CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH SẢN XUẤT BIA
2.3 Đề xuất hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy bia Việt Đức
2.3.1 Đặc tính nước thải nhà máy bia Việt Đức
Bảng 2.3: kết quả quan trắc nước thải nhà máy bia Việt Đức so với giá trị C QCVN
TT Thông số Đơn vị Kết quả
Giá trị C QCVN 24:2009/BTNMT
A B
1 Nhiệt độ oC 40 40
2 pH - 6,9 6-9 5,5-9
5 BOD5 mg/l 768 30 50
6 COD mg/l 1280 50 100
7 Chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l 180 50 100
8 Tổng Nitơ mg/l 40 15 30
9 Tổng Phôtpho mg/l 15 4 6
10 Coliform MPN/100ml 10000 3000 5000
(Kết quả quan trắc ngày 20/5/2018, tại cống thải nhà máy bia Việt Đức)
So sánh kết quả phân tích nước thải của nhà máy Bia Việt Đức so với cột A - QCVN 24:2009/BTNMT cho thấy các chỉ tiêu (BOD, COD, tổng P và Colifom,…) vượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể: BOD vượt 25,6 lần; COD vượt gần 25,6 lần; tổng P vượt 3,75 lần; tổng Nito vượt 2,7 lần và ColiForm vượt 3.3 lần. Với đặc trưng là ô nhiễm nguồn chất hữu cơ cao thì phương pháp xử lý thích hợp là phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. Nước thải sau khi xử lý cần phải đạt tiêu chuẩn loại B (xả vào nguồn nước không sử dụng cho mục đích sinh hoạt) theo QCVN 24: 2009/BTNMT (quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp).
2.3.2 Đề xuất hệ thống xử lý
Do có hàm lượng chất hữu cơ cao, cặn lơ lửng lớn, nước thải nhà máy bia Việt Đức cần được xử lý trước khi xả thải ra môi trường, tỉ lệ BOD5/COD khoảng 0,6 thích hợp cho quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học. Chúng ta dùng công nghệ kị khí để xử lý một lượng
GVHD: Th.S. Mạc Duy Hưng 36 SVTH: Trần Ngọc Sơn lớn chất hữu cơ, sau đó kết hợp với công nghệ xử lý hiếu khí để xử lý hoàn toàn lượng chất hữu cơ còn lại, đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN24:2009/BTNMT.
Kết hợp 2 bậc:
Bậc 1: xử lý yếm khí
Hàm lượng BOD5 ban đầu trong nước thải cao (>500 mg/l) phù hợp với xử lý yếm khí hơn.
Trong phân hủy yếm khí, phần lớn chất hữu cơ được phân hủy thành các khí bởi vậy lượng bùn phát sinh nhỏ hơn nhiều so với xử lý hiếu khí. Bùn phát sinh do phân hủy yếm khí ít hơn, nhầy hơn, dễ dàng tách nước hơn so với bùn hiếu khí.
Trong nước thải có nhiều chất hữu cơ không tan hoặc ở dạng khó chuyển hóa, chỉ có thể phân hủy bằng phương pháp yếm khí.
+ Xử lý yếm khí còn có nhiều ưu điểm như: Ít tốn năng lượng cho sục khí như xử lý hiếu khí, khí metan tạo ra có thể dùng làm nguồn nhiên liệu, chi phí xử lý thấp…
+ Nhưng nó cũng còn những hạn chế như: Thời gian xử lý dài, Không phân hủy được triệt để các chất hữu cơ như phân hủy hiếu khí (BOD của nước thải sau xử lý yếm khí chỉ giảm xuống được 80mg/l), ít khử được Nitơ.
Bậc 2: Xử lý hiếu khí Thời gian xử lý nhanh
Tăng hiệu quả xử lý chất hữu cơ (giảm BOD xuống đạt tiêu chuẩn) Khử nitơ hiệu quả hơn
Do công đoạn xử lý bậc 1 đã giảm cơ bản hàm lượng chất hữu cơ (90-95%) nên cũng khắc phục được hạn chế của xử lý hiếu khí ở công đoạn 2 là lượng bùn phát sinh giảm đáng kể.
GVHD: Th.S. Mạc Duy Hưng 37 SVTH: Trần Ngọc Sơn
Thiết kế hệ thống.
Hình 2.2: Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia Việt Đức Nước thải đầu vào
Song chắn rác
Bể điều hòa Bể UASB
Bể Aeroten
Bể lắng
Bể khử trùng
Nước thải đầu ra Bể nén bùn BTH
Hóa chất
Đường nước Đường dẫn khí
Đường dẫn hóa chất
Đườngdẫn bùn tuần hoàn Hố thu gom
Sục khí
Bùn dư
GVHD: Th.S. Mạc Duy Hưng 38 SVTH: Trần Ngọc Sơn Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Vì lưu lượng nước thải lớn và hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp SS=180mg/l, cho nên nước thải chảy qua các ống thu gom nước thải của từng bộ phận sản xuất cũng như các bộ phận có phát sinh nước thải, về tại địa điểm xử lý. Tại đây có đặt một song chắn rác, nhằm loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trước khi vào hố thu gom, sau khi vào hố thu gom nước thải được trộn đều nồng độ ô nhiễm và sẽ được dẫn đến bể điều hòa, tại đây giữ lại những tạp chất có kích thước nhỏ hơn.
Sau đó được bơm tới bể UASB, tại đây lượng ô nhiễm hữu cơ trong nước thải sẽ bị phân hủy kị khí. Sau khi qua bể UASB nước thải được dẫn qua Aeroten. Nước thải sau khi qua bể Aeroten, đã xử lý được lượng ô nhiễm hữu cơ còn lại. Sau đó nước thải được dẫn đến bể lắng để lắng những bông bùn còn sót lại trong quá trình xử lý vi sinh. Trước khi nước được thải ra ngồi môi trường, dẫn đi qua bể khử trùng để khử mùi hôi, và màu. Bùn từ bể lắng, bể Aeroten và bể UASB được dẫn tới bể nén bùn, trước khi xe đến vận chuyển.
GVHD: Th.S. Mạc Duy Hưng 39 SVTH: Trần Ngọc Sơn CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ