1.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Mục đích thưc nghiệm: Tích hợp GDMT địa phương thông qua môn TN – XH lớp 3 cho HS Tiểu học Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
Nội dung thưc nghiệm: GDMT địa phương tại Tiểu học Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vào bài học : “Lá cây”
Tổ chức thưc nghiệm
Thời gian thực nghiệm : từ tuần 24 đến tuần 30 năm học 2018 – 2019
Địa bàn thực nghiệm: Trường Tiểu học Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 3A và lớp 3B trường Tiểu học Mường Tè - Mường Tè – Lai Châu. Số lượng HS tham gia thực nghiệm :
- Lớp thực nghiệm : 20 HS – Lớp 3A - Lớp đối chứng : 20 HS – Lớp 3B Phương pháp tiến hành thực nghiệm
Lập 2 kế hoạch bài học cụ thể. Sau đó phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp 3A - lớp thực nghiệm về cách thức tổ chức dạy học và những nội dung của hai bài dạy thực nghiệm sau đó nhờ họ tiến hành thực nghiệm. Từ đó, cùng GV chủ nhiệm đánh giá kết quả học tập của HS.
Phương pháp đánh giá
- Tiến hành 2 bài kiểm tra (cùng một đề) trước và sau khi dạy thực nghiệm để
kiểm tra sự tiến bộ của HS sau khi được tham gia học tập.
- Dùng thang điểm 10 để đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS.
- Cách xếp loại : Loại giỏi (9-10 điểm), Loại Khá (7-8 điểm), loại Trung Bình (5-6 điểm), loại yếu (dưới 5 điểm)
- Đối chiếu so sánh kết quả trên 3 mặt kiến thức, kỹ năng , thái độ của lớp 3A và 3B. Cách chấm điểm cụ thể như sau:
+ Câu 1: Kiểm tra kiến thức: 10 điểm. (chọn mỗi ý được 2 điểm) + Câu 2,4: Kiểm tra kỹ năng: 10 điểm
• Câu 2: Chọn ý c được 3 điểm, hai ý còn lại mỗi ý được 1 điểm
• Câu 3: Nói được đúng tên loại lá được 2,5 điểm, chỉ ra được đặc điểm của loại lá được 2,5 điểm
+ Câu 3: Kiểm tra thái độ: 10 điểm (Chọn ý a, b chỉ được 2 điểm/1 ý, chọn ý c được 6 điểm
- Đối chiếu so sánh kết quả trên 3 mặt kiến thức, kỹ năng , thái độ của lớp 3A và 3B tại Trường Tiểu học Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
1.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm
1.2.1. Đánh giá kết quả kết quả trước thực nghiệm
Mục đích: Nhằm xác định trình độ ban đầu của HS ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, sự tương quan giữa các trình độ đó.
Nội dung kiểm tra
- Nội dung GDMT có liên quan đến vấn đề MT ở địa phương.
- Nội dung kiểm tra trên cả 3 mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Phương pháp đánh giá - Phân tích - so sánh
- Sử dụng toán thống kê để tính tỷ lệ giỏi, khá, trung bình, yếu (cách cho điểm theo thang đánh giá) của từng lớp, tính giá trị trung bình cộng của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Kết quả.
a. Kết quả kiểm tra kiến thức trước thực nghiệm (Bài kiểm tra phần phụ lục ) Bảng 1: Kết quả kiểm tra kiến thức trước thực nghiệm
Lớp
Số
HS Tần số kiểm tra cụ thể
Điểm TB cộng 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
Lớp 3A (Lớp thực nghiệm) 20 0 0 5 5 2 3 2 3 0 0 5,95%
Lớp 3B (Lớp đối chứng) 20 0 0 6 5 2 5 2 0 0 0 6,4 % Qua kết quả kiểm tra thực nghiệm chúng tôi nhận thấy:
Số HS đạt điểm khá ở lớp thực nghiệm chiếm 50%, ở lớp đối chứng là 55%, số HS đạt điểm trung bình dao động từ 25% (lớp thực nghiệm) đến 35% (lớp đối chứng). Điểm trung bình cộng của hai lớp chỉ đạt trung bình khá dao động từ 5,95%
(lớp thực nghiệm) đến 6,4% (lớp đối chứng) . Kết quả kiểm tra kiến thức của hai lớp là trung bình và khá cao hơn nghiêng về lớp đối chứng.
b. Kết quả kiểm tra kỹ năng trước thực nghiệm (Bài kiểm tra phần phụ lục) Bảng 2: Kết quả kiểm tra kỹ năng trước thực nghiệm
Lớp
Số H S
Tần số kiểm tra cụ thể
Điểm TB 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 cộng
Lớp 3A (Lớp thực nghiệm) 20 0 0 3 4 5 4 3 1 0 0 5,85%
Lớp 3B (Lớp đối chứng) 20 0 0 3 4 6 4 2 1 0 0 6,45 %
Qua kết quả kiểm tra thực nghiệm chúng tôi nhận thấy kỹ năng của hai lớp đạt loại trung bình. Điểm trung bình cộng của hai lớp chỉ đạt trung bình dao động từ 5,85% (lớp thực nghiệm) đến 6,45% (lớp đối chứng). Kết quả kiểm tra kỹ năng nghiêng về lớp đối chứng.
c. Kết quả kiểm tra thái độ trước thực nghiệm
Bảng 3: Kết quả kiểm tra thái độ trước thực nghiệm Lớp
Số H S
Tần số kiểm tra cụ thể
Điểm TB 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 cộng
Lớp 3A (Lớp thực nghiệm) 20 1 4 3 2 5 5 0 0 0 0 6,75%
Lớp 3B (Lớp đối chứng) 20 0 5 4 3 4 4 0 0 0 0 7,1 %
Thái độ của HS đạt ở mức trung bình khá biểu hiện rõ nét ở:
+ Điểm trung bình cộng của HS dao động từ 6,75% (lớp thực nghiệm) đến 7.1% (lớp đối chứng). Điểm cao hơn nghiêng về lớp đối chứng.
Tóm lại, qua kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 lớp ở mức trung bình và tỷ số cao hơn nghiêng về lớp đối chứng.
1.2.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm
Mục đích: Thông qua việc so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm, để đánh giá tính khả thi và hợp lý của các biện pháp GDMT. Sự so sánh thể hiện ở ba tiêu chí:
- Trung bình cộng
- Tỷ lệ điểm giỏi, khá, trung bình và yếu.
- Độ lệch chuẩn
Nội dung : Nội dung GDMT trên cả ba mức độ: kiến thức, kỹ năng và thái độ hành vi được thực hiện qua các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDMT.
Phương pháp đánh giá.
- Phân tích - so sánh
- Sử dụng toán thống kê tính tỷ lệ điểm giỏi, khá, trung bình, yếu (cách cho điểm theo thang đánh giá) của từng lớp, tính giá trị trung bình cộng của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Đánh giá kết quả
a) Kết quả về kiến thức sau thực nghiệm
Bảng 4: Kết quả kiểm tra kiến thức sau thực nghiệm Lớp
Số
HS Tần số kiểm tra cụ thể
Điểm TB
cộng 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
Lớp 3A (Lớp thực nghiệm) 20 1 4 5 5 2 3 0 0 0 0 7,4%
Lớp 3B (Lớp đối chứng) 20 1 1 3 6 6 3 0 0 0 0 6,8 % Qua thực nghiệm chúng tôi thấy điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm (7.4%) cao hơn lớp đối chứng (6,8%).Tỷ lệ điểm của lớp thực nghiệm chủ yếu nằm ở mức độ khá và giỏi, không có điểm yếu.Điểm của lớp đối chứng tỷ lệ lớn nằm ở mức trung bình và khá, không có điểm yếu.
So sánh kết quả về kiến thức của lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm:
Điểm trung bình cộng tăng lên đáng kể từ 5,95% trước thực nghiệm lên 7,4% sau thực nghiệm. Tỷ lệ điểm Giỏi tăng từ 0% lên đến 25%, tỷ lệ điểm yếu giảm từ 25%
xuống 0%. Qua phần kiểm tra kiến thức chúng tôi nhận thấy các em đã có những kiến thức cơ bản về lá cây trong tự nhiên nói chung và hệ thống thực vật ở địa phương – xã Mường Tè nói riêng.
b) Kết quả về kỹ năng sau thực nghiệm
Bảng 5: Kết quả kiểm tra kỹ năng sau thực nghiệm Lớp
Số H S
Tần số kiểm tra cụ thể
Điểm TB 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 cộng
Lớp 3A (Lớp thực nghiệm) 20 2 3 5 4 3 3 0 0 0 0 7,4%
Lớp 3B (Lớp đối chứng) 20 1 1 3 4 7 4 0 0 0 0 6,65%
Điểm trung bình cộng giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự chênh lệch từ 6.65% (lớp đối chứng) lên 7.4% (lớp thực nghiệm). Về tỷ lệ điểm: Lớp thực nghiệm tỷ lệ điểm khá, giỏi chiếm tỷ lệ lớn (25% điểm giỏi và 45% điểm khá), Điểm trung bình chiếm 35%, không có điểm yếu. Lớp đối chứng tuy điểm yếu không còn nhưng tỷ lệ điểm giỏi rất thấp, tỷ lệ điểm khá và trung bình vẫn chiếm phần rất lớn.
So sánh kết quả về kỹ năng của lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm:
Điểm trung bình cộng về kỹ năng tăng lên đáng kể từ 5,85% lên 7,4%. Về tỷ lệ điểm giỏi cũng tăng lên từ 0% trước thực nghiệm lên 25% sau thực nghiệm, tỷ lệ điểm khá tăng từ 35% trước thực nghiệm lên 45% sau thực nghiệm, tỷ lệ điểm trung bình giảm từ 45% trước thực nghiệm xuống 35% sau thực nghiệm, và đặc biệt tỷ lệ điểm yếu giảm từ 20% xuống 0%.
c) Kết quả về thái độ sau thực nghiệm
Bảng6 : Kết quả kiểm tra thái độ sau thực nghiệm
Số Điểm
Lớp H S
Tần số kiểm tra cụ thể TB 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 cộng
Lớp 3A (Lớp thực nghiệm) 20 3 3 4 3 5 2 0 0 0 0 7,5%
Lớp 3B (Lớp đối chứng) 20 1 4 4 3 4 4 0 0 0 0 7,15 %
Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy điểm trung bình cộng của hai lớp có sự
thay đổi và nghiêng về lớp thực nghiệm 7,5% còn lớp đối chứng chỉ có điểm trung bình cộng là 7,15%. Tỷ lệ điểm giỏi của lớp thực nghiệm là 30% cao hơn lớp đối chứng 25%. Điểm cao nghiêng về phía lớp thực nghiệm.
So sánh kết quả về thái độ của lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm:
Điểm trung bình cộng có sự thay đổi đáng kể tăng từ 6,75% trước thực nghiệm lên 7,5% sau thực nghiệm. Tỷ lệ điểm Giỏi tăng từ 25%trước thực nghiệm lên 30%. Tỷ lệ điểm khá tăng từ 25% trước thực nghiệm lên 35% sau thực nghiệm, tỷ lệ điểm trung bình giảm từ 50% trước thực nghiệm xuống 35% sau thực nghiệm.Và đặc biệt tỷ lệ điểm Yếu sau thực nghiệm chỉ còn 0%.
1.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Như vậy, sau tiến hành thực nghiệp chúng tôi nhận thấy HS lớp thực nghiệm có sự thay đổi rõ ràng về thái độ và hành vi. Còn lớp đối chứng thì hầu như không có sự thay đổi.
Dựa vào kết quả phân tích trên cả ba mặt : Kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi thông qua việc giảng dạy môn TN – XH cho học sinh lớp 3 chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Kết quả kiểm tra cho thấy HS lớp 3 có sự thay đổi tích cực sau khi tiến hành thực nghiệm.
- Qua thực nghiệm còn cho thấy HS có thái độ học tập rất nghiêm túc, thể hiện rõ ràng sự phấn khởi khi tự mình được tìm hiểu về môi trường động vật và thực vật.
Tóm lại, qua việc tiến hành thực nghiệm lớp 3A và 3B trường Tiểu học Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã mang lại hiệu quả rất cao trong công tác GDMT địa phương.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tóm lại, Giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn Tự nhiên - Xã hội cho học sinh lớp 3 Tiểu học Mường Tè, huyện Mường Tè đã được các thầy cô giáo quan tâm và tích hợp trong giảng dạy. Thực nghiệm giáo dục cho thấy việc đưa những nội dung GDMTĐP vào giảng dạy là rất hiệu quả.