa máu: Albumin, protein, calci, 25-OHD, sắt huyết thanh, ure, creatinin, AST, ALT, bilirubin toàn phần, cholesterol, natri, kali (giới hạn bình thường ở trẻ em tham khảo phụ lục 5)

2.3.3.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ sau phẫu thuật cắt đoạn ruột non

− Xử trí trong phẫu thuât: Cắt van hồi manh tràng, không cắt van hồi manh tràng

− Đoạn ruột cắt bỏ: có van hồi manh tràng/ không có van hồi manh tràng, tá tràng/ hỗng tràng/ hồi tràng

− Cách thức phẫu thuật: nối 2 đầu ruột, đưa đầu ruột ra ngoài làm hậu môn nhân tạo

− Chiều dài ruột còn lại: tổng chiều dài, chiều dài tính từ góc Treizt

− Biến chứng: HCRN, không HCRN

 Định nghĩa một số biến Tuổi thai

Tuổi thai (GA-Gestational age) là tuổi tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh

cuối tới ngày trẻ được sinh ra. Ba phương pháp cơ bản được sử dụng để giúp ước tính tuổi thai (GA) là lịch sử kinh nguyệt, khám lâm sàng và siêu âm.

+ Tuổi thai theo truyền thống được ước tính từ ngày của kỳ kinh nguyệt cuối cùng cuối.

+ Ở những phụ nữ thụ thai theo các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, ngày chuyển phôi được xem là ngày mang thai chính xác.

+ Siêu âm thai kì

Khám lâm sàng hiện tại ít có giá trị trong chẩn đoán tuổi thai.

Trẻ được xem là đẻ đủ tháng khi chào đời trong khoảng thời gian từ 37 tuần 0 ngày đến 41 tuần 6 ngày; đẻ non khi tuổi thai < 37 tuần 0 ngày; và thai già tháng khi tuổi thai ≥ 42 tuần 0 ngày.

Tuổi của trẻ em

Tuổi sau sinh (PNA-Postnatal age) là tuổi theo thời gian tính từ ngày trẻ được sinh ra.

Tính tháng tuổi (đối với trẻ dưới 5 tuổi):

+ 0 tháng tuổi : Kế từ khi mới sinh đến trước ngày tròn tháng (từ 1 đến 29 ngày).

+ 1 tháng tuổi : Kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (từ 30 ngày đến 59 ngày).

+ 12 tháng tuổi: Từ tròn 12 tháng đến 12 tháng 29 ngày.

Tính năm tuổi:

+ 0 tuổi hay dưới một tuổi: Từ sơ sinh đến trước ngày đầy năm (tức là năm thứ nhất)

+ Một tuổi: Từ ngày tròn 1 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ hai (tức là năm thứ hai).

Tuổi hiệu chỉnh (CA) được tính bằng tuổi sau sanh trừ số tuần sinh thiếu trước 40 tuần.

Ví dụ: trẻ sinh non có tuổi thai 33 tuần. Hiện trẻ có tuổi sau sanh là 10

tuần. Tuổi hiệu chỉnh là 10 - (40- 33) = 3 tuần.

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng liên quan đến sự thiếu hụt, dư thừa hoặc mất cân bằng năng lượng và/hoặc chất dinh dưỡng hấp thu. Thuật ngữ suy dinh dưỡng đề cập đến 3 nhóm điều kiện:

+ Thiếu dinh dưỡng, bao gồm gầy mòn (cân nặng theo chiều cao thấp), thấp còi (chiều cao theo tuổi thấp) và nhẹ cân (cân nặng theo tuổi thấp).

+ Suy dinh dưỡng liên quan đến vi chất dinh dưỡng, bao gồm thiếu hụt hoặc dư thừa vi chất dinh dưỡng (thiếu vitamin và khoáng chất quan trọng)

+ Thừa cân, béo phì và các bệnh không truyền nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống (như bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một số bệnh ung thư).

Trẻ bị suy dinh dưỡng khi cân nặng theo tuổi mất đi trên 2 độ lệch chuẩn ( 2SD ) so với quần thể tham chiếu.

Phân loại theo WHO: (dựa chỉ tiêu cân nặng /tuổi) + Không suy dinh dưỡng: > - 2SD

+ Suy dinh dưỡng độ vừa: - 2SD đến -3SD + Suy dinh dưỡng độ nặng: > 3SD

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG SAU PHẪU THUẬT RUỘT NON ở TRẺ EM tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w